1500 Câu hỏi Nghành Điện

 

18 – 4 – 1
Hỏi: Tại sao phải căn cứ vào điện áp của thiết bị điện cao hay thấp để chọn đồng hồ mê ga ôm điện áp khác nhau để đo điện trở cách điện của nó?
Đáp: Nếu dùng đồng hồ mê ga ôm điện áp thấp để đo điện trở cách điện của thiết bị cao áp thì do cách điện tương đối dày, điện áp phân bố trên chiều dài đơn vị tương đối nhỏ, không thể hình thành cực hóa môi chất, tác dụng điện giải đối với hơi ẩm cũng yếu, số liệu đo được không thể phản ánh tình hình chân thực. Ngược lại dùng đồng hồ mê ga ôm cao áp để đo điện trở cách điện của thiết bị điện áp thấp thì rất dễ đánh thủng cách điện. Vì thế, khi đo điện trở cách điện của thiết bị điện, nói chung qui định dưới 1000V thì dùng đồng hồ MΩ 500V hoặc 1000V, trên 1000V thì dùng đồng hồ MΩ 1000V hoặc 2500V.

18 – 4 – 2
Hỏi: Trên đồng hồ mê ga ôm có 3 trụ đấu dây: một cái đấu “dây pha”, một cái đấu “dây đất” một cái nữa dùng làm gì?
Đáp: Dùng đấu nối dây chắn. Khi đầu đấu dây của vật cần đo thử, do bẩn, ẩm ướt sinh ra dòng điện rò bề mặt, đấu dây chắn vào có thể giảm sai số đo, đo được trị số điện trở cách điện chính xác.

18 – 4 – 3
Hỏi: Dùng đồng hồ mê ga ôm đo điện trở cách điện, nếu đấu nhầm đầu tiếp đất E với đầu dây pha L, sẽ sinh ra hậu quả gì?
Đáp: Bộ phận nối tiếp với đấu dây pha của đồng hồ mê ga ôm đều có chắn tốt, nhằm phòng ngừa dòng điện rò của đồng hồ mê ga gây nên sai số đo. Còn đầu E ở vào điện thế đất, không xét tới chắn. Khi đo bình thường, dòng điện rò của đồng hồ sẽ không gây nên sai số, nhưng nếu đấu nhầm đầu E, L do E không có chắn, dòng điện chạy qua vật thử sẽ nhiều thêm dòng điện rò của đồng hồ mê ga ôm, nói chung điện trở cách điện đo được sẽ lệch thấp so với trị số thực tế. Cho nên không được đấu sai đầu E, L.

18 – 4 – 4
Hỏi: Khi dùng đồng hồ mê ga ôm đo điện trở cách điện của cao áp đối với thấp áp của biến thế, tại sao phải đấu cực chắn của đồng hồ mê ga ôm với vỏ biến thế? Còn khi đo cao áp đối với đất hoặc thấp áp đối với đất có thể không cần cực che chắn?
Đáp: Khi đo điện trở cách điện của cao áp đối với thấp áp biến thế, dòng điện chạy qua giữa cuộn dây cao áp thấp áp của biến thế có hai bộ phận, một bộ phận là dòng điện chạy qua bên trong cách điện giữa cuộn dây cao áp, thấp áp .Dòng điện này phản ánh điện trở cách điện. Một bộ phận khác là dòng điện từ bề mặt ống lồng cao áp qua vỏ rồi đến ống lồng thấp áp, là dòng điện rò bề mặt. Nếu hai bộ phận dòng điện này đều chạy qua cuộn dây dòng điện của đồng hồ mê ga ôm thì điện trở cách điện đo được sẽ thấp hơn trị số thực. Nếu đấu điện cực chắn của đồng hồ mê ga ôm lên vỏ biến thế thì dòng điện rò bề mặt sẽ thông qua cực chắn của đồng hồ mê ga ôm để cấp điện, không qua cuộn dây dòng điện của đồng hồ mê ga ôm, sẽ có thể loại trừ ảnh hưởng của dòng điện rò bề mặt, đo được trị số thực.
Đo điện trở cách điện cao áp đối với đất, thấp áp đối với đất, chỉ cần đấu cuộn dây cần đo lên đầu “đường dây”, cuộn dây không cần đo đấu với vỏ rồi cùng đấu với đầu “đất” của đồng hồ mê ga ôm. Lúc này, dòng điện rò bề mặt và dòng điện rò của cuộn dây không cần đo đều không đi qua cuộn dây đồng hồ mê ga ôm, vì thế có thể đo được trị số thực của điện trở cách điện. Vì thế tiêu chuẩn Bộ cơ khí “Phương pháp thử nghiệm biến thế điện” qui định dùng phương pháp này để đo.

18 – 4 – 5
Hỏi: Khi dùng đồng hồ mê ga ôm làm thí nghiệm cách điện, tại sao phải dùng dây đồng hồ megger có dây chắn?
Đáp: Khi đo điện trở cách điện, dòng điện rò bề mặt của vật cần thử có thể dùng vòng chắn bằng kim loại bọc bề mặt vật thể và dẫn vòng này đến đầu che bảo vệ của đồng hồ mê ga ôm. Như vậy, rò bề mặt sẽ không thông qua đồng hồ mê ga ôm, nhưng lúc này số đọc của đồng hồ mê ga ôm vẫn chịu ảnh hưởng của rò bên trong đồng hồ. Nếu dùng dây chắn, đem một đầu đấu vào đầu che bảo vệ, dẫn dòng điện chạy từ đất đến đầu đấu với dây dẫn của đồng hồ mê ga ôm thoát đi, khiến nó không chạy qua trong đồng hồ, như vậy điện trở cách diện đo được mới thật sự là điện trở của bản thân môi chất.

18 – 4 – 6
Hỏi: Khi dùng đồng hồ mê ga ôm đo điện trở cách điện của thiết bị điện, tại sao dây đo không được xoắn quấn vào nhau?
Đáp: Nếu hai sợi dây đo xoắn quấn vào nhau, khi cách điện của dây dẫn không tốt sẽ tương đương với đấu song song một điện trở thấp (cách điện) vào thiết bị điện cần đo, khiến đo không chính xác. Đồng thời, còn làm thay đổi điện dung của mạch điện cần đo, sẽ không chính xác khi thử nghiệm.

18 – 4 – 7
Hỏi: Tại sao đồng hồ mê ga ôm (đồng hồ megger) áp dụng kết cấu đồng hồ tỉ suất?
Đáp: Đặc điểm chủ yếu của đồng hồ tỉ suất là bộ phận hoạt động của đồng hồ bố trí hai cuộn dây (cuộn dây mô men quay, cuộn dây phản tác dụng) mà không có dây lò xo cân bằng. Mô men phản tác dụng do cuộn dây phản tác dụng sinh ra. Do đó, khi không thông điện, bộ phận hoạt động ở vào trạng thái cân bằng, sau khi thông điện, góc quay lệch của bộ phận hoạt động của nó phụ thuộc vào tỉ suất dòng điện của hai cuộn dây hoạt động, cho nên gọi là đồng hồ tỉ suất. Khi dùng đồng hồ mê ga ôm đo điện trở cách điện, yêu cầu trị số đo không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của điện áp máy phát điện quay tay, dùng đồng hồ kiểu tỉ suất có thể thỏa mãn yêu cầu này.

18 – 4 – 8
Hỏi: Số phiến cổ chỉnh lưu của máy phát điện tay quay trong đồng hồ mê ga ôm nhiều tốt hay ít tốt?
Đáp: Để đo chính xác trị số điện trở cách điện, yêu cầu điện áp một chiều do đồng hồ mê ga ôm phát ra phải gần như ổn định, dao động càng nhỏ càng tốt. Nếu điện áp có dao động, thì có thể coi như trong điện áp tồn tại thành phần xoay chiều. Thành phần xoay chiều điện áp này có thể thông qua tụ điện sinh ra dòng điện rò phụ, khiến trị số điện trở cách điện đo được lệch thấp. Số phiến chỉnh lưu của đồng hồ mê ga ôm càng nhiều thì dao động điện áp sinh ra càng nhỏ, ngược lại thì dao động điện áp lớn. Cho nên, số phiến của cổ chỉnh lưu máy phát điện nhiều một chút thì tốt.

18 – 4 – 9
Hỏi: Có một số đồng hồ mê ga ôm cao áp (như điện áp 2500 vôn, giới hạn đo 10000 triệu ôm) tại sao trên thủy tinh vỏ đồng hồ có đoạn dây dẫn bằng đồng?
Đáp: Tác dụng của sợi dây dẫn bằng đồng này là loại trừ sức hút của điện tích tĩnh đối với kim đồng hồ, khi sửa chữa cần đặc biệt lưu ý, không được tùy ý tháo bỏ.

18 – 4 – 10
Hỏi: Đồng hồ mê ga ôm 1000 vôn, khi lắc, lấy hai tay nắm chặt hai đầu dây ra của nó, tại sao chỉ cảm giác tê tay mà không nguy hiểm đến tính mạng?
Đáp: Điện áp định mức của máy phát điện trong đồng hồ mê ga ôm tuy rất cao, nhưng trong mạch đầu ra của nó đấu nối tiếp trị số điện trở trong rất lớn, lớn gấp nhiều lần điện trở cơ thể người. Vì thế khi nắm chặt hai đầu dây ra của hòm quay, dòng điện chạy qua cơ thể bị hạn chế đến trị số rất nhỏ, cho nên chỉ cảm giác tê tay mà không nguy hiểm đến tính mạng. Còn nguồn điện 220 vôn nói chung, điện trở trong rất nhỏ, vì thế khi tiếp xúc với người sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

18 – 4 – 11
Hỏi: Khi đồng hồ mê ga ôm đo điện trở cách điện của tụ điện mạch cao áp, sau khi đo xong, tại sao đồng hồ mê ga ôm không được đột ngột ngắt mà phải từ từ giảm tốc độ, chờ khi tháo dây đo của đồng hồ mê ga ôm ra khỏi tụ điện mới ngắt?
Đáp: Trong quá trình đo, tụ điện dần dần nạp điện, mà khi sắp đo xong, tụ điện đã tích trữ đủ điện năng, nếu đồng hồ mê ga ôm ngắt ở đây, thì tụ điện tất phải phóng điện qua đồng hồ mê ga ôm, có khả năng cháy hỏng đồng hồ.

18 – 4 – 12
Hỏi: Làm sao dùng đồng hồ mê ga ôm để phán đoán tụ điện tốt, xấu?
Đáp: Dùng đồng hồ mê ga ôm quay đo điện trở cách điện của tụ điện (nếu điện áp tiêu chuẩn của đồng hồ mê ga ôm sử dụng cao hơn điện áp thử nghiệm một chiều của tụ cần đo thì phải giảm tương ứng tốc độ quay), sau đổ nhanh chóng cắt mạch quay đo, không cho điện tích dư thừa rò qua đồng hồ mê ga ôm, rồi mới để tụ điện ngắn mạch phóng điện. Lúc này có thể xảy ra ba trường hợp:
(1) số đọc của đồng hồ mê ga ôm từ 0 bắt đầu tăng dần lên, khi ngắn mạch có tia lửa phóng điện. Điều này chứng tỏ cách điện và tính năng tích điện của tụ điện tốt.
(2) Số đọc của đồng hồ mê ga ôm ngừng ở chỗ vị trí 0, thể hiện cách điện của tụ điện đã bị đánh thủng.
(3) Đồng hồ mê ga ôm có số đọc, khi ngắn mạch không có tia lửa, thể hiện đứt dây nối giữa trụ đấu dây với bản cực. Hai trường hợp sau thể hiện tụ điện đã hỏng, không thể sử dụng.

18 – 4 – 13
Hỏi: Dùng đồng hồ mê ga ôm đo điện trở cách điện của thiết bị điện, trong hai cách đấu dây ở hình 18 – 4 – 13 (a) và (b) trị số đo của cách nào chính xác?
Đáp: Mục đích đo điện trở cách điện của thiết bị điện là nhằm phán đoán cách điện bên trong chất cách điện của thiết bị tốt hay xấu. Vì thế, phải cố gắng loại trừ ảnh hưởng của rò bề mặt thiết bị đối với đồng hồ mê ga ôm.
Hình (a) nối vòng báo vệ G của đồng hồ mê ga ôm với ống sứ, như vậy dòng điện rô do bề mặt ống sứ bị bẩn hoặc ẩm ướt gây nên sẽ không chạy qua cuộn dây bên trong đồng hồ mê ga ôm loại trừ được ảnh hưởng của rò bề mặt đối với đồng hồ mê ga ôm. Vì thế cách đấu dây của hình (a) hợp lý hơn hình (b), điện trở cách điện mà cái trước đo được cũng chính xác hơn.

18 – 4 – 14
Hỏi: Tại sao sau khi đồng hồ mê ga ôm ngừng, kim thường vượt quá vô cùng lớn?
Đáp: Khi đo điện trở cách điện, vật bị đo ở vào trạng thái nạp điện. Sau khi đồng hồ mê ga ôm ngừng, vật bị đo ở vào trạng thái phóng điện, dòng điện chạy qua kim đồng hồ ngược với trước, kim sẽ quay lệch về phía vô cùng lớn. Đối với thiết bị điện áp càng cao, dung lượng càng lớn thì thường quay lệch quá mức, vì thế khi đo xong phải một mặt hạ thấp tốc độ quay, mặt khác tháo dây đầu tiếp đất, khiến kim không quay lệch quá mức gây hỏng.

18 – 4 – 15
Hỏi: Tại sao khi dùng đồng hồ mê ga ôm đo điện trở cách điện một số thiết bị điện nào đó (như biến thế, máy hỗ cảm v.v…) sẽ phát hiện dòng điện được hình thành bởi ion sau khi tốc độ quay đã ổn định, nếu tiếp tục quay thì số chỉ thị sẽ tăng lên rõ rệt?
Đáp: Vì dưới tác dụng của điện áp bên ngoài, chất điện môi, ngoài dòng điện được hình thành bởi ion ràng buộc rất yếu và một ít ion tự do ra, sự chuyển động của đôi cực bên trong nó, sự dịch chuyển có tính đàn hồi của ion ràng buộc tương đối mạnh và sự dịch chuyển của điện tích ràng buộc cũng hình thành dòng điện. Như vậy trị số điện trở cách điện sẽ tương đối thấp. Sau một khoảng thời gian, khi sự chuyển động của đôi cực, sự dịch chuyển của điện tích ràng buộc đã đạt được cân bằng với điện trường bên ngoài, sẽ ngắt. Lúc này, bên trong môi chất sẽ chỉ có dòng điện truyền dẫn chạy qua, cho nên trị số điện trở cách điện sẽ tăng lên rõ rệt.
Nói chung, khi dùng đồng hồ mê ga ôm đo thiết bị điện nào đó đều phải yêu cầu tiến hành đo một phút hoặc đo cho đến khi trị số chỉ thị không còn tăng lên rõ nữa.

18 – 4 – 16
Hỏi: Khi dùng đồng hồ mê ga ôm kiểm tra cách điện của tụ điện, sau khi quay, phát hiện kim quay ngược. Đó là nguyên nhân gì?
Đáp: Đồng hồ mê ga ôm sau khi quay, đưa ra điện áp một chiều khiến tụ điện nạp điện. Sau khi quay xong, tụ điện nạp điện cho đồng hồ mê ga ôm, chiều của dòng điện này ngược với chiều của dòng điện đầu ra đồng hồ mê ga ôm, cho nên làm cho kim quay lệch ngược chiều.

18 – 4 – 17
Hỏi: Khi dùng đồng hồ mê ga ôm không áp dụng biện pháp chắn bề mặt để quay đo điện trở cách điện, trong quá trình quay tại sao không thể dùng vải hoặc tay để lau kính bề mặt?
Đáp: Nếu dùng vải hoặc tay để lau kính bề mặt sẽ ma sát sinh điện tạo ra điện tích tĩnh, ánh hường đến quay lệch của kim, khiến kết quả đo không chính xác, mà ảnh hưởng của điện tích tĩnh đối với kim còn phụ thuộc vào vị trí của kim, vì thế dùng tay hoặc vải lau kính mặt đồng hồ mê ga ôm không áp dụng biện pháp che chắn sẽ có kết quả đo phân tán rất lớn.

18 – 4 – 18
Hỏi: Tại sao khi dùng đồng hồ mê ga ôm đo điện trở cách điện các vật thử nghiệm có tính điện dung như tụ điện, cáp điện lực v.v…, kim đồng hồ sẽ dao động qua lại? Nên giải quyết thế nào?
Đáp: Đồng hồ mê ga ôm do máy phát điện một chiều quay tay và tỉ suất kế kiểu điện từ tạo thành. Khi đo, điện áp đầu ra sẽ thay đổi theo sự thay đổi tốc độ quay. Sự biến động nhỏ của điện áp đầu ra, ảnh hưởng không lớn đến vật thử nghiệm tính điện dung, khi tốc độ quay cao, điện áp đầu ra cũng cao, điện áp này nạp điện cho vật thử nghiệm cần đo khi tốc độ quay thấp, vật thử nghiệm cần đo phóng diện qua đầu đồng hồ. Như vậy, dẫn đến lúm đồng hồ dao động, ảnh hưởng số đọc.
Biện pháp giải quyết như thể hiện ở hình 18 – 4 – 18, đấu nối tiếp diode chinh lưu cao áp 2DL vào giữa “đầu đường dây” với vật thể cần đo của đồng hồ mê ga ôm, dùng để ngăn chặn sự phóng điện của vật thể đối với đồng hồ mê ga ôm, sẽ có thể loại trừ dao động của kim đồng hồ, lại không ảnh hưởng đến độ chính xác đo.

18 – 4 – 19
Hỏi: Khi sử dụng đồng hồ mê ga ôm đo điện trở cách điện của đường dây tải điện, cố khi số đọc bằng 0, có phải nhất định có sự cố?
Đáp: Số đọc bằng 0 chưa chắc mạch điện có sự cố. Nguyên nhân có thể của nó là:
(1) Đường dây tải điện ở ngoài trời mưa mù, vỏ sứ ẩm ướt, rò điện tương đối lớn.
(2) Đường dây tải điện dài, vỏ sứ nhiều, do các vỏ sứ dính bụi đất nên trị số rò điện tích tụ lại sẽ lớn.
(3) Đường dây tải điện dài, khi đo phải qua thời gian nhất định để nạp điện, trước khi chưa nạp điện, số đọc của nó bằng 0, nếu khi quay đồng hồ thời gian kéo dài trên 3 phút tức sẽ có hiển thị.
(4) Số đọc của đồng hồ mê ga ôm là triệu ôm, trị số nhỏ đọc không ra.

18 – 4 – 20
Hỏi: Khi độ ẩm tương đối lớn, điện trở cách điện của biến thế đo được bằng đồng hồ mê ga ôm tương đối thấp, nếu đấu đầu chắn của đồng hồ mê ga ôm vào giữa ống lồng (như hình 18 – 4 – 20) tại sao điện trở cách điện của nó lại tăng lên?
Đáp: Khi độ ẩm môi trường chung quanh tương đối lớn, trên ống lồng dây ra của két dầu biến thế dính những hạt nước nhỏ li ti hoặc lớp màng nước mỏng, làm tăng rõ rệt sự dẫn điện bề mặt ống lồng, mà điện trở cách điện đo được bằng đồng hồ mê ga ôm là tổng hợp của điện trở thể tích và điện trở bề mặt, sự dẫn điện bề mặt ống lồng tăng lên, khiến điện trở cách điện đo được giảm xuống, nhưng không thể phản ánh trong biến thế có khiếm khuyết.
Đấu đầu chắn của đồng hồ mê ga ôm vào giữa ống lồng thì dòng điện dẫn điện của bề mặt ống lồng sẽ không chạy qua cuộn dây dòng điện của đồng hồ mê ga ôm mà chạy qua đầu chắn rồi tiếp đất, cái mà đồng hồ phản ánh là điện trở thể tích, loại trừ ảnh hưởng dẫn điện bề mặt khi độ ẩm tương đối lớn, nên điện trở cách điện tăng lên.

 

18 – 7 – 1
Hỏi: Tại sao khi dùng cầu điện Wheatstone đo điện trở một chiều của cuộn dây điện cảm cao, điện trở của nhánh cầu tuy đã điều chỉnh đến xu thế cân bằng, nhưng khi bấm núm pin, kim đồng hồ vẫn dao động rất ghê?
Đáp: Khi vừa bấm núm pin, mạch cầu điện ở vào trong quá trình tức thì lúc này, điện cảm của cuộn dây chờ đo phát huy tác dụng, khiến sự cân bằng của cầu điện bị phá hoại, vì thế kim dao động.

18 – 7 – 2
Hỏi: Trên biến áp 35000/6000 vôn, dùng cầu điện Kelvin đo điện trở một chiều bên thấp áp. Khi đo, người chạm phải đầu dây ra 35 ngàn vôn sẽ cảm thấy tê .Tại sao?
Đáp: Bởi vì ở thời điểm vừa nhấn hoặc đột ngột buông núm ấn cầu điện, do tác dụng thay đổi tức thì của dòng điện một chiều, sẽ cảm ứng ra điện áp bên phía thứ cấp biến thế, còn độ lớn của điện áp phụ thuộc vào tỉ lệ thay đổi của từ thông, tuy điện áp đưa vào chỉ 1.5 vôn nhưng do tốc độ thay đổi nhanh cũng sinh ra điện áp cao.

18 – 7 – 3
Hỏi: Tại sao khi đo điện trở thấp dưới 1Ω không dùng cầu điện Wheatstone mà dùng cầu điện Kelvin?
Đáp: Khi dùng cầu điện W đo điện trở thấp, do ảnh hưởng của điện trở dây dẫn đấu nối và điện trở tiếp xúc ở chỗ nối với cầu điện nên sai số tương đối lớn. Còn cầu điện K khi thiết kế đã xét tới cố gắng loại bỏ các ảnh hưởng này, cho nên khi đo điện trở thấp tương đối chính xác.

 

20 – 4 – 1
Hỏi: Tại sao điểm dùng chung của môtơ điện đấu hình sao ba pha phổ thông không bọc cách điện thì không có vấn đề gì, còn điểm dùng chung của môtơ điện trên máy tời không bọc cách điện thì điểm giữa có lúc điện giật?
Đáp: Khi môtơ thông điện ba pha, tổng vectơ của điện áp ba pha bằng 0, cho nên khi phụ tải ba pha cân bằng, điện thế của điểm dùng chung bằng 0, không bọc cách điện, vấn đề không lớn. Còn môtơ điện trên máy tời đa phần điều khiển bằng công tắc điện từ hoặc bộ điều khiển hình trống. Khi công tắc điện từ thông điện, nguồn điện một pha thông thẳng đến môtơ điện, vì thế điện thế của điểm dùng chung là điện thế của dây nguồn điện đối với đất, cho nên chạm phải là sẽ tê tay. Ngay khi quay bình thường, do biến trở của rôto kiểu quấn dây đều áp dụng phương pháp cắt không cân bằng ba pha, dòng điện ba pha của rôto và stato không cân bằng thì điểm dùng chung đối với đất vẫn có điện thế, cho nên điểm dùng chung nhất thiết phải bọc cách điện tốt.

20 – 4 – 2
Hỏi: Tại sao qui định trên thiết bị điện của máy cẩu không được dùng dây dẫn nhôm mà chỉ có thể dùng dây dấn bằng đồng?
Đáp: Cường độ cơ học của dây dẫn bằng nhôm kém, dễ gãy đứt. Nhất là trong phân xưởng gia công nhiệt, dây dẫn nhôm càng dễ bị ăn mòn của các chất khí có tính ăn mòn dẫn đến đứt gãy chỗ nối. Do đứt dây dẫn đường dây thiết bị điện của máy cẩu sẽ dẫn đến nguy hiểm rất lớn, vì thế mới qui định dùng dây đồng, không được dùng dây nhôm.

20 – 4 – 3
Hỏi: Cửa của trạm biến điện tại sao phải mở ra ngoài và không được có khóa tự động?
Đáp: Đó là nhằm phòng ngừa khi trạm biến điện xảy ra sự cố cháy dầu hoặc nổ, nhân viên làm việc có thể nhanh chóng thoát ra khỏi nơi sự cố một cách an toàn.

 

20 – 3 – 1
Hỏi: Xe điện có ray sử dụng ở thành phố chỉ có một cần nhận điện, còn xe kiểu dây treo sử dụng dưới hầm lò nói chung đều có hai cần nhận điện?
Đáp: Từ nguyên lý của hệ thống điện mà nói thì một cần nhận điện là được rồi. Nhưng do xét tới điều kiện dưới hầm lò không tốt, nền đường và dây treo không thể luôn luôn giữ được thẳng. Xe điện chạy dưới hầm lò chấn động tương đối lớn, nếu chỉ có một cần nhận điện, trong khi chạy, có thể do chấn động khiến cần nhận điện tuột khỏi dây dẫn, như vậy sẽ sinh ra tia lửa rất lớn, làm cháy hỏng dây dẫn, có khả năng dẫn đến nổ hầm lò. Do đó tăng thêm một cần nhận điện, dưới điều kiện tương đối xấu cũng có thể bảo đảm có một cần nhận điện tiếp xúc với dây dẫn.

20 – 3 – 2
Hỏi: Phía dưới cửa sắt của xe điện không ray lắp một sợi dây xích sắt để làm gì?
Đáp: Giữa thân xe điện không ray với đất bị cách điện bởi bánh xe, nếu thiết bị điện một chiều 550V trong xe xảy ra sự cố rò điện thì giữa thân xe với đất sẽ có hiệu điện thế (nói chung khoảng 200 ~ 550V), người đứng dưới đất chạm phải thân xe sẽ bị điện giật. Nếu lắp sợi xích sắt nối với thân xe vào dưới cửa sắt để làm tiếp đất thì khi xe đỗ ở ga, cửa sắt mở, xích sắt rơi xuống đất, khiến thân xe nối với mặt đất, làm giảm hiệu điện thế giữa thân xe với đất. Nhưng khi bình thường, mặt đất khô, điện trở tiếp đất rất lớn, mất tác dụng bảo đảm an toàn. Còn khi trời mưa, mặt đất ẩm ướt, điện trở tiếp đất của dây xích trở nên rất nhỏ, nếu cách điện của xe điện không tốt, thì do thân xe nối liền với đất, hiệu điện thế giữa thân xe với đất rất nhỏ, do đó tuy người đứng trên mặt đất chạm phải phần thân xe cũng không bị tê.

20 – 3 – 3
Hỏi: Tại sao bộ phận tiếp xúc của xe điện thành phố với dây trời dùng chế phẩm than, còn dưới hầm lò lại dùng que nhôm?
Đáp: Chế phẩm than có thể làm giảm mòn hỏng dây trời, sụt áp tiếp xúc của nó cũng không lớn. Vì thế, tương đối lý tưởng. Nhưng dưới hầm lò thì rất ẩm ướt, nếu sử dụng chế phẩm than do môi trường kém gây sụt áp tiếp xúc quá lớn dẫn đến nóng không thể dùng được. Vì thế xe điện dưới hầm lò sử dụng thanh nhôm.

20 – 3 – 4
Hỏi: Phiến điện trở của biến trở điều chỉnh tốc độ dùng trên xe điện tại sao đều chế tạo bằng gang?
Đáp: Vật liệu phiến điện trở bằng gang rẻ tiền, nếu dùng vật liệu khác thì giá thành sẽ tăng mạnh. Chế tạo điện trở bằng phiến gang đơn giản, căn cứ vào yêu cầu điều chỉnh tốc độ khác nhau, có thể tùy ý tăng giảm phiến gang để đạt được trị số điện trở vừa ý. Cho nên nói chung điện trở điều chỉnh tốc độ công suất lớn đều chế tạo bằng gang. Do phạm vi cần điều chỉnh của xe điện lớn, công suất của biến trở điều chỉnh tốc độ sẽ yêu cầu lớn, cho nên sử dụng phiến điện trở bằng gang.

20 – 3 – 5
Hỏi: Tại sao bộ tiếp xúc trên tấm chắn điều khiển của xe diện không ray đều bố trí theo chiều hình (a) trong hình 20 – 3 – 5 mà không bố trí theo chiều hình (b)?
Đáp: Mũi tên dưới hình thể hiện chiều tiến lên của xe điện. Khi xe điện không ray phanh gấp trong lúc chạy, nếu bố trí bộ tiếp xúc theo chiều của hình (a), thì chiều lực quán tính mà đầu tiếp xúc động chịu sẽ thống nhất với chiều lực phản tác dụng của lò xo khiến đầu tiếp xúc duy trì vị trí ngắt, nếu bố trí bộ tiếp xúc theo chiều ở hình (b) thì lực quán tính mà đầu tiếp xúc động chịu sẽ khắc phục lực phản tác dụng của lò xo, khiến đầu tiếp xúc tự động đóng, đấu thông mạch điện động lực, xe sẽ khởi động lại, xảy ra sự cố nghiêm trọng. Cho nên, không cho phép bố trí theo chiều hình (b).

 

20 – 2 – 1
Hỏi: Dưới đinh ốc đấu dây phải có đệm lót để làm gì?
Đáp: Phiến đệm dưới đinh ốc đấu dây dùng để phòng ngừa dây dẫn trượt theo đinh ốc khi siết chặt, tăng tính đàn hồi, phòng ngừa tuột dây dẫn, tăng diện tích tiếp xúc giữa dây dẫn với đinh ốc và tàng diện tích tỏa nhiệt, giảm điện trở tiếp xúc.

20 – 2 – 2
Hỏi: Suất dẫn điện của đồng cao hơn thiếc, tại sao trên đầu dây đồng mạ một lớp thiếc.
Đáp: Trong không khí ẩm ướt đồng dễ bị oxy hóa sinh ra “gỉ đồng”. Nó là chất dẫn không tốt. Nếu trên mặt tiếp xúc sinh ra đầy “gỉ đồng” thì tiếp xúc sẽ không tốt, do đó sẽ nóng, gây ra sự cố, nhưng bề mặt của thiếc sau khi oxy hóa một lớp mỏng, vừa bám chặt bề mặt phòng ngừa bên trong tiếp tục oxy hóa, năng suất dẫn điện của chất oxyt thiếc lại tương đối tốt, không dẫn đến sự cố tiếp xúc không tốt, cho nên thường mạ một lớp thiếc lên đầu dây đồng.

20 – 2 – 3
Hỏi: Liệu có thể dùng thiếc để hàn nối chỗ đứt dây của linh kiện điện trở kiểu quấn dây?
Đáp: Nếu xảy ra đứt dây ở chỗ nào đó của linh kiện điện trở kiểu quấn dây, còn các chỗ khác vẫn tốt hoàn toàn thì có thể khôi phục bằng phương pháp hàn nối. Nhưng do linh kiện điện trở thường sử dụng ở nhiệt độ khoảng 300oC, nên không cho phép hàn nối bằng thiếc mà phải hàn nối bằng vật liệu hàn cứng (đồng thau, bạc hoặc đồng photpho) hoặc hàn bằng phương pháp điện trở.

20 – 2 – 4
Hỏi: Khi hàn thiếc, sử dụng cao hàn thiếc hay nhựa thông (tùng hương) tốt?
Đáp: Phủ thiếc đầu dây dẫn và đầu nối đều dùng cao dầu hàn thiếc làm thuốc hàn. Nhưng trong cao dầu này có chứa chất có tính axit, dây dẫn đã hàn xong dễ bị đen, lâu ngày sinh gỉ xanh, có tác dụng ăn mòn đối với lõi và cách điện của dây dẫn, thậm chí gây ra sự cố đứt đầu dây. Nếu đổi sang dùng nhựa thông cục làm thuốc hàn, thì đầu dây hàn bóng, đều, không có hiện tượng ăn mòn đối với lõi và cách điện của dây dẫn, bảo đảm chất lượng hàn.

20 – 2 – 5
Hỏi: Khi thiết bị cao áp một chiều hoạt động, tại sao quanh cực cao áp bám rất nhiều bụi, còn thiết bị cao áp xoay chiều không có hiện tượng này?
Đáp: Trong bụi có rất nhiều hạt nhỏ mang điện, bình thường sắp xếp không theo qui tắc, không thể hiện cực tính ra ngoài, nhưng dưới tác dụng của điện trường cao áp một chiều, cực tính của nó sẽ thực hiện sắp xếp định hướng ngược với chiều điện trường, và căn cứ vào nguyên lý điện khác dấu hút nhau sẽ vận động đến cực cao áp có điện thế cao nhất, bám chung quanh cực cao áp. Còn khi xoay chiều, do cực tính dương, âm của điện trường thay đổi, các vật chất mang điện này trong điện trường xoay chiều sẽ biến đổi cực tính có tính chu kỳ, không sinh ra vận động định hướng, nên khi thiết bị cao áp xoay chiều hoạt động, không có hiện tượng hút bụi rõ rệt.

20 – 2 – 6
Hỏi: Tại sao dây dẫn đấu với điện trở hình ống thường phải bóc đi một đoạn cách điện rồi lồng vào vài vòng sứ?
Đáp: Do nhiệt độ sử dụng của điện trở hình ống là 300oC (khi sử dụng trên đĩa điều khiển cũng khoảng 150oC), còn nhiệt độ sử dụng của dây dẫn cách điện dùng để đấu nối chỉ có 150oC, để tránh dây dẫn bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ quá cao, vì thế bóc bớt một đoạn cách điện ở dây dẫn gần điện trở hình ống rồi lồng vào vài vòng sứ có thể chịu nhiệt độ cao để cách điện.

20 – 2 – 7
Hỏi: Mỏ hàn quá nóng (gọi là đốt chết) tại sao không làm chảy được thiếc hàn?
Đáp: Mỏ hàn đốt quá nóng, khiến đầu mỏ hàn oxy hóa mạnh, bề mặt hình thành lớp oxyt rất dày, cản trở truyền dẫn nhiệt. Như vậy, nhiệt lượng trên đầu mỏ hàn không thể truyền nhanh đến thiếc hàn, nên không làm nóng chảy được thiếc. Do lớp oxy hóa không truyền nhiệt, nhiệt lượng bên trong mỏ hàn tỏa ra, nhiệt độ tăng cao, thời gian lâu có thể làm đứt dây nóng, thậm chí phá hủy cách điện.

20 – 2 – 8
Hỏi: Khi hàn bằng hồ quang trong khí trơ thường dự bị một máy dao động cao tần, có tác dụng gì?
Đáp: Trong chất khí khó điện ly, khi hàn tấm kim loại mỏng bằng hồ quang hoặc dòng điện nhỏ sẽ khó dẫn hồ quang, cho dù thỉnh thoảng có thể dẫn hồ quang, nhưng tính ổn định của hồ quang cũng rất kém, có thêm máy dao động tần số cao sẽ giải quyết được vấn đề trên, vì máy dao động có thể chuyển đổi dòng điện thấp áp và tần số làm việc 50 Hz thành dòng điện cao áp 2500 vôn và tần số cao 200 ~ 250 Hz. Dòng điện cao tần, cao áp này sau khi cộng với dòng điện hàn tần số làm việc khiến dẫn hồ quang dễ dàng và hồ quang hàn ổn định. Từ đó bảo đảm chất lượng chi tiết hàn.

20 – 2 – 9
Hỏi: Lò điện dây nhiệt điện một pha sau khi thông điện, có nơi nóng trước. Có phải do độ lớn của dòng điện không bằng nhau?
Đáp: Do khoảng cách giữa các vòng của dây nhiệt điện lò điện không bằng nhau, có thưa có dày, chỗ dày khó tỏa nhiệt, nóng trước. Độ lớn của dòng điện trong cùng một mạch điện luôn luôn bằng nhau.

20 – 2 – 10
Hỏi: Lò điện trong sử dụng thường phát hiện cháy đứt chỗ đầu nối giữa dây nhiệt điện lò điện với dây dẫn mềm, đổi sang dùng dây đồng một lõi để nối với dây lò điện thì ít bị cháy đứt, tại sao?
Đáp: Dây nhiệt điện lò điện biến điện năng thành nhiệt năng, sinh ra nhiệt độ cao. Chỗ nối giữa dây dẫn mềm với dây lò điện, nhiệt độ rất cao. Dễ sinh ra tác dụng ôxy hóa. Dây dẫn mềm gồm nhiều dây đồng nhỏ tạo thành; sử dụng chưa lâu, bề mặt dây dẫn đã bị ôxy hóa thành lớp chất ôxy hóa, khiến tiết diện dẫn điện trở nên nhỏ, điện trở tăng, chỗ nối càng nóng dữ dội, khi đạt tới điểm nóng chảy của đồng thì chỗ nối sẽ bị cháy đứt. Nếu sử dụng dây đồng một lõi dài 8 – 10 cm, tiết diện lớn một chút nối với dây lò điện, một đầu khác của dây đồng lại nối với dây dẫn mềm thì một mặt do dây đồng một sợi tương đối lớn, mặt khác mặt ôxy hóa chung sẽ nhỏ hơn dây dẫn mềm do nhiều sợi dây dẫn nhỏ hợp thành, nên khó bị đứt. Chỗ nối giữa đầu kia của dây đồng một sợi với dây dẫn mềm do cách dây lò điện nhiệt độ cao một đoạn, chịu ảnh hưởng ôxy hóa nhiệt độ cao tương đối nhỏ nên dây dẫn mềm khó bị cháy đứt. Để cho an toàn thường luồn dây đồng một lõi vào trong ống sứ nhỏ.

20 – 2 – 11
Hỏi: Tại sao dây dẫn lõi nhôm sau khi hàn nối bằng phương pháp điện trở, quy định phải sơn lên một lớp sơn cách điện bằng nhựa đường chóng khô?
Đáp: Trong quá trình hàn, để làm nóng chảy oxyt nhôm, nói chung sử dụng thuốc hàn chứa kalium clorua, sodium clorua, cryolite tạo thành, nhưng nó có tác dụng ăn mòn nhôm; sau khi hàn xong khó làm sạch vết thuốc. Cho nên, qui định sau khi hàn phải sơn một lớp sơn cách điện bằng nhựa đường chóng khô dùng để mang thuốc hàn khó làm mất.

 

20 – 1 – 1
Hỏi: Tại sao tần số của nguồn điện xoay chiều trên máy bay thường sử dụng 400 – 500 Hz?
Đáp: Trong điều kiện dung lượng bằng nhau, tần số nguồn điện càng cao thì trọng lượng và kích thước của thiết bị điện, máy điện sử dụng sẽ càng nhỏ, mà tổn hao năng lượng và sụt áp lại càng lớn. Trên máy bay yêu cầu trọng lượng của thiết bị nhẹ, do công suất nhỏ, mạch điện ngắn, tổn hao và sụt áp lớn một chút thì vấn đề không lớn, cho nên thường sử dụng nguồn điện xoay chiều 400 ~ 500 Hz?

20 – 1 – 2
Hỏi: Tại sao một số công tắc hành trình có lắp thiết bị hoạt động tức thì, còn một số khác lại không có?
Đáp: Công tắc hành trình có lắp thiết bị hoạt động tức thì là nhằm tăng nhanh tốc độ ngắt và đóng của đầu tiếp xúc, từ đó cắt mạch điện một cách tin cậy. Loại công tắc hành trình này thích hợp sử dụng ở trường hợp tốc độ của cữ chặn rất chậm. Có những trường hợp tốc độ vận động của cữ chặn rất nhanh (1500 mm/phút trở lên) cho dù công tắc hành trình không lắp thiết bị hoạt động tức thì vẫn có thể ngắt mạch điện một cách tin cậy. Vì thế, có thể sử dụng công tắc hành trình không lắp thiết bị hoạt động tức thì. Giá thành của loại công tắc này tương đối rẻ.

20 – 1 – 3
Hỏi: Tại sao công tắc tổ hợp thấp áp không thể dùng với mạch điện cos< 0.3 trở xuống?
Đáp: Kết cấu của công tắc tổ hợp nhỏ gọn, dung lượng tiếp điểm nhỏ, khoảng cách của công tắc cũng không lớn. Nếu hệ số công suất của mạch điện cos < 0.3, do điện cảm của phụ tải tương đối lớn, khi ngắt, mạch điện sẽ sinh ra quá áp tương đối lớn (tức điện thế tự cảm) dẫn tới khó dập hồ quang giữa các tiếp điểm, làm cháy công tắc. Cho nên mạch điện cos < 0.3 không sử dụng công tắc tổ hợp thấp áp.

20 – 1 – 4
Hỏi: Tại sao điện trở nước sử dụng sodium cacbonat mà không dùng muối ăn cho vào nước?
Đáp: Bởi vì thành phần hóa học của muối ăn là sodium clorua (NaCl), nước muối khi dẫn điện sẽ phân giải thành một phần khí Clo, có hại cho sức khỏe con người, hơn nữa dễ ăn mòn thiết bị. Nếu sử dụng sodium cacbonat thì không có nhược điểm này. Vì thế, điện trở nước nói chung không dùng muối ăn mà dùng sodium cacbonat.

20 – 1 – 5
Hỏi: Trong môtơ điện kiểu quấn dây, điện trở khởi động sử dụng biến trở chất lỏng. Tại sao trong môtơ điện một chiều không dùng biến trở chất lỏng?
Đáp: Bởi vì chất lỏng dùng trong biến trở chất lỏng là nước kiềm, nếu cho vào điện một chiều sẽ sinh ra tác dụng điện giải mạnh, khiến điện cực của biến trở hỏng nhanh, thành phần chất lỏng cũng bị phá hoại, cho nên biến trở chất lỏng không được dùng trong điện một chiều.

20 – 1 – 6
Hỏi: Biến thế nói chung đều dùng phiến mỏng thép silic làm lõi sắt, tại sao trong biến trở nhạy tần số lại dùng thép tấm dày hoặc thép ống làm lõi sắt?
Đáp: Lõi sắt của biến thế nói chung dùng để dẫn từ, cho nên phiến mỏng thép silic có tính dẫn từ tốt, tổn hao từ trễ và dòng xoáy đều tương đối nhỏ làm lõi sắt Nhưng lõi sắt của biến trở nhạy tần số là lợi dụng từ trễ và tổn hao dòng xoáy của nó có tác dụng làm điện trở tỉ lệ thuận với tần số, cho nên sử dụng thép tấm dày, thép ống có từ trễ tổn hao dòng xoáy đều tương đối lớn làm lõi sắt.

 

19 – 2 – 1
Hỏi: Khi tiến hành thử nghiệm chịu áp thiết bị điện, tại sao yêu cầu trị số chịu áp cao hơn trị số điện áp định mức?
Đáp: Thiết bị điện trước khi lắp đặt đều phải tiến hành một lần thử nghiệm chịu áp, mà trị số chịu áp của nó phải cao hơn trị số điện áp định mức của thiết bị. Đó là vì:
(1) Để bảo đảm thiết bị vận hành an toàn bình thường, trị số chịu áp của nó phải có hệ số an toàn.
(2) Thiết bị sử dụng dưới tần số công cộng xoay chiều thì trị số điện áp định mức là chỉ trị số hữu hiệu, còn trị số lớn nhất bằng 1.414 trị số hữu hiệu.
(3) Xét đến trị số quá áp thao tác và quá áp khí quyển sẽ rất cao. Vì thế, khi thử nghiệm chịu áp, trị số chịu áp của nó phải cao hơn điện áp định mức của thiết bị.

19 – 2 – 2
Hỏi: Khi thiết bị thực hiện thử nghiệm rò rỉ một chiều, lấy chỉnh lưu nửa sóng để thu được điện áp một chiều, nếu không lắp tụ lọc sóng, lần lượt dùng khe hở hình cầu ,vôn kế tĩnh điện và vôn kế nam châm vĩnh cửu để đo, trị số đo được có bằng nhau không?
Đáp: Khi mạch chỉnh lưu nửa sóng không lắp tụ lọc sóng (tức phụ tải thuần điện trở) thì mỗi chu kỳ hình sổng đầu ra của điện áp chỉ có nửa sóng, như thể hiện ở hình 19 – 1 – 2. Khi dùng khe hở hình cầu đo điện áp, khe hở hình cầu sẽ bị đánh thủng khi cường độ từ trường trị số đỉnh lớn nhất, điện áp đo được là trị số đỉnh nửa sóng đầu ra của dòng điện. Mô men quay của vôn kế tĩnh điện tỉ lệ thuận với bình phương trị số hữu hiệu của điện áp đưa đến giữa hai điện cực. Đo được là trị số hữu hiệu của nửa sóng đầu ra. Trị số đo được bằng vôn kế kiểu nam châm vĩnh cửu là trị số bình quân trong một chu kỳ điện áp đầu ra một chiều. Kết quả là: điện áp đo được bằng khe hở hình cầu lớn nhất, điện áp đo được bằng vôn kế kiểu nam châm vĩnh cửu nhỏ nhất.

19 – 2 – 3
Hỏi: Khi chuyển đổi dòng điện rò đo được dưới điện áp định mức của thiết bị thành điện trở cách điện, tương đối gần với trị số đo được bằng đồng hồ mê ga ôm, nhưng khi cao hơn điện áp định mức tương đối nhiều thì thường thường không thống nhất nữa. Tại sao?
Đáp: Cách điện của thiết bị cao áp ở trạng thái khô ráo và dưới điện áp làm việc định mức thì trị số dòng điện rò của nó tỉ lệ thuận với điện áp, vì điện trở cách điện lúc này là hằng số, nên dưới điều kiện phương pháp thí nghiệm và máy do chính xác, thì dòng điện rò đo dược đổi thành điện trở cách điện tương đối gần với trị số đo được bằng đồng hồ mê ga ôm. Nhưng khi diện áp thí nghiệm cao hơn tương đối nhiều so với điện áp định mức của sản phẩm thí nghiệm, do bề mặt cách điện thô ráp và dính bẩn khiến rò điện, ở phần đầu tăng lên rõ rệt theo đà tăng của điện áp; điện trở cách điện lúc này không còn là hằng số nữa, nên trị số điện trở cách điện đổi từ dòng điện rò ra sẽ thấp hơn trị số đo được bằng đồng hồ mê ga ôm.

19 – 2 – 4
Hỏi: Tại sao ống bọc tụ điện khi tiến hành thử nghiệm điện áp riêng lẻ thì đều tốt nhưng khi mấy cái cùng tiến hành thử nghiệm thì thường xảy ra đánh lửa?
Đáp: Sau khi máy biến áp thử nghiệm mang phụ tải tính chất điện dung, tỉ số biến đổi của nó sẽ thay đổi, điện áp bên cao áp sẽ cao hơn trị số chuyển đổi, mà phụ tải điện dung càng lớn thì sai số thay đổi cũng càng lớn.
Khi thử nghiệm ống bọc riêng lẻ, do phụ tải điện dung rất nhỏ, sự biến đổi tỉ số thay đổi rất nhỏ hoặc không thay đồi. Khi nhiều ống bọc cùng thử nghiệm, do phụ tải điện dung tăng lên, điện áp bên cao áp sẽ cao hơn nhiều trị số chuyển đổi. Nếu vẫn cho điện áp giống nhau vào bên thấp áp thì bên đo cao áp đã vượt quá trị số điện áp muốn cho vào, do đó xảy ra đánh lửa.

19 – 2 – 5
Hỏi: Thiết bị điện khi tiến hành thử nghiệm chịu áp tại sao không cho phép cho đủ điện áp một lần, mà khi kéo cầu dao cũng không cho phép cắt mạch điện khi đầy điện áp?
Đáp: Thiết bị điện làm thử nghiệm điện áp là thử nghiệm điện áp xoay chiều tần số công cộng (50Hz). Nó khác với thử nghiệm chịu áp xung kích. Nó yêu cầu khi cho điện áp không được đột ngột cho đủ điện áp, chỉ cho phép tăng áp từ từ, một mặt phòng ngừa làm hỏng cường độ cách điện vật thử do bị xung kích, mặt khác tránh cho thiết bị hoặc đồng hồ không bị xung kích.
Khi ngắt điện áp, để phòng ngừa năng lượng tích trữ của vật thử phản hồi gây hỏng thiết bị thí nghiệm và tai nạn về người, cho nên cũng không cho phép đột ngột cắt nguồn điện trong tình hình đầy áp, mà nên giảm áp xuống còn 1/3 trở xuống mới cắt mạch điện.

19 – 2 – 6
Hỏi: Trong nguồn điện thử nghiệm chịu áp một chiều như thể hiện ở hình 19 – 2 – 6, dùng đồng hồ A cổ độ nhạy điện áp một chiều tà 40000Ω/V và đồng hồ B với độ nhạy điện áp một chiều là 1000Ω/V lần lượt đo điện áp không tải của nó, kết quả đạt được khác nhau, điện áp mà đồng hồ A đo được gần bằng ba lần của đồng hồ B, nhưng điện áp mà hai đồng hồ đấu song song đo được lại giống nhau. Tại sao?
Đáp: Dòng điện khi không tải của mạch điện này là dòng điện chạy qua vôn kế. Do tụ lọc sóng chỉ có 5100p, khi độ lớn của phụ tải khác nhau, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến điện áp đầu ra sau khi lọc sóng của nó. Điện áp đầu ra một chiều có thể thay đổi trong (0.45 ~ 1.41)U2. Dòng diện phụ tải càng nhỏ thì điện áp đầu ra càng cao. Dòng điện tiêu hao của đồng hồ là A bằng 1/40 đồng hồ B, tức đồng hồ A đo được là trị số đỉnh (1.41U2) gần bằng điện áp chỉnh lưu nửa sóng – đồng hồ B đo được là gần bằng trị số bình quân (0.45U2) của điện áp chỉnh lưu nửa sóng. Nếu hai đồng hồ đấu song song để đo thì dòng điện phụ tải là tổng dòng điện tiêu hao của hai đồng hồ nên kết quả đo được giống với kết quả đo được của riêng đồng hồ B.

19 – 2 – 7
Hỏi: Tại sao điện cực thử nghiệm điện áp đánh thủng dầu cách điện, nói chung đều sử dụng điện cực hình tròn tấm phẳng? Liệu có thể sử dụng điện cực hình cầu hoặc hình kim?
Đáp: Điện trường sinh ra giữa điện cực hình tròn tấm phẳng là điện trường đều. Dưới tác dụng của điện trường đều có thể phát hiện một cách rất nhạy sự tồn tại của nước, sợi và các hạt nhỏ khác trong dầu, vì thế điện áp đánh thủng do được tương đối thấp, tức cũng dễ phát hiện khiếm khuyết của dầu cách điện, điện áp đánh thủng đo được cũng tương đối chính xác. Điện cực hình cầu và hình kim tạo ra không phải là điện trường đều, không có ưu điểm trên, do đó ngoài cơ quan nghiên cứu thí nghiệm ra, ở hiện trường nói chung không áp dụng.

19 – 2 – 8
Hỏi: Dùng một máy biến thế tăng áp dung lượng tương đối nhỏ tiến hành thử nghiệm chịu áp đối với biến thế dung lượng tương đối lớn, nếu khi do dung lượng không đủ nên nâng không lên được điện áp thì phải áp dụng biện pháp gì?
Đáp: Có thể đấu song song một cuộn dây điện kháng vào giữa dây cao áp với đất trong mạch thử nghiệm. Nói chung sử dụng cuộn dây cao áp của một biến thế khác, dùng điện cảm của nó để triệt tiêu một phần dòng điện điện dung làm giảm dòng điện đầu ra của bộ nâng áp, nhằm tiếp tục nâng cao điện áp thử nghiệm, nhưng phải chú ý cách điện của cuộn dây đấu song song phải không thấp hơn cấp cách điện của biến thế thử nghiệm.

19 – 2 – 9
Hỏi: Khi thực hiện thử nghiệm chịu áp thiết bị điện, tại sao không thể thay thế lẫn nhau giữa thử nghiệm chịu áp xoay chiều với thử nghiệm chịu áp một chiều?
Đáp: Bởi vì sự phân bố của điện áp xoay chiều, một chiều trong thiết bị điện không giống nhau. Khi thử nghiệm chịu áp một chiều, sự phân bố của điện áp một chiều trong lớp cách điện tỉ lệ thuận với điện trở cách điện, còn khi tiến hành thử nghiệm chịu áp xoay chiều thì điện áp xoay chiều tỉ lệ nghịch với điện dung phân bố cùng tồn tại với điện trở cách điện. Cho nên, thử nghiệm chịu áp xoay chiều, một chiều không thể thay thế lẫn nhau, nhưng thử nghiệm xoay chiều càng gần với tình hình thực tế thiết bị chịu quá áp trong vận hành, càng có thể phát hiện một cách hữu hiệu nhược điểm của cách điện.

19 – 2 – 10
Hỏi: Tại sao khi tiến hành thử nghiệm chịu áp một chiều đối với cáp điện, lõi cáp phải đấu với cực âm?
Đáp: Khi tiến hành thử nghiệm chịu áp đối với cáp điện, nếu lõi cáp đấu ở cực dương thì dòng điện sẽ từ lõi cáp chạy về cách điện và bọc chì, khi cách điện của cáp điện bị ẩm, có nước, do tác dụng có tính thẩm thấu của điện, nước sẽ di chuyển từ trong cách điện ra bọc chì theo chiều dòng điện rò, điều đó sẽ làm cho trị số dòng điện rò thử nghiệm thu được lệch nhỏ, khó mà thông qua thử nghiệm phát hiện ra khiếm khuyết. Lõi cáp đấu ở cực âm sẽ có thể tránh được nước từ trong cách điện di chuyển đến bọc chì, làm cho kết quả thử nghiệm chính xác, có khiếm khuyết là phát hiện được.
19 – 2 – 11
Hỏi: Khi tiến hành thử nghiệm dòng điện rò một chiều đối với cáp điện lực, tại sao trong khi đo, kim của đồng hồ A kế có lúc dao động có tính chu kỳ?
Đáp: Đồng hồ A kế một chiều sinh ra dao động có tính chu kỳ nếu không phải do các nhân tố đầu cuối của cáp điện bị bẩn hoặc nguồn điện thí nghiệm không ổn định thì chứng tỏ trong cách điện của cáp điện thử nghiệm có khiếm khuyết có tính chất khe lỗ cục bộ. Vì dưới điện áp cố định, khe hở của khe lỗ bị đánh thủng, dòng điện rò sẽ tăng, điện dung của cáp điện sẽ phóng điện qua khe hở bị đánh thủng, khi điện áp nạp của cáp điện giảm đến cách điện khe hở được khôi phục, dòng điện rò sẽ giảm theo, điện áp nạp của cáp diện lại dần dần lên cao, khiến khe hở lại bị đánh thủng phóng điện; sau đó cách điện khe hở lại được khôi phục. Cứ thế lặp đi lặp lại khiến A kế trong khi đo sinh ra hiện tượng dao động có tính chu kỳ.

19 – 2 – 12
Hỏi: Đối với két dầu mới tiến hành thử nghiệm chịu áp dầu cách điện, tại sao phải qua vài lần xử lý phóng điện mới có thể đo thử chính thức? Điện cực của nó tại sao còn phải mạ crôm?
Đáp: Đối với két dầu mới tiến hành thử nghiệm chịu áp dầu cách điện, nói chung đều phải qua vài lần xử lý phóng điện, đốt cháy các xơ bavia nhỏ trên bề mặt điện cực, đồng thời mục đích của việc đánh bóng mạ crôm bề mặt điện cực là duy trì độ bóng bề mặt. Như vậy có thể làm cho điện trường giữa điện cực tương đối đều, nâng cao điện áp đánh thủng khiến trị số đo thử tương đối chính xác.

19 – 2 – 13
Hỏi: Dùng quả cầu bằng đồng đo chịu áp, thường một quả cầu tiếp đất, một quả cầu đấu cao áp. Khi quả cầu cao áp là dương hoặc là âm, thì điện áp đánh thủng nào cao? Khi đo chịu áp tần số công cộng, tại sao nói chung đều bị đánh thủng khi ở bán chu kỳ âm?
Đáp: Khi sử dụng quả cầu bằng đồng đo cao áp, điện áp đánh thủng của quả cầu đối với quả cầu có hiệu ứng cực tính. Bởi vì khi cho điện áp vào quả cầu cao áp, phía trước quả cầu đồng cao áp sẽ sinh ra ion hóa rất yếu, khiến điện tích tích lũy ở không gian trước quả cầu, làm thay đổi điện trường vốn có, sinh ra hiệu ứng cực tính. Khi quả cầu cao áp là âm, điện tích không gian sẽ làm cho điện trường trước quả cầu âm tăng mạnh, kết quả điện áp đánh thủng giảm; khi quả cầu cao áp là cực dương, điện tích không gian sẽ làm yếu điện trường sát phía trước quả cầu dương, kết quả điện áp đánh thủng cao. Nên khi quả cầu cao áp là dương thì điện áp đánh thủng sẽ cao hơn khi quả cầu cao áp là âm. Vì thế, khi đo chịu áp tần số công cộng, nói chung đều bị đánh thủng ở bán chu kỳ âm tần số công cộng.

19 – 2 – 14
Hỏi: Trong “tiêu chuẩn thử nghiệm có tính chất dự phòng thiết bị điện” do Bộ thủy điện ban hành, tại sao phải tăng cường đo điện trở cách điện của ống bọc nhỏ ống trụ kiểu cao áp điện dung đối với mặt bích (đất)?
Đáp: ống bọc kiểu cao áp điện dung là do nhiều lớp linh kiện tụ điện nối tiếp mà thành, lớp cuối của lớp tụ điện có dây dẫn qua ống bọc nhỏ dẫn đến mặt bích (đất). Sau khi vận hành bị ẩm, do tỉ trọng của nước lớn hơn dầu cách điện, nên nước chìm xuống đáy hay lớp ngoài. Vì thế đo tình trạng cách điện của ống bọc nhỏ đối với mặt bích (đất) dễ phát hiện sự vào nước, bị ẩm của nó. Đồng thời, mức độ cách điện của ống bọc nhỏ tương đối thấp, không thể tiến hành thử nghiệm dòng điện rò và tổn hao môi chất với điện áp thí nghiệm cao hơn. Cho nên tăng cường đo thử nghiệm điện trở cách điện của ống bọc nhỏ đối với mặt bích có thể giám sát sự vào nước hút ẩm của nó, điện trở cách điện qui định của nó không nhỏ hơn 1000MΩ (sử dụng đồng hồ 2,5KV-MΩ)

19 – 2 – 15
Hỏi: Khi dùng cầu điện cao áp điện dung kiểu QS – 1 đo tang góc tổn hao môi chất tgδ của bộ hỗ cảm điện áp kiểu chuỗi trên 110kV, nếu trị số tgδ tương đối lớn, liệu có thể hiện cách điện bên trong bộ hỗ cảm có khiếm khuyết?
Đáp: Không phải. Bởi vì trên bộ hỗ cảm điện áp kiểu chuỗi trên 110 kV có tấm đấu dây thấp áp hoặc ống bọc nhỏ, vì thế khi dùng cầu điện cao áp điện dung kiểu QS – 1 để đo tgδ theo qui định thông thường, tức đã đưa vào tổn thất chất môi của tấm đấu dây hoặc ống bọc nhỏ, khiến ta số tgδ tương đối lớn.
Nếu áp dụng “phương pháp tự kích”, “phương pháp che chắn đầu cuối ” để đo hoặc tháo bỏ tấm đấu dây hoặc ống bọc nhỏ rồi tiến hành đo, như vậy sẽ có thể phân biệt ra là ảnh hưởng do tấm đấu dây hoặc ống bọc nhỏ gây nên, hay là cách điện bên trong bộ hỗ cảm có khiếm khuyết.

19 – 2 – 16
Hỏi: Tại sao khi đo tổn hao chất môi của ống bọc kiểu điện dung cao áp 110kV trở lên, vị trí đặt của ống bọc khác nhau, thông thường kết quả đo có sự sai lệch tương đối lớn?
Đáp: Khi đo tổn hao môi chất của ống bọc kiểu điện dung cao áp, do điện dung của vật thử nhỏ, khi vị trí đặt ống bọc khác nhau, do ảnh hưởng của điện cực cao áp và điện cực đo đối với trở kháng phân bố rải rác của khung giá, vật thể, vách tường quanh không hoàn toàn tiếp đất sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với kết quả đo thực tế ống bọc. Vị trí đặt khác nhau, thì các ảnh hưởng này cũng khác nhau, cho nên thường thường xuất hiện kết quả đo có tính phân tán lớn. Do đó đo tổn hao môi chất của ống bọc kiểu điện dung cao áp yêu cầu phải đặt thẳng đứng trên giá ống bọc có tiếp đất thích hợp để đo, chứ không nên đặt ống bọc ngang bằng hoặc dùng dây cách điện treo ở bất cứ góc nào để đo.

19 – 2 – 17
Hỏi: Tại sao khi thử nghiệm tgδ của kết cấu cách điện cao áp điện dung (ống bọc, tụ ghép, bộ hỗ cảm) nếu điều kiện cho phép, nói chung là đo đường cong quan hệ giữa tgδ với điện áp thí nghiệm U, chứ không phải đo trị số tgδ dưới một điện áp?
Đáp: Đường cong quan hệ giữa tgδ với điện áp thử nghiệm của kết cấu cách điện cao áp điện dung tgδ = f(U), khi khiếm khuyết cách điện khác nhau, đường cong của nó khác nhau. Khi có sự cố mang tính phóng điện và bị ẩm, cùng với U tăng lên, trị số tgδ nói chung cũng tăng lên; còn khi có tạp chất có tính ion, cùng với sự tăng lên của U, trị số tgδ lại giảm xuống. Vì thế, đo đường cong tgδ = f(U) có thể phản ánh một cách toàn diện khiếm khuyết cách điện của nó. Nếu chỉ đo tgδ dưới một điện áp (cao áp hoặc thấp áp) thì không thể giám sát được toàn diện khiếm khuyết cách điện của nó.

19 – 2 – 18
Hỏi: Tại sao khi nạp điện cho tụ điện điện giải dung lượng lớn, không thể trực tiếp dùng dây đồng để thử nghiệm phóng điện ngắn mạch?
Đáp: Tụ điện giải gồm màng nhôm cực dương, màng ôxýt môi chất, dung dịch điện giải, đệm lót, phiến mỏng dẫn ra và dây dẫn tạo thành. Lõi làm việc của nó làm bằng phương pháp cuộn, cho nên có lượng điện cảm nhất định. Điện dung lớn thì số vòng cuộn sẽ tương đối nhiều, điện cảm cũng tương đối lớn. Khi trực tiếp dùng dây đồng tiến hành thử nghiệm phóng điện ngắn mạch đối với tụ điện dung lượng lớn sẽ sinh ra thế điện động tự cảm EL trên điện cảm của chính tụ điện. Vì thế, độ lớn của EL phụ thuộc vào lượng điện cảm của cuộn dây L và tỉ số biến đổi của dòng điện (∆I/∆t); tức EL. : L.(∆I/∆t). Cho nên, lúc này tụ điện sẽ có hiện tượng dễ bị đánh thủng. Nói chung dùng một điện trở 50 ~ 100Ω để phóng thoát khiến nó phóng điện từ từ.

19 – 2 – 19
Hỏi: Khi bề mặt sứ ống bọc tụ điện 110kV trở lên bị ẩm, có thể tăng vòng che chắn để tiến hành thử nghiệm điện trở cách điện, nhưng khi dùng cầu điện kiểu QS-1 để đo tiêu hao điện môi (tgδ) lại không cho phép tăng thêm vòng che chắn để loại trừ ảnh hưởng bị ẩm bề mặt. Tại sao?
Đáp: Sau khi bề mặt ống bọc bằng sứ bị ẩm mà tiến hành thử nghiệm điện trở cách điện thì tăng vòng che chắn có thể loại bỏ được ảnh hưởng của dòng điện rò bề mặt. Khi dùng cầu điện kiểu QS – 1 để đo tgδ nếu tăng thêm vòng che chắn, do bề mặt bị ẩm khiến điện áp thí nghiệm phân bố bắt buộc theo diện trở bề mặt ống bọc bằng sứ, hình thành điện áp khác nhau ở chỗ cùng tiết diện ngang trong lõi ống bọc tụ điện và bề mặt ống bọc bằng sứ và làm cho trong đó có dòng điện điện dung chạy qua điện trở bề mặt ống bọc bằng sứ và vòng che chắn chạy vào mạch che chắn của cầu điện. Như vậy khi thử nghiệm dòng điện chạy vào nhánh đo của cầu điện bị phân dòng, khiến trị số đo trở nên nhỏ, thậm chí xuất hiện trị số âm. Vì thế không thể tiêu biểu cho tình hình cách điện thực tế của ống bọc thí nghiệm. Cho nên không thể lắp vòng che chắn. Nên áp dụng phương pháp bôi dầu Silic và xát nến để giải quyết ẩm bề mặt.

19 – 2 – 20
Hỏi: Tại sao khi đo dây đấu ngược của cầu điện Schering kiểu QS1, điện áp thử nghiệm không được vượt quá 10kV, còn khi đo dây đấu thuận chiều thì không có hạn chế này?
Đáp: Khi đo dây đấu ngược của cầu điện Schering kiểu QS1, điện áp nhánh cầu điện đối với đất là điện áp thử nghiệm. Còn điện áp làm việc của nhánh cầu khi thiết kế chế tạo là 10kV, cho nên khi đo dây đấu ngược, điện áp thử nghiệm không được vượt quá 10kV. Khi đo dây đấu thuận, điện áp của nhánh cầu điện đối với đất là sụt áp của nhánh cầu, trị số lớn nhất của nó không vượt quá 100V. Vì thế, chỉ khi có tụ điện tiêu chuẩn với điện áp tương ứng thì điện áp thử nghiệm có thể đưa đến điện áp thí nghiệm mà vật thử có thể chịu được, nói chung không vượt quá điện áp làm việc cho phép lớn nhất của thiết bị điện cao áp.

19 – 2 – 21
Hỏi: Khi tiến hành thử nghiệm chịu áp xoay chiều đối với lô cách điện bằng sứ tại sao phải xâu vào một vòng sứ nhỏ cách điện ở giữa dây dẫn cấp điện áp của mỗi sứ cách điện?
Đáp: Đó là nhằm trực quan, nhanh chóng kiểm tra ra cách điện bị đánh thủng. Do điện dung của vòng sứ nhỏ tương đối nhỏ, khoảng cách không khí của nó cũng rất nhỏ, dưới tác dụng của điện áp cao tần làm việc, khe hở không khí của vòng sứ sẽ nhanh chóng ion hóa, hình thành cột hồ quang, thông qua cột hồ quang dẫn cao áp đến từng cái cách điện. Khi cách điện thử đều tốt, khe hở trống bên trong vòng sứ là cột hồ quang ion hóa của dòng điện nhỏ, có màu trắng xanh; khi một cách điện nào đó bị đánh thủng, khe hở trống trong vòng sứ sẽ có dòng điệnngắn mạch tương đối lớn chạy qua. ánh sáng của hồ quang trong vòng sứ cũng biến theo thành màu đỏ, như vậy sẽ có thể căn cứ vào màu sắc của hồ quang trong vòng sứ để kiểm tra ra một cách nhanh chóng, tiện lợi sứ cách điện không đủ tiêu chuẩn.

19 – 2 – 22
Hỏi: Khi cách điện kiểu treo một phiến cho điện áp thử nghiệm tần số công cộng lần lượt ở trạng thái khô và trạng thái mưa ướt, loại nào điện áp đánh lửa thấp? Nếu cho điện áp thử nghiệm xung kích thì sẽ ra sao?
Đáp: Dưới tác dụng của điện áp tần số công cộng, thì điện áp đánh lửa của cách điện khi mưa ướt sẽ thấp hơn khi khô ráo. Đó là do dòng điện rò tương đối lớn của màng nước ở bề mặt cách điện làm nóng bề mặt ẩm, chỗ mật độ dòng điện rò cục bộ lớn khiến màng nước nóng lên, hong khô, sụt áp ở chỗ này tăng lên, từ đó dẫn đến phóng điện cục bộ, dẫn đến đánh lửa toàn bộ bề mặt, khiến điện áp đánh lửa sụt giảm. Do quá trình này phát triển chậm, mà thời gian tác dụng của điện áp xung kích sấm sét ngắn, cho nên ảnh hưởng của mưa ướt đối với điện áp đánh lửa của cách điện là rất nhỏ, do đó dưới tác dụng của điện áp xung kích, sự chênh lệch giữa điện áp đánh lửa ẩm ướt với điện áp đánh lửa của cách điện không lớn.

19 – 2 – 23
Hỏi: Khi đo dòng điện rò của bộ thu lôi (bộ tránh sét), tại sao không thể căn cứ vào trị số điện áp bên thấp áp của biến thế thử nghiệm để tính ra cao áp đầu ra một chiều mà phải nhất thiết trực tiếp đo hai đầu vật thí nghiệm bên cao áp?
Đáp: Bởi vì cao áp dẫn ra một chiều thu được sau khi qua chỉnh lưu nửa sóng, lọc sóng bằng tụ điện; đồng thời dòng điện rò còn sinh ra sụt áp trên điện trở bảo vệ. Cho nên dùng trị số điện áp bên thấp áp của biến thế thử nghiệm để tính ra cao áp dẫn ra một chiều sẽ sinh ra sai số tương đối lớn. Ngoài ra, đối với bộ thu lôi có điện trở song song, do đặc tính phi tuyến của điện trở song song, trị số điện áp đưa đến bộ thu lôi chỉ cần chênh lệch một tí sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với dòng điện rò, nếu điện áp chênh lệch 10% thì dòng điện rò có thể chênh lệch 30%. Vì thế trị số điện áp cao một chiều phải đo trực tiếp ở hai đầu vật thí nghiệm bên cao áp.

19 – 2 – 24
Hỏi: Tại sao trong tiêu chuẩn nhà nước mới lại lấy sai số âm của điện dung tụ ghép từ -10% trước đây lên -5%?
Đáp: Bởi vì tụ ghép là do nhiều linh kiện nối tiếp thành. Nguyên nhân chủ yếu sai số âm điện dung khi đo là do dầu thẩm thấu làm cho phần trên không dầu. Khi lượng dầu giảm, đầu cao áp bên trên dễ phóng điện gây ra sự cố nổ, đồng thời khi lượng điện dung giảm 5%, lượng dầu của nó giảm xuống không phải bằng 5% tổng lượng dầu mà là nhiều hơn. Vì thế, để nâng cao tính hữu hiệu của việc giám sát phải nâng sai số âm của lượng điện dung từ -10% của tiêu chuẩn bộ cơ khí số một trước đây lên -5% tiêu chuẩn quốc gia mới.

19 – 2 – 25
Hỏi: Hai cách đấu dây (a), (b) trong hình 19 – 2 – 25 để đo dòng diện rò của vật thử CX cách điện đối với đất, trong đó Ro là điện trở nước bảo vệ. Hỏi phương pháp đo nào chính xác?
Đáp: Đo theo cách đấu dây ở hình (a) chính xác. Bởi vì trong thử nghiệm, dòng điện rò của dây dẫn cao áp, bộ chỉnh lưu và giá đỡ cách điện của điện trở bảo vệ cùng dòng điện rò của bản thân biến thế đều trực tiếp chạy vào đầu tiếp đất của biến thế thử nghiệm. A kế đo được chỉ là dòng điện rò của vật thử nghiệm, do đó tương đối chuẩn xác. Nếu đấu dây theo hình (b) thì trong A kế ngoài dòng điện rò chạy qua vật thử nghiệm ra, các loại dòng điện rò của đầu cao áp cũng chạy qua A kế, khiến đọc của đồng hồ lệch lớn, nên không chính xác.

 

19 – 1 – 1
Hỏi: Khi tính công suất phụ tải ba pha cân bằng, P = ULILcos, trong công thức UL, IL lần lượt là điện áp dây, dòng điện dây. Góc  là lệch pha giữa điện áp dây với dòng điện dây hay là lệch pha giữa điện áp pha với dòng điện pha?
Đáp: Công suất của phụ tải ba pha cân bằng là gấp ba công suất một pha, P = 3UIcos, trong công thức U, I lần lượt là điện áp pha và dòng điện pha,  là lệch pha giữa điện áp pha với dòng điện pha.
Khi phụ tải là cách đấu sao, UL = U, IL = I; khi phụ tải là cách đấu tam giác, UL : U, IL = I. Để tiện tính toán và đo, trong công thức dùng điện áp dây và dòng điện dây để thể hiện, tức P : ULILcos .Vì thế, góc  trong công thức là lệch pha giữa điện áp pha với dòng điện pha.

19 – 1 – 2
Hỏi: Thiết bị phân phối điện cao áp, tại sao trên đường dây ba pha chỉ lắp bộ hỗ cảm dòng điện trên hai pha, còn trên mạch thứ cấp lại lắp ba ampe kế để đo dòng điện (xem hình 19 – 1 – 2)?
Đáp: Bởi vì trong mạch điện hệ ba dây ba pha, tổng véc tơ của dòng diện ba pha của nó bằng 0, tức A + B + C = 0. Vì thế, A + C = – B , cũng tức là véc tơ hợp điện pha B âm. Nếu cũng lắp nối tiếp một ampe kế trên hai điểm I, II mạch chung của dòng điện IA và dòng điện thứ cấp IC, thì dòng điện mà nó chỉ thị là IB, nhân nó với tỉ số biến dòng của bộ hỗ cảm dòng điện, tức là trị số dòng điện thực tế của pha B bên cao áp. Cho nên, chỉ cần dùng hai bộ hỗ cảm dòng điện là có thể đo được trị số dòng điện ba pha.

19 – 1 – 3
Hỏi: Trong mạch điện xoay chiều ba pha lắp hai bộ hỗ cảm dòng điện và một ampe kế đo dòng điện ba pha, cách đấu dây như hình 19 – 1 – 3 (a), (b), cách đấu dây nào đúng?
Đáp: Trong hình, ZK là công tắc chuyển đổi khi tay gạt chuyển đến ba vị trí khác nhau “Trái”, “0”, “Phải” có thể lần lượt đo dòng điện ba pha A, B, C. Điểm đen “.” thể hiện tiếp điểm thông mạch, không cổ điểm đen thể hiện tiếp điểm ngắt. Trong mạch điện, ba dây ba pha, a + b + c = 0, hoặc b = – ( a + c ). Trong tình hình dùng hai bộ hỗ cảm dòng điện và một ampe kế để đo dòng điện ba pha, yêu cầu khi đo dòng điện của pha không lắp bộ hỗ cảm dòng điện phải bảo đảm dòng điện chạy qua ampe kế là tổng dòng điện của hai pha. Khi đấu dây theo hình (a), cực tính của bộ hỗ cảm hai pha A, C giống nhau. Khi công tắc chuyển đổi sang vị trí “0”, thì dòng điện chạy qua ampe kế là a + c , cho nên ampe kế chỉ thị chính xác trị số của b . Sơ đồ véc tơ của dòng điện cách đấu dây này như hình (c). Nếu đấu dây theo hình (b) thì cực tính của bộ hỗ cảm hai pha A, C ngược nhau. Khi tay gạt chuyển đến vị trí “0”, dòng điện chạy qua ampe kế là c + (- a ), sơ đồ véc tơ của nó như hình (d), chiều của Ia ngược với chiều của a trong hình (c), b đạt được không phải là dòng điện thực tế chạy qua trong pha B, cho nên chỉ thị trong ampe kế không phản ánh dòng điện thực tế của pha B. Cho nên cách đấu dây của hình (b) chính xác.

19 – 1 – 4
Hỏi: Khi dùng máy hiện sóng đo hình sóng của một số mạch thirixto, tại sao phải tháo dây tiếp đất trong đầu cắm của máy hiện sóng ra trước?
Đáp: Bởi vì một đầu của phụ tải thirixto của rất nhiều thiết bị là tiếp đất. Nếu không tháo dây tiếp đất trong dây nguồn ba lõi của máy hiện sổng thì khi đo sẽ gây ngắn mạch linh kiện thirixto qua đầu tiếp đất của bút thử máy hiện sóng, dây tiếp đất của nguồn điện và dầu tiếp đất của phụ tải, làm cháy linh kiện thirixto. Cho nên, dùng máy hiện sóng đo hình sóng một số mạch điện thirixto, trước tiên phải tháo dây đất trong ổ cắm nguồn điện của máy hiện sóng. Nhưng trước khi tháo dây đất nguồn điện của máy hiện sóng, cần kiểm tra vỏ ngoài máy hiện sóng xem có rò điện, nhằm tránh sự cố điện giật trong sử dụng.

19 – 1 – 5
Hỏi: Tại sao khi tiến hành đo điện trở một chiều của nhóm cuộn dây biến áp, dòng điện chạy qua cuộn dây không nên vượt quá 20% dòng điện định mức, còn khi tiến hành đo điện trở tiếp xúc của công tắc dầu, dòng điện càng lớn càng tốt, nhỏ nhất không được dưới 100 ampe?
Đáp: Khi đo điện trở một chiều của cuộn dây biến áp, do cuộn dây có điện cảm L và điện trở R, khi đo có thời gian nạp điện tương đối lâu (theo To=L/R thông số thời gian giảm). Khi trong cuộn dây thông qua dòng điện tương đối lớn (lớn hơn 20% dòng điện định mức) sẽ làm nóng cuộn dây, nhiệt độ tăng cao thì trị số điện trở một chiều đo được sẽ lệch lớn, sai số của nó thậm chí vượt quá tiêu chuẩn qui định. Cho nên, nói chung qui định dòng điện chạy qua cuộn dây không lớn hơn 20% dòng điện định mức của biến áp.
Khi đo điện trở tiếp xúc của công tắc dầu, điện cảm L  0, còn điện trở R cũng nhỏ hơn nhiều điện trở một chiều của cuộn dây biến áp, cho nên không cần thời gian nạp điện. Còn khi dòng điện càng lớn, tình hình tiếp xúc của đầu tiếp xúc càng tốt, cũng càng gần với tình hình vận hành nói chung. Còn khi dòng điện quá nhỏ, đầu tiếp xúc tiếp xúc không tốt sẽ xuất hiện kết quả thử nghiệm lệch lớn. Để bảo đảm độ chính xác đo, nói chung trong qui trình qui định dòng điện khi đo không nên nhỏ hơn 100 ampe.

19 – 1 – 6
Hỏi: Khi áp dụng phương pháp vôn kế và ampe kế để đo điện trở tiếp đất của thiết bị tiếp đất, tại sao phải đấu thêm biến áp cách ly?
Đáp: Để bảo đảm độ chính xác trị số đo của điện trở tiếp đất, qui định khi đo phải sử dụng nguồn điện xoay chiều. Nhưng nguồn điện 220, 380V thường dùng, nói chung đều áp dụng hình thức đấu nối dây trung tính trực tiếp tiếp đất. Nếu trực tiếp dùng để đo điện trở tiếp đất sẽ gây nên ngắn mạch tiếp đất, sinh ra dòng điệnngắn mạch, và do ảnh hưởng phân dòng khiến trị số dòng điện đo được không phải là trị số thực tế chạy qua thiết bị tiếp đất.
Sau khi đấu thêm biến áp cách ly như hình 19 – 1 – 6, do giữa sơ cấp, thứ cấp chỉ có liên hệ về từ mà không có liên hệ về điện, cho nên không gây ra ngắn mạch tiếp đất nguồn điện, khiến trị số dòng điện do được là trị số thực tế chạy qua thiết bị tiếp đất.

19 – 1 – 7
Hỏi: Tại sao máy hiện sóng phải sử dụng đầu dò? Có phải không dùng đầu dò thì không thể đo được?
Đáp: Trở kháng đầu vào của máy hiện sóng vô cùng cao, nếu dây đo không che chắn thì từ trường mạnh 50Hz của không gian sẽ sinh ra điện áp hàng trăm vôn trên đầu vào khiến không thể đo được. Đầu dò đấu nối bằng cáp điện đồng trục với máy hiện sóng, có thể che chắn nhiễu của từ trường điện không gian. Hơn nữa đầu dò có móc thể tích nhỏ, có thể phòng ngừa chạm với các điểm không đo chung quanh, gây ngắn mạch. Nhưng đầu dò nói chung đều làm cho tín hiệu suy giảm 10 lần. Muốn làm cho tín hiệu không suy giảm, có thể đùng dây đo làm bằng cáp điện đồng trục, đầu cuối của dây dùng kẹp mang cá có ống cách điện dẫn đến điểm đo thử.

19 – 1 – 8
Hỏi: Trong tủ cầu dao chỉ lắp một bộ hỗ cảm điện áp và hai bộ hỗ cảm dòng điện, định dùng một đồng hồ điện một pha để đo điện năng tiêu hao của ba pha, làm sao đấu dây?
Đáp: Trong rất nhiều tủ công tắc cao áp chỉ lắp một bộ hỗ cảm điện áp và hai bộ hỗ cảm dòng điện, khi chúng ta muốn tính tiêu hao năng lượng, nếu phối hợp với bộ hỗ cảm điện áp, dùng công tơ điện 1 pha, trong tình hình này chúng ta có thể chỉ dùng một công tơ điện một pha, chỉ cần đấu chéo dây ra thứ cấp của bộ hỗ cảm dòng điện rồi đấu vào công tơ điện là được.
Đó là do sau khi đấu chéo dây thứ cấp của bộ hỗ cảm dòng điện đã làm thay đổi pha của dòng điện hai pha, khiến dòng điện đưa vào đồng hồ điện bằng lần dòng điện mỗi pha, nên số đọc ghi trên đồng hồ điện một pha bằng điện năng tiêu hao của ba pha.

19 – 1 – 9
Hỏi: Tại sao không nên dùng công tắc đổi pha để đo dòng điện ba pha?
Đáp: Kết cấu của công tắc ba pha không được lý tưởng, khi đổi pha dòng điện sẽ xảy ra ngắt bên thứ cấp bộ hỗ cảm dòng điện. Điều đó không cho phép. Bởi vì khi ngắt bên thứ cấp bộ hỗ cảm dòng điện sẽ sinh ra điện áp cao, không những đánh thủng cách điện mà còn uy hiếp sự an toàn của con người. Cho nên, thiết bị sử dụng điện phụ tải ba pha cân bằng nói chung chỉ lắp một ampe kế, chỉ đo một pha trong ba pha, còn khi cần đo dòng điện ba pha thì phải dùng ba ampe kế.

19 – 1 – 10
Hỏi: Có ba phương pháp để đo nhiệt độ của thiết bị điện: phương pháp nhiệt kế, phương pháp điện trở, và phương pháp nhiệt ngẫu. Có thể tùy ý chọn lựa không?
Đáp: Nhiệt ngẫu và nhiệt kế nói chung dùng để đo nhiệt độ một điểm nào đó của thiết bị điện. Phương pháp điện trở chỉ có thể đo nhiệt độ bình quân, cho nên đo nhiệt độ bình quân của cuộn dây thường dùng phương pháp điện trở, còn khi đo nhiệt độ bề mặt nói chung dùng phương pháp nhiệt kế hoặc phương pháp nhiệt ngẫu.

19 – 1 – 11
Hỏi: Tại sao trị số nhiệt độ hiển thị trên nhiệt kế nhiệt ngẫu không bằng nhiệt độ thực tế của vật được đo?
Đáp: Trị số nhiệt độ trên nhiệt kế nhiệt ngẫu trên thực tế là hiệu nhiệt độ giữa đầu vật được đo (đầu nóng) với đầu đồng hồ (đầu nguội) (tức độ tăng nhiệt độ). Còn nhiệt độ thực tế của vật được đo phải bằng tổng của số đọc trên đồng hồ cộng với trị số nhiệt độ môi trường chung quanh.

19 – 1 – 12
Hỏi: Linh kiện cảm ứng nhiệt của điện trở nhiệt tại sao phải dùng hệ ba dây đấu vào cầu điện?
Đáp: Khi dùng điện trở nhiệt Rt để đo nhiệt độ từ xa đòi hỏi phải sử dụng dây dẫn tương đối dài để đấu nối vào mạch cầu, điện trở của dây dẫn sẽ gây ra sai số phụ không thể bỏ qua, khoảng cách càng lớn thì sai số càng lớn. Nếu dùng hệ 3 dây như hình (a) để đấu vào thì dây dẫn lần lượt đấu vào hai bên cầu khiến cầu điện cân bằng, như thể hiện ở hình (b), loại trừ được sai số phụ. Vì thế khi dùng điện trở nhiệt làm linh kiện cảm ứng nhiệt để đo hoặc điều khiển nhiệt độ từ xa, phải dùng hệ ba dây đấu vào cầu điện, độ dài và quy cách của dây dẫn phải bằng nhau.

19 – 1 – 13
Hỏi: Làm sao dùng phương pháp đơn giản để đo được công suất bộ chấn lưu đèn huỳnh quang?
Đáp: Có thể đấu bộ chấn lưu theo hình 19 – 1 – 13. Sau khi đóng công tắc K, đo trị số điện áp hai điểm A, B; sau đó căn cứ vào số liệu ở bảng kèm theo là có thể biết được trị số công suất của bộ chấn lưu.

Công suất bộ chấn lưu (oát) Điên áo giữa hai điểm A, B (vôn)
8 160
20 115
30 97
40 72

Nếu là chấn lưu tự quấn, khi trị số điện áp giữa hai điểm A, B đo thực tế khác với công suất tương ứng trong bảng thì có thể điều chỉnh khe hở lõi sắt chấn lưu (điện áp cao thì mở rộng khe hở lõi sắt, điện áp thấp thì thu hẹp khe hở lõi sắt).

19 – 1 – 14
Hỏi: Trên mâm phối điện thường lắp ba ampe kế, mỗi pha một cái, còn vôn kế chỉ có một cái, lắp thêm một công tắc đổi pha để thay thế vôn kế, tại sao?
Đáp: Bởi vì đa số sự cố đều phản ánh lên trên số đọc của dòng điện thường làm cho dòng điện ba pha không cân bằng. Để giúp người trực ban tiện nắm vững, dễ phát hiện, nhằm tránh xảy ra sự cố, cho nên phải mỗi pha một ampe kế. Còn tình hình ba pha không cân bằng về điện áp ít xảy ra, cho nên chỉ sử dụng một vôn kế và một công tắc đổi pha.

19 – 1 – 15
Hỏi: Khi sử dụng đồng hồ tần số kiểu bộ biến đổi 1L2 – H2 để đo tần số điện áp đấu máy phát điện, trong quá trình máy phát điện tăng điện áp kích thích hoặc dừng máy giảm áp, tại sao đồng hồ tần số thường xảy ra hiện tượng số đọc chỉ thị không đúng?
Đáp: Mạch điện của đồng hồ tần số kiểu bộ biến đổi 1L2 – H2 như thể hiện ở hình 19 – 1 – 15. Nó là một loại máy đo kiểu mới, một loại mạch điện, mạch chỉnh lưu và mạch phân cực chuyển dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều tỉ lệ thuận với tần số của nó, lại thông qua đồng hồ chỉ thị (đồng hồ mA một chiều M) trực tiếp hiển thị ra số đọc tần số.
Máy phát điện sử dụng đồng hồ tần số này, trong quá trình tăng điện áp kích thích hoặc dừng máy giảm áp, do trị số điện áp xoay chiều hình sin đấu vào đồng hồ chưa đạt tới trị số điện áp mà đồng hồ cần thiết, cho nên mạch cắt sóng ổn áp trong mạch điện đồng hồ không có tác dụng, điện áp đầu vào của mạch vi phân RC không phải sóng vuông mà là sóng sin. Vì thế, điện áp đầu ra của nó cũng là điện áp sóng sin. Trị số bình quân của dòng điện chạy qua M sau khi chỉnh lưu lớn hơn nhiều so với trị số bình quân của dòng điện mạch xung đỉnh nhọn thiết kế chạy qua M khi tần số giống nhau, do đó chỉ thị của đồng hồ thường vọt lên trên, dẫn đến số đọc không chính xác.

19 – 1 – 16
Hỏi: Tại sao có lúc đấu nối tiếp thuận chiều cuộn dây thứ cấp của hai bộ hỗ cảm dòng điện để sử dụng?
Đáp: Bộ hỗ cảm dòng điện có cấp chính xác khác nhau. Mỗi cấp qui định sai số trị số và sai số góc của nó (gọi tắt là sai số). Nếu phụ tải thứ cấp của bộ hỗ cảm dòng điện không vượt quá trị số qui định thì sai số sinh ra có thể ở trong phạm vi qui định của cấp chính xác tương ứng. Nếu phụ tải thứ cấp vượt quá trị số qui định, sự cố sẽ tăng, cấp chính xác sẽ giảm. Nếu đấu nối tiếp thuận chiều cuộn dây thứ cấp của hai bộ hỗ cảm dòng điện để sử dụng, thì tỉ số biến đổi dòng điện không thay đổi, trở kháng phụ tải đầu vào không thay đổi, điện áp trên đầu trở kháng phụ tải cũng không thay đổi, nhưng điện áp trên cuộn dây thứ cấp của mỗi bộ hỗ cảm dòng điện chỉ bằng một nửa so với trước, phụ tải thực tế tương ứng của nó cũng giảm một nửa, từ đó sai số của nó cũng giảm, dễ đáp ứng yêu cầu cấp chính xác qui định.

19 – 1 – 17
Hỏi: Dùng bộ hỗ cảm dòng điện LH đem tín hiệu dòng điện ngẫu hợp đến thứ cấp đưa đến hai đầu điện trở R1 nhằm thu được tín hiệu điện áp tỉ lệ thuận với dòng điện (xem hình 19 – 1 – 17). Tại sao phải đấu thêm điện trở R2 và tụ C ở thứ cấp LH?
Đáp: R2 và C dùng để bù lệch pha còn dư của bộ hỗ cảm dòng điện. Dòng điện bên sơ cấp và dòng điện bên thứ cấp của bộ hỗ cảm dòng điện do ảnh hưởng của dòng điện kích từ không tải Io (bao gồm thành phần hữu công, vô công) nên không hẳn vừa đúng ngược pha (tức lệch pha 180o). Khi dòng điện phụ tải tương đối lớn, ảnh hưởng của Io không rõ rệt, I2 với I1 gần ngược nhau; khi dòng điện phụ tải tương đối nhỏ, do ảnh hưởng của Io, lệch pha giữa I2 với I1 sẽ lệch 180o tương đối rõ, dòng điện phụ tải càng nhỏ thì lệch xa càng lớn. Từ đó sinh ra lệch pha. Nếu chọn tham số R2 và C hợp lý thì có thể giảm thiểu sai số này.

19 – 1 – 18
Hỏi: Tại sao đo điện trở một chiều dưới 1Ω phải dùng cầu điện hai nhánh?
Đáp: Khi đo điện trở một chiều dưới 1Ω nếu dùng cầu điện một nhánh, do ảnh hưởng của điện trở dây dẫn và điện trở tiếp xúc chỗ dây nối với cầu điện sẽ sinh ra sai số rất lớn. Nếu dùng cầu điện hai nhánh để đo, vì trong cầu sử dụng mạch điện đặc biệt có thể loại trừ sai số trên, khiến đo chính xác. Cho nên đo điện trở một chiều dưới 1Ω nhất thiết phải dùng cầu điện hai nhánh.

19 – 1 – 19
Hỏi: Khi đo điện trở cách điện, tại sao phải qui định thời gian cho điện áp?
Đáp: Sau khi cho điện áp một chiều vào thì dòng điện chạy qua cách điện sẽ giảm theo sự tàng lên của thời gian cho điện áp. Đó là vì khi vừa cho điện áp một chiều vào, dòng điện hấp thu chạy qua cách điện làm cho môi chất cực hóa. Dòng điện hấp thu này sẽ suy giảm theo thời gian. Điện trở suất một chiều của cách điện được xác định dựa vào dòng điện dư. Cách điện khác nhau thì thời gian mất đi dòng điện hấp thu khác nhau. Nhưng đa số các vật liệu trong một phút, dòng điện đã đủ để ổn định, vì thế qui định lấy dòng điện sau một phút cho điện áp để tính điện trở suất. Như vậy là đã có tính có thể so sánh.

19 – 1 – 20
Hỏi: Tỉ số hấp thu cách điện của bộ biến thế điện trở cách điện thấp, thấp hơn ti số hấp thu cách điện của bộ biến thế điện trở cách điện cao phải không?
Đáp: Chưa chắc. Điện trở cách điện của bộ biến thế mà cách điện bì ẩm nghiêm trọng sẽ thấp mà tỉ số hấp thu cũng tương đối nhỏ. Nhưng điện trở cách điện là trị số đo được mà đồng hồ mê ga ôm quay đo một phút, còn tỉ số hấp thu là tỉ số của điện trở cách điện giữa một phút và 15 giây, mà tỉ số hấp thu còn phụ thuộc vào dung lượng của bộ biến thế. Cho nên trong tình hình chung, điện trở cách điện thấp, tỉ số hấp thu chưa chắc thấp. Nhất là đối với biến thế lớn, dung lượng của nó lớn, dòng điện hấp thu lớn. Vì thế tỉ số hấp thu tương đối cao. Còn biến thế cỡ nhỏ, dung lượng của nó nhỏ, thường thường điện trở cách điện cao, nhưng tì số hấp thu lại tương đối nhỏ.

19 – 1 – 21
Hỏi: Khi dùng thang diện áp khác nhau của đồng hồ vạn năng đo điện áp “điện cảm ứng” đối với đất, tại sao chênh lệch kết quả đo rất rõ?
Đáp: Thực chất “điện cảm ứng” là do tồn tại điện dung phân bố giữa cuộn dây với lõi sắt thông điện của thiết bị điện gây ra. Ví dụ, một biến thế mà lõi sắt không tiếp đất (Xem hình 19 – 1 – 21), điện dung phân bố giữa cuộn dây sơ cấp và lõi sắt có thể dùng tụ điện tương đương C để thay thế. Khi dùng thang điện áp của đồng hồ vạn năng để đo điện áp của “điện cảm ứng” đối với đất tương đương với điện áp nguồn điện U (220 vôn) đưn đến mạch điện nối tiếp do C và điện trở trong R của thang điện áp của đồng hồ vạn năng tạo thành, trị số điện áp mà đồng hồ vạn năng thể hiện chính là phân áp UR đạt được trên R.

Do U và C là trị số cố định, tức dung kháng tương đương XC cũng là trị số cố định, nhưng tầm đo của thang điện áp càng nhỏ thì R càng nhỏ, trị số điện áp đo được cũng càng nhỏ, cho nên kết quả đo khác nhau.

19 – 1 – 22
Hỏi: Khi đo điện trở cách điện của thiết bị, tại sao phải ghi lại nhiệt độ khi đo?
Đáp: Vật liệu cách điện của thiết bị đều chứa nước và các tạp chất hòa tan trong nước (như các loại muối, vật chất có tính axit v.v…) với mức độ khác nhau, tạo thành dòng điện dẫn. Nhiệt độ tăng cao sẽ tăng nhanh sự vận động của phân tử và ion trong môi chất, nước và tạp chất phân bố dài theo chiều hai cực của diện trường ,tăng thêm tính năng điện dẫn, vì thế nhiệt độ tăng cao, điện trở cách điện sẽ giảm rõ rệt theo hàm số mũ. Ví dụ nhiệt độ tăng cao 10oC thì điện trở cách điện B của máy phát điện giảm 1/1.9 ~ 1/2.8, điện trở cách điện cấp A của biến thế giảm 1/1.7 ~ 1/1.8. Thiết bị bị ẩm nghiêm trọng thì sự thay đổi theo nhiệt độ của điện trở cách điện càng lớn. Vì thế, khi quay đo điện trở cách điện phải ghi lại nhiệt độ môi trường. Nếu thiết bị đang vận hành dừng lại, cách diện chưa nguội hẳn thì còn phải ghi lại nhiệt độ thực sự trong cách điện để chuyển đổi điện trở cách điện đến cùng nhiệt độ nhằm tiến hành so sánh và phân tích.

 

18 – 6 – 1
Hỏi: Khi dùng ampe kế kẹp đo dòng điện phụ tải cân bằng ba pha, sau khi đặt dây một pha, hai pha hoặc ba pha vào trong miệng kẹp, số đọc của đồng hồ có gì khác nhau? Tại sao?
Đáp: Khi cho bất cứ dây của pha nào vào trong miệng kẹp thì số đọc của đồng hồ là dòng điện dây của pha đó. Khì đặt vào hai dây pha thì số đọc của đồng hồ tuy giống với khi đặt dây một pha, nhưng trên thực tế, số đọc này là tổng véc tơ của dòng diện hai pha để vào miệng kẹp. Còn khi cho cả ba dây pha vào miệng kẹp thì số đọc bằng 0, vì lúc này tổng véc tơ của dòng điện ba pha bằng 0, (xem hình 18 – 6 – 1)

18 – 6 – 2
Hỏi: Tại sao ampe kế kẹp không dùng dây nối với nguồn điện, tại sao có thể đo được dòng điện trong dây dẫn?
Đáp: Kết cấu của ampe kế kẹp như thể hiện ở hình 18 – 6 – 2. Nó có một cuộn dây phụ và bộ hỗ cảm dòng điện có lõi sắt chia thành hai bộ phận, vì thế khi dùng để đo dòng điện chạy qua bất kỳ dây dẫn nào, có thể không cần ngắt dây dẫn, chỉ cần dùng kìm kẹp chặt dây dẫn là được Bởi vì dây dẫn thông điện sẽ sinh ra từ thông, từ thông chạy qua lõi sắt, sẽ cảm ứng ra điện thế trong cuộn dây phụ, do đó có thể đọc được số trong ampe kế. Nhưng sai số đo thế này tương đối lớn.

18 – 6 – 3
Hỏi: Khi dùng ampe kế kẹp đo dòng điện cần chú ý gì?
Đáp: Khi dùng ampe kế kẹp đo dòng điện cần chú ý:
(1) Không nên đo dây dẫn trần, phòng ngừa điện giật và ngắn mạch.
(2) Tầm đo phải chọn nấc lớn, phòng ngừa cháy đồng hồ.
(3) Dây dẫn cần đo phải xuyên qua giữa lõi sắt, nhằm giảm sai lệch.
(4) Phải sử dụng riêng biệt đồng hồ điện một chiều, xoay chiều.
(5) Khi đo dây dẫn cao áp có cách điện (như 3 ngàn vòn) phải đeo găng tay cách điện.

18 – 6 – 4
Hỏi: Khi dùng ampe kế kẹp đo dòng điện của dây dẫn thấp áp, ở chỗ gần bộ hỗ cảm dòng điện, tại sao kim đồng hồ sẽ chỉ cao?
Đáp: Bởi vì ở chỗ gần bộ hỗ cảm dòng điện, có từ thông rò, lõi sắt của ampe kế kẹp bị ảnh hưởng của từ rò, dòng điện cảm ứng của cuộn dây thứ cấp ampe kế tăng lên, cho nên kim chỉ cao.

18 – 6 – 5
Hỏi: Làm sao lợi dụng biện pháp đơn giản nhất để phán đoán ở đâu có từ thông rò xoay chiều, và đánh giá sơ bộ độ lớn của nó?
Đáp: Mở miệng kẹp của ampe kế kẹp ra để vào trong từ trường xoay chiều, kim sẽ xảy ra quay lệch, mà từ trường càng mạnh thì kim quay lệch càng lớn. Đó là do hai càng của ampe kế kẹp làm bằng chất sắt từ, đặt vào trong tử trường thành đường thông của từ thông, khiến cuộn dây của ampe kế cảm ứng ra điện thế nhất định, làm cho kim quay lệch. Lợi dụng phương pháp này có thể phán đoán chỗ nào có từ thông rò xoay chiều.

18 – 6 – 6
Hỏi: Ampe kế kẹp liệu có thể đo được dòng điện rôto của môtơ điện không đồng bộ kiểu quấn dây?
Đáp: Tần số của dòng điện rôto môtơ điện không đồng bộ kiểu quấn dây là tích giữa tần số nguồn điện với sai suất quay, sai suất quay định mức là 2 ~ 15%, khi quay bình thường, tần số của dòng điện rôto là 1 ~ 7.5 Hz.
Ampe kế kẹp xoay chiều thường dùng gồm bộ hỗ cảm dòng điện và đầu đồng hồ hệ từ điện kiểu chỉnh lưu tạo thành. Đầu đồng hồ nhận được điện áp từ trên điện trở đấu trong nhóm cuộn dây bên thứ cấp của bộ hỗ cảm. Bởi vì điện áp cảm ứng của nhóm cuộn dây tỉ lệ thuận với tần số, khi đo dòng điện tần số thấp như dòng điện rôto, điện áp đạt được trên đầu đồng hồ sẽ nhỏ hơn nhiều so với khi đo dòng điện tần số công cộng có trị số cường độ như nhau, có lúc còn không đủ làm thông mạch diode chỉnh lưu, vì thế đồng hồ không thể làm việc bình thường.
Ampe kế kẹp lưỡng dụng một chiều, xoay chiều không có cuộn dây bên thứ cấp mà để cho từ thông trong lõi sắt trực tiếp thông qua đầu đồng hồ hệ từ điện, cho nên tần số cao, thấp không ảnh hưởng đến nó. Vì thế, loại ampe kế kẹp lưỡng dụng xoay chiều, một chiều này có thể đo dòng điện rôto.

18 – 6 – 7
Hỏi: Hiện chỉ có một ampe kế kẹp, tầm đo thấp nhất của nó là 25 ampe, số đọc mỗi vạch chia là 1 ampe. Làm sao lợi dụng nó để đo trị số dòng điện nhỏ?
Đáp: Có thể dùng một sợi dây mềm cách điện quấn vài vòng ở chỗ miệng kìm, ví dụ cần đo một dòng điện nhỏ chưa biết thì quấn 50 vòng dây mềm ở chỗ miệng kìm, sau đó đấu nối tiếp trong mạch dòng điện, nếu được số đọc 5 ampe kế thì dòng điện thực tế là 5/50 = 0.1 ampe.

18 – 7 Cầu điện

18 – 7 – 1
Hỏi: Tại sao khi dùng cầu điện Wheatstone đo điện trở một chiều của cuộn dây điện cảm cao, điện trở của nhánh cầu tuy đã điều chỉnh đến xu thế cân bằng, nhưng khi bấm núm pin, kim đồng hồ vẫn dao động rất ghê?
Đáp: Khi vừa bấm núm pin, mạch cầu điện ở vào trong quá trình tức thì lúc này, điện cảm của cuộn dây chờ đo phát huy tác dụng, khiến sự cân bằng của cầu điện bị phá hoại, vì thế kim dao động.

18 – 7 – 2
Hỏi: Trên biến áp 35000/6000 vôn, dùng cầu điện Kelvin đo điện trở một chiều bên thấp áp. Khi đo, người chạm phải đầu dây ra 35 ngàn vôn sẽ cảm thấy tê .Tại sao?
Đáp: Bởi vì ở thời điểm vừa nhấn hoặc đột ngột buông núm ấn cầu điện, do tác dụng thay đổi tức thì của dòng điện một chiều, sẽ cảm ứng ra điện áp bên phía thứ cấp biến thế, còn độ lớn của điện áp phụ thuộc vào tỉ lệ thay đổi của từ thông, tuy điện áp đưa vào chỉ 1.5 vôn nhưng do tốc độ thay đổi nhanh cũng sinh ra điện áp cao.

18 – 7 – 3
Hỏi: Tại sao khi đo điện trở thấp dưới 1Ω không dùng cầu điện Wheatstone mà dùng cầu điện Kelvin?
Đáp: Khi dùng cầu điện W đo điện trở thấp, do ảnh hưởng của điện trở dây dẫn đấu nối và điện trở tiếp xúc ở chỗ nối với cầu điện nên sai số tương đối lớn. Còn cầu điện K khi thiết kế đã xét tới cố gắng loại bỏ các ảnh hưởng này, cho nên khi đo điện trở thấp tương đối chính xác.

 

18 – 5 – 1
Hỏi: Đĩa nhôm của công tơ điện tại sao không thể dùng vật liệu bằng sắt, đồng?
Đáp: Sau khi đấu công tơ điện vào mạch điện, từ thông do cuộn dây dòng điện và cuộn dây điện áp sinh ra, hình thành từ trường dịch tiến. Từ trường này cảm ứng ra dòng xoáy trên đĩa nhôm, do tác dụng của dòng xoáy và từ thông, khiến đĩa nhôm sinh ra mô men lực quay theo chiều nhất định. Nếu dùng đĩa sắt thì do tính dẫn điện của sắt kém, dòng xoáy cảm ứng nhỏ, mô men quay cũng nhỏ. Đồng thời, do hiệu ứng từ trễ khiến chuyển động của đĩa sắt không thể thay đổi kịp thời với độ lớn của phụ tải. Hơn nữa, tỉ trọng của sắt lớn hơn nhôm, sẽ tăng nhanh mòn hỏng đầu trục. Cho nên không thể dùng đĩa sắt thay thế đĩa nhôm. Đĩa đồng dẫn điện, không dẫn từ, tính năng tuy tương tự với nhôm, nhưng tỉ trọng của nó lớn hơn nhôm, sẽ tăng nhanh mòn hỏng đầu trục, nên cũng không dùng đĩa đồng thay đĩa nhôm.

18 – 5 – 2
Hỏi: Trong công tơ điện chúng ta thường nhìn thấy phiến đồng mắc song song trong mạch nhánh sắt từ điện, và cuộn dây ngắn mạch mắc nối tiếp trên nam châm sắt từ điện. Chúng có tác dụng gì?
Đáp: Từ thông do cuộn dây đấu song song và cuộn dây đấu nối tiếp của công tơ điện phải lệch nhau 90o mới có thể đo chính xác lượng điện này của phụ tải, nhưng trên thực tế chúng thường không phải lệch nhau 90o, vì thế phải điều chỉnh. Khi điều chỉnh, đấu công tơ điện vào phụ tải có hệ số công suất = 0, nếu đĩa tròn bằng nhôm của công tơ điện vẫn quay, chứng tỏ giữa hai từ thông không phải lệch nhau 90o. Như vậy phải điều chỉnh vị trí của phiến đồng đấu song song trong mạch nhánh sắt từ điện và độ dài của cuộn dây ngắn mạch đấu nối tiếp trên nam châm điện, để điều chỉnh pha của hai từ thông. Khi điều chỉnh đến một mức độ nhất định, đĩa tròn công tơ điện không quay, thì lệch pha của hai từ thông vừa đúng 90o.

18 – 5 – 3
Hỏi: Công tơ điện hệ ba pha bốn dây liệu có thể sử dụng trong mạch điện hệ ba pha, ba dây?
Đáp: Được Công tơ điện hệ ba pha bốn dây có ba nhóm linh kiện, khi sử dụng trong mạch điện hệ ba dây ba pha, chỉ cần lợi dụng hai nhóm linh kiện trong đó là được cách đấu dây giống như công tơ điện hai nhóm linh kiện kiểu ba dây ba pha.

18 – 5 – 4
Hỏi: Tại sao ổ trục dưới của một số công tơ điện sử dụng hai lớp đá quí?
Đáp: Đặc điểm trục của công tơ điện ổ trục sử dụng hai lớp đá quí là giữa lớp đá quí có thể di động 1 và lớp đá quí cố định 3 gắn phía dưới trục của chi tiết chuyển động có bi thép 2 có thể xoay tự do (như hình 18 – 5 – 4), khi chi tiết chuyển động quay, viên bi 2 không ngừng thay đổi mặt ma sát, có thể kéo dài tuổi thọ của ổ trục. Công tơ điện tương đối chính xác đa số áp dụng ổ trục hai lớp đá quí, còn môtơ điện phổ thông thì dùng ổ trục một lớp đá quí.

18 – 5 – 5
Hỏi: Tại sao mặt ngoài nam châm vĩnh cửu trong một số công tơ điện xoay chiều phải mạ đồng?
Đáp: Do khoảng cách từ nam châm vĩnh cửu trong công tơ điện cách nam chậm điện tương đối gần, khi hệ thống xảy ra ngắn mạch, phần lớn dòng điệnngắn mạch thông qua cuộn dây nam châm điện sinh ra từ trường mạnh, từ trường này sẽ ảnh hưởng đến nam châm vĩnh cửu, khiến nó bị khử từ. Để bảo đảm độ chính xác của công tơ điện, cần phải loại bỏ ảnh hưởng này. Nên mạ một lớp đồng ở mặt ngoài nam châm vĩnh cửu có thể có tác dụng che chắn. Từ trường mạnh sẽ sinh ra dòng xoáy trên lớp đồng này, triệt tiêu từ thông, từ đó làm yếu tác dụng khử từ của từ trường mạnh đối với nam châm vĩnh cửu.

18 – 5 – 6
Hỏi: Khi lắp công tơ điện hoặc các loại đồng hồ điện khác, tại sao phải duy trì khoảng cách nhất định đối với máy điện lớn và dây dẫn có dòng điện lớn?
Đáp: Máy điện lớn và dây dẫn có dòng điện lớn, quanh nó tồn tại từ trường mạnh. Do ảnh hưởng của các từ trường phân tán này sẽ dẫn đến rung hoặc sai lệch đối với đồng hồ điện lân cận. Vì thế phải cách một khoảng nhất định.

18 – 5 – 7
Hỏi: Tại sao công tơ điện có lúc có hiện tượng tự quay không tải? Làm sao khắc phục hiện tượng này?
Đáp: Trong công tơ điện do tồn tại ma sát thường dẫn đến sai số đo. Vì thế thường lắp bộ bù ma sát trong công tơ điện. Bộ bù ma sát thường do trục vít đồng dài cắm nối song song vào nam châm điện hoặc phiến đồng đặt đấu song song dưới nam châm điện tạo thành. Khi điều chỉnh vi trí của chúng, sẽ xuất hiện lực phụ, điều chinh lực phụ bằng hoặc hơi lớn hơn lực ma sát, như vậy lực ma sát sẽ được bù, vì thế bất kể tải nhẹ hoặc đầy tải đều có thể vận hành chính xác.
Lực phụ do bộ bù ma sát sinh ra có thể làm cho công tơ điện sinh ra hiện tượng tự quay không tái. Để khấc phục nhược điểm này, có thể lắp móc hãm trong công tơ điện. Móc hãm là phiến đồng đã từ hóa lắp trên trục quay. Phiến đồng quay đến chỗ nam châm điện song song sẽ sinh ra lực hút, hãm lại, điều chỉnh độ dài của móc hãm sẽ có thể khắc phục hiện tượng tự quay không tải.
Ngoài ra, cũng có áp dụng khoan lỗ nhỏ trên đĩa nhôm hoặc quét chất chứa sắt lên đĩa nhôm để khắc phục hiện tượng tự quay không tải.

18 – 5 – 8
Hỏi: Một công tơ điện cung cấp điện cho hơn hai mươi bóng đèn. Người sử dụng tắt hết tất cả đèn, nhưng có lúc công tơ điện vẫn quay. Nguyên nhân do đâu?
Đáp: Đường dây chiếu sáng sử dụng quá lâu, nước mưa vào nhà, trong phòng quá ẩm ướt hoặc bụi bặm quá nhiều đều có thể làm hỏng cách điện của dây điện, dẫn đến rò điện. Cho dù không mở đèn cũng sẽ có dòng điện chạy qua, cho nên công tơ điện vẫn chạy.
Nếu phát hiện hiện tượng này, nhất thiết phải kiểm tra làm rõ và triệt để khắc phục sự cố, nhằm tránh gây cháy hoặc sự cố điện giật.

18 – 5 – 9
Hỏi: Làm sao dùng biện pháp đơn giản để phán đoán việc đấu dây của công tơ điện ba pha hai nguyên kiện (như hình 18 – 5 – 9) có chính xác không?
Đáp: Khi phụ tải không thay đổi, có thể cắt nguồn điện pha có điểm đấu chung (pha B) của cuộn dây điện áp, nếu số vòng quay của đĩa tròn công tơ điện chậm một nửa so với trước khi ngắt thì cách đấu dây đúng. Vì khi cách đấu dây đúng, sau khi ngắt pha B, cuộn dây điện áp của hai nguyên kiện Wh1 ,Wh2 biến thành nối tiếp, trị số điện áp hai đầu đều sụt một nửa, lệch pha giữa điện ápdòng điện trong hai nguyên kiện vừa vặn đổi nhau, tức công suất mà nguyên kiện Wh1 phản ánh là một nửa công suất cũ của nguyên kiện Wh2, công suất mà nguyên kiện Wh2 phản ánh là một nửa công suất cũ của nguyên kiện Wh1 ,công suất tổng hợp bằng một nửa công suất tổng hợp của hai nguyên kiện cũ, cho nên số vòng quay chậm một nửa.

18 – 5 – 10
Hỏi: Công tơ điện hữu công ba dây ba pha, cuộn dây dòng điện đấu chính xác, còn hai pha A, C của cuộn dây điện áp đấu sai (đáng lẽ phải đấu với pha A lại đấu với pha C), liệu công tơ điện có quay ngược không?
Đáp: Trong tình hình này, công tơ điện không quay thuận cũng không quay ngược, mà đứng yên.
Sau khi đấu ngược cuộn dây điện áp, từ sơ đồ véc tơ có thể thấy: công suất ghi của hai nguyên kiện đo của công tơ điện là:
Pl = UCBIAcos(90o + ) = ULILcos(90o + )
P2 = UABICcos (90o – ) = ULILcos(90o – )
Trong cộng thức: UL là điện áp dây.
IL là dòng điện dây.
Tổng công suất mà công tơ điện đo được là:
P = P1 + P2 = ULIL[cos(90o + ) + cos(90o – )] = ULIL2cos90ocos= 0
Cho nên công tơ điện không chạy.

18 – 5 – 11
Hỏi: Phân xưởng xử lý nhiệt có rất nhiều thiết bị dùng điện một pha. Cung cấp điện bằng hệ bốn dây ba pha, hiện chi có một công tơ điện ba dây ba pha đủ lớn và một công tơ điện một pha tương đối nhô. Làm sao đo lượng điện sử dụng?
Đáp: Công tơ điện ba dây ba pha vốn chỉ có thể do lượng điện sử dụng của phụ tải hệ ba dây, ba pha. Nếu dùng để đo hệ bốn dây thì sẽ sinh ra sai số không cho phép, bây giờ dùng công tơ điện một pha để bù sai số của nó. Cách đấu dây là: Công tơ điện ba pha đấu theo cách bình thường vào trong ba dây pha, cuộn dây dòng điện của công tơ điện một pha nối tiếp lên dây giữa, đầu cuộn dây điện áp đấu ở dây giữa, đầu cuối đấu trên dây pha ở chỗ đầu cuối cuộn dây diện áp công tơ điện ba pha, như thể hiện ở hình 18 – 5 – 11, chú ý không được đấu sai đầu tương ứng có dấu “*”. Lúc này tổng lượng điện sử dụng là tổng đại số của số đọc hai công tơ điện.
W = W3 + W1
Nguyên lý đo thế này: Công suất (biểu thị bằng trị số tức thì) phản ứng của công tơ điện ba pha là:
P3 = PA + PC = UABiA + UCBiC =(UA – UB)iA + (UC-UB)iC = UAiA = UCiC -UB(iA+iC)
Bởi vì:
iA + iB + iC = iO
Tức:
iA + iC = – iB + iO
Thay vào công thức trên sẽ được:
P3 = UAiA + UCiC + UBiB – UBiO
công suất tổng phải là:
P = UAiA + UBiB + UCiC = P3 + UBiO= P3 + P1
Cũng thế có thể được tổng lượng hao điện:
W= W3 + W1
Lưu ý công tơ điện một pha có thể quay ngược, tức W1 là âm. Lúc này phải là:
W= W3 –

18 – 5 – 12
Hỏi: Đơn vị sử dụng điện ở nông thôn nói chung không có đồng hồ đo công suất, chỉ có công tơ điện. Lúc này có thể dùng biện pháp gì để đo công suất sử dụng điện nhằm nắm được tình hình vận hành?
Đáp: Công suất sử dụng điện có thề tìm ra được bằng cách tính toán từ đo tốc độ quay của đĩa công tơ điện. Trên mép của đĩa quay công tơ điện nói chung đều có ký hiệu màu đỏ hoặc màu đen. Nếu kẻ thêm một đường thẳng trên kính ở chỗ đĩa quay thì có thể căn cứ vào số lần gặp nhau giữa ký hiệu đĩa quay với đường thắng trên kính để tính ra số vòng quay. Thời gian tính có thể ba giây. Khi đo, nếu tốc độ quay của công tơ điện tương đối nhanh thì nên đo thêm vài vòng, nếu tốc độ quay của đĩa quay tương đối chậm thì có thể đo ít đi vài vòng. Khi thời gian cần thiết để đo được n vòng của đĩa đống hồ là T giây thì có thể tính được công suất P chạy qua công tơ điện (ngàn oát) bằng công thức sau đây:
P =
Trong công thức: C – thông số của công tơ điện (số vòng quay của đĩa/kW) có thể tra được từ trên nhãn hiệu công tơ điện.
K – Tỉ lệ biến đổi của bộ hỗ cảm dòng điện, có thể tra được từ trên nhãn hiệu của bộ hỗ cảm (khi không có bộ hỗ cảm dòng điện, là 1).
Công suất đo được bằng biện pháp này, thực tế là công suất bình quân trong thời gian đo.

18 – 5 – 13
Hỏi: Tại sao khi không có phụ tải mà đường dây lại không có hiện tượng bị ẩm, rò điện, công tơ điện kiểu hỗ cảm vẫn có thể chuyển động?
Đáp: Đó là do lắp một cơ cấu đặc biệt tạo ra mô men quay phụ nhằm bù đắp mô men quay ma sát mà đĩa quay chịu đựng. Dưới điện áp bình thường, chúng ta điều chỉnh mô men quay phụ của nó vừa đúng bằng với mô men quay ma sát. Khi điện áp tăng cao, thì mô men quay phụ này sẽ tăng cao theo sự tăng lên của điện áp vượt quá mô men quay ma sát. Lúc này, công tơ điện tuy không có phụ tải vẫn tự chạy, nói chung gọi là “chạy ngầm”.

18 – 5 – 14
Hỏi: Khi đo công suất trong mạch điện xoay chiều, có lúc số đọc trên đồng hồ chưa tới trị số hết thang độ mà cuộn dây đồng hồ đã cháy. Nguyên nhân do đâu?
Đáp: Tình hình này có thể xảy ra trong mạch hệ số công suất thấp. Công suất trong mạch điện xoay chiều P = UIcos . Nếu hệ số công suất cos quá nhỏ thì khi công suất P tương đối nhỏ, dòng điện phụ tải I có thể đã rất lớn, làm cháy đồng hồ đo công suất. Cho nên khi đo công suất trong mạch điện hệ số công suất thấp nên sử dụng đồng hồ đo công suất có hệ số công suất đặc biệt.

18 – 5 – 15
Hỏi: Khi điểm giữa của phụ tải đấu hình sao ba pha cân bằng không thể lấy dây dẫn ra hoặc các pha của phụ tải đấu hình tam giác không thể ngắt tách ra, làm sao dùng oát kế một pha để đo công suất tác dụng của chúng?
Đáp: Nếu chỉ có một oát kế kiểu điện động, thì dùng hai điện trở R bằng tổng cuộn dây điện ápđiện trở phụ của nó, ba cái đấu lại theo hình sao như thể hiện ở hình 18 – 5 – 15. Do phụ tải cân bằng, cho nên điện thế điểm O’ bằng điện thế điểm O, số đọc của oát kế là công suất của một pha phụ tải, tổng công suất của phụ tải bằng ba lần trị số chỉ thị của oát kế. Nếu có một oát kế kiều cảm ứng thì dùng hai trở kháng phức số Z bằng trở kháng có tính cảm ứng của cuộn dây điện áp để thay đổi điện trở R trong hình.

18 – 5 – 16
Hỏi: Dùng đồng hồ đo công suất để đo công suất điện, áp dụng cách đấu dây như thể hiện ở hình 18 – 5 – 16 (a) (b) được không?
Đáp: Nếu đấu ngược cuộn dây điện áp (xem hình a) thì chênh lệch điện thế giữa cuộn dây điện áp với cuộn dây dòng điện sẽ rất cao, có thể làm hỏng cách điện giữa các cuộn dây. Nếu đấu đầu () của cuộn dây điện áp lên đầu phụ tải, xem hình (b) thì dòng điện của cuộn dây dòng điện bằng tổng của dòng diện phụ tải với dòng điện của cuộn dây điện áp, số đọc của đồng hồ đo công suất là tổng của công suất phụ tải với công suất tiêu hao của cuộn dây điện ápđiện trở phân áp RD, nên khi đo công suất nhỏ thì sai số tương đối lớn.
Hình (c) và phương pháp đấu dây đúng. Khi đo, số đọc của đồng hồ đo công suất là tổng của công suất phụ tải với tiêu hao của cuộn dây dòng điện, do điện trở của cuộn dây dòng điện rất nhỏ nên sai số đo tương đối nhỏ.