1500 Câu hỏi Nghành Điện

 

18 – 3 – 1
Hỏi: Tại sao trong đồng hồ vạn năng, vạch chia xoay chiều và một chiều khi ở cùng một tầm đo hầu như không trùng nhau, đặc biệt là khi vạch chia mức thấp thì chênh lệch càng lớn (xem hình 18 – 3 – l)?
Đáp: Trong đồng hồ vạn năng, điện xoay chiều là dựa vào bộ chỉnh lưu biến thành một chiều đưa vào đồng hồ đo. Bởi vì tính phi tuyến của đặc tính bộ chỉnh lưu (trong đồng hồ vạn năng nói chung sử dụng oxit đồng), điện trở của nó thay đổi theo điện áp đưa vào, khi điện áp thấp thì điện trở lớn, vì thế khi đo điện áp thấp, dòng điện chạy qua không hoàn toàn tỉ lệ thuận với trị số điện áp đưa vào, mà hơi nhỏ hơn trị số cần có. Trong phạm vi toàn bộ thang chia độ, số đọc của điện xoay chiều, một chiều chỗ đầu mút thang chia đã thiết kế rất trùng hợp, vạch chia độ xoay chiều các điểm khác đều tương đối nhỏ.

18 – 3 – 2
Hỏi: Nấc (thang) điện áp xoay chiều một số đồng hồ vạn năng sử dụng mạch điện chỉnh lưu như thể hiện ở hình 18 – 3 – 2. Tác dụng của diode D1, D2 là gì?
Đáp: Đầu của đồng hồ vạn năng này là kiểu điện từ, chỉ có dòng điện một chiều chạy qua mới làm nó quay. Để đo điện áp xoay chiều, phải chuyển nó thành điện áp một chiều. Trong hình, thể hiện dùng diode D1, D2 tạo thành mạch chỉnh lưu nửa sóng. Khi ở bán chu kỳ dương của điện áp xoay chiều cần đo, D1 thông mạch, đầu đồng hồ quay chiều dương. Khi ở bán chu kỳ âm, D2 thông mạch, dòng điện không chạy qua dầu đồng hồ. D1, D2 có tác dụng bảo vệ ngược chiều lẫn nhau, khiến hai bên đều không chịu điện áp ngược chiều cao. Ngoài ra D1, D2 còn có tác dụng rò thoát dòng điện ngược chiều, khiến các mạch điện. cần đo có nối tiếp tụ điện 0 vì nạp điện một chiều của tụ điện gây tắc nghẽn khi đo.

18 – 3 – 3
Hỏi: Hiển thị của đồng hồ vạn năng số cỡ nhỏ (D.M.M) có hai hình thức: hiển thị màng tinh thể lỏng và hiển thị bằng diode phát quang. Mỗi loại có ưu khuyết điểm gì?
Đáp: Hiển thị màng tinh thể lỏng (LCD) ít tiêu hao điện, một cục pin có thể sử dụng khoảng 1000 giờ nhưng góc nhìn hiển thị nhỏ, tốc độ hưởng ứng nhiệt độ thấp chậm. Hiển thị bằng diode phát quang (LED) tuy tiêu hao điện tương đối nhiều, nhưng hiển thị rõ ràng, tốc độ hưởng ứng nhanh. Do đó sử dụng hiển thị bằng LED tương đối nhiều.

18 – 3 – 4
Hỏi: Tại sao khi sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở, trước tiên phải dùng biến trở để điều chỉnh kim đến vị trí O?
Đáp: Đó là bởi vì nguồn điện của đồng hồ vạn năng, điện áp của pin không thể ổn định lâu, lợi dụng điện trở điều chỉnh duy trì điện áp của hai điểm a, b cố định (xem hình 18 – 3 – 4), sau đó căn cứ vào số đọc của đồng hồ (lợi dụng định luật ôm) là có thể được độ lớn chính xác của điện trở cần đo.

18 – 3 – 5
Hỏi: Khi dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp xoay chiều hoặc một chiều, tại sao thường căn cứ vào trị số hơi lớn hơn lượng đo để chọn tầm đo?
Đáp: Đo như vậy có thể khiến kim đồng hồ quay lệch tương đối lớn, thông thường lấy lệch kim lớn hơn 2/3 trở lên toàn bộ chiều dài thang đo là lý tưởng nhất. Ví dụ, khi dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp xoay chiều 220 vôn thì nên chọn thang đo 250 vôn, chứ không dùng thang đo 500 vôn. Bởi vì sai số tương đối của toàn thang đo giống nhau, nhưng sai số tuyệt đối đều khác nhau. Sử dụng thang đo 250 vôn có thể giảm sai số đo.

18 – 3 – 6
Hỏi: Khi dùng thang điện áp xoay chiều của đồng hồ vạn năng đo điện áp một chiều, trị số điện áp đo được sẽ lệch thấp hay lệch cao?
Đáp: Lệch cao. Bởi vì đầu đồng hồ vạn năng là kiểu điện từ. Kim quay lệch phản ánh trị số bình quân của điện áp, lại vì thang xoay chiều áp dụng mạch điện chỉnh lưu nửa sóng, cho nên trị số bình phân điện áp đầu ra của nổ chỉ là 45% trị số hữu hiệu của điện áp xoay chiều hình sin. Vì thế, số dọc hiển thị của đầu đồng hồ phải căn cứ vào tỉ lệ này để hiệu chỉnh thành trị số hữu hiệu sóng hình sin. Nếu số đọc của thang xoay chiều là 1 vôn thực tế chỉ tương đương 0.45 vôn điện áp một chiều ổn định, tức điện áp một chiều ổn định 1 vôn khi đo bằng thang xoay chiều của đồng hồ vạn năng sẽ được số đọc 2.2 vôn.

18 – 3 – 7
Hỏi: Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp một chiều 12 vôn, kết quả đo được bằng 0, đổi đầu bút, đo lại, phát hiện số đọc điện áp là 26.6 vôn. Trị số đo được đều không đúng. Nguyên nhân tại sao?
Đáp: Dứt khoát do nhầm lẫn lấy thang điện áp xoay chiều sử dụng làm thang điện áp một chiều. Khi dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp xoay chiều, đấu dây bên trong như thể hiện ở hình 18 – 3 – 7. Nó là do hai diode D1 và D2 tạo thành hình thức chinh lưu nửa sóng. Bây giờ dùng để đo điện áp một chiều, khi bút (-) (màu đen) chạm vào cực dương điện áp một chiều thì dòng điện I1 như thể hiện bằng mũi tên nét liền trong hình, bị D1 phân mạch không chạy qua đầu đồng hồ, nên kết quả đo lần đầu bằng 0. Khi đổi đầu bút đồng hồ đo lại, dòng điện I2 như mũi tên nét đứt thể hiện, qua R, D2 và đầu đồng hồ M trở về đầu  .Bởi vì mạch chỉnh lưu nửa sóng này khi đo điện áp xoay chiều, dòng điện một chiều bình quân chạy qua đầu đồng hồ chỉ bằng 0.45 lần trị số hữu hiệu xoay chiều đầu vào, cho nên vạch chia đầu đồng hồ phải thêm lần, tức 2.22 lần. Dùng vạch chia đã mở rộng này để đo điện áp một chiều, kim đồng hồ sẽ chi ở chỗ 2.22 lần trị số thực tế cần đo, chả trách khi đo điện áp một chiều 12 vôn, kim đồng hồ chỉ ở 26.6 vôn.

18 – 3 – 8
Hỏi: Trong mạch điện ở hình 18 – 3 – 8, nguồn điện E là 20V, Ro (bao gồm điện trở trong nguồn điện) là 20kΩ điện trở phụ tải R là 20kΩ điện áp U hai đầu R phải là 10V. Nhưng khi dùng nấc 10V một chiều của đồng hồ vạn năng kiểu MF -14 để đo, số đọc chỉ có 5V. Tại sao?
Đáp: Điện trở trong RV của nấc một chiều 10V đồng hồ vạn năng MF – 14 tương đối thấp (10kΩ) khi đấu song song hai đầu R để đo thì sai số đo rất lớn. Bởi vì khi không đấu với đồng hồ vạn năng thì:
U = E – .
Sau khi đấu đồng hồ vạn năng vào mạch điện thì:
U’ = E – .
Cho nên khi đo điện áp một chiều điện trở trong tương đối cao thì nên chọn sử dụng đồng hồ điện có điện trở trong tương đối lớn để giảm sai số do điện trở trong của đồng hồ điện gây ra.

18 – 3 – 9
Hỏi: Vạch chia trên bề mặt của đồng hồ ôm (đồng hồ điện trở hoặc bộ phận đo điện trở của đồng hồ vạn năng) tại sao ngược với đồng hồ điện nói chung, trị số 0 ở tận cùng bên phải, còn tận cùng bên trái là ∞?
Đáp: Đồng hồ ôm gồm nguồn điện (thông thường là pin khô) nối tiếp với một biến trở và micronampe kế (hoặc milianlpe kế) tạo thành, rồi đấu với điện trở cần đo thành mạch lún. Giả thiết điện áp nguồn điện là U, điện trở trong ampe kế là Ri, điện trở điều chỉnh là Rr, điện trở cần đo là Rx, thì góc quay lệch của kim ampe kế:
 =A x i =
Trong công thức: A – Thông số đồng hồ
i – Dòng điện chạy qua đồng hồ
Khi Rx = 0, tức khi ngắn mạch bên ngoài, điều chỉnh Rr khiến sự quay lệch của kim đạt trị số lớn nhất, nên vạch chia đầu tận cùng bên phải là 0, trị số Rx càng lớn thì góc quay lệch càng nhỏ, khi Rx : ∞ thì  = 0, cho nên đầu tận cùng bên trái là ∞. Từ công thức có thể thấy, vạch chia của đồng hồ không đều, càng gần bên trái càng dày, gần như vạch chia của đường hyperbol.

18 – 3 – 10
Hỏi: Dùng hai tụ điện 20F, 50V nối tiếp để thay tụ điện. 10F, 100V (như hình 18 – 3 – 10) dùng thang 100V một chiều của đồng hồ vạn năng đấu vào hai đầu C1 để đo điện áp hai đầu C1. Vừa đấu vào, điện áp gần 50V, nhưng tiếp đó liền sụt xuống dần tới 0, nhưng sau một lúc lại đột ngột vọt lên gần 100V, qua một lúc thì đứt cầu chì. Tại sao?
Đáp: Cầu chì đứt, khẳng định do hai tụ điện bị đánh thủng, ngắn mạch gây ra. Quá trình của nó như sau: Do lượng điện dung của C1 và C2 bằng nhau, nên điện áp đầu của mỗi tụ phải là 50V, nên khi đồng hồ vạn năng vừa đấu vào C2, điện áp do được gần bằng điện áp đầu 50V của C1, Sau đó, do điện trở trong của đồng hồ vạn năng đấu song song với C1, điện áp ngu, ồn qua R nạp điện cho C2, điện áp đầu của C2 từ 50V bắt đầu tăng lên, cho đến khi gần bằng 100V, còn điện áp của C1 sụt tương ứng xuống gần bằng 0. Lúc này điện áp trên C2 vượt qua 2 lần chịu áp của nó, lập tức bị đánh thủng ngắn mạch. Do điện áp nguồn toàn bộ dồn lên C1 cũng sẽ vượt quá chịu áp của nó nên bị đánh thủng, kết quả gây ngắn mạch đầu ra, cháy cầu chì. Vì thế, phương pháp đo này không đúng.

18 – 3 – 11
Hỏi: Khi dùng thang điện trở R x 1 của đồng hồ vạn năng kiểu MF – 30 để đo biến trở nhạy nhiệt, trị số điện trở chuẩn là 68Ω, kim đồng hồ từ từ quay lệch sang phải, số đọc sau khi ổn định không đến 60Ω Tại sao?
Đáp: Đó là hiện tượng bình thường, không ngoài điện trở hoặc đồng hồ không chính xác gây nên. Bởi vì điện trở nhạy nhiệt là linh kiện hệ số nhiệt điện trở âm, tức khi nhiệt độ của biến trở tăng lên, trị số điện trở giảm. Thang do điện trở R x 1 của đồng hồ vạn năng MF – 30 thì điện trở trong chỉ có khoảng 20Ω. Sau khi đấu điện trở nhạy nhiệt 68Ω vào đồng hồ, sẽ có dòng điện gần 20mA chạy qua điện trở cần đo. Nếu công suất tiêu chuẩn của biến trở không lớn sẽ vì thế mà nóng lên. Nên trị số điện trở đo được sẽ nhỏ hơn trị số chuẩn.

18 – 3 – 12
Hỏi: Tại sao khi dùng thang ôm của đồng hồ vạn năng đo điện trở phải cắt nguồn điện của mạch điện cần đo?
Đáp: Nguyên lý hoạt động đo điện trở của thang ôm đồng hồ vạn năng xem hình 18 – 3 – 12. Trong mạch điện đo này, bản thân có nguồn điện, không cần bất cứ nguồn điện nào bên ngoài. Nếu tiến hành đo đối với điện trở có điện sẽ tương đương với tăng thêm một điện áp bên ngoài vào mạch đồng hồ. Như vậy không những khiến trị số do không chính xác mà còn rất có thể cháy đồng hồ. Cho nên khi dùng thang ôm đồng hồ vạn năng để đo điện trở trong các loại mạch điện, đầu tiên phải cắt nguồn điện của mạch điện cần đo nhằm bảo đảm độ chính xác của trị số điện trở đo được và an toàn của đồng hồ.

18 – 3 – 13
Hỏi: Khi sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện trở tương đối lớn, tại sao hai tay không được tiếp xúc bộ phận dẫn điện của bút thử?
Đáp: Bởi vì cơ thể người có tính năng dẫn điện. Nếu khi đo một điện trở nào đó hai tay cùng lúc tiếp xúc bộ phận dẫn điện của hai bút thử thì trị số Ω đo được là trị số song song giữa điện trở cần đo với điện trở giữa hai tay người, sai lệch với trị số thực tế của điện trở cần đo. Hiện tượng này tương đối rõ rệt ở thang điện trở cao R x 100 trở lên. Cho nên, khi đo cần chú ý.

18 – 3 – 14
Hỏi: Tại sao không thể dùng đồng hồ ôm để đo thử cuộn dây của mA kế và A kế?
Đáp: Dòng điện cho phép chạy qua ma kế rất nhỏ, dòng điện cho phép chạy qua A kế càng nhỏ hơn, còn đồng hồ ôm nói chung ở nấc R x 1 có thể đưa ra dòng điện 50mA trở lên, lớn hơn rất nhiều dòng điện cho phép chạy qua ma kế và A kế, cho dù đồng hồ cần đo vốn vẫn tất, cũng có thể do dùng đồng hồ ôm để đo, gây cháy. Vì thế, không được dùng đồng hồ ôm để đo.

18 – 3 – 15
Hỏi: Có loại đồng hồ vạn năng đo tụ điện và đo điện áp xoay chiều trên cùng một nấc. Lúc này làm sao đo trị số tụ điện?
Đáp: Trước tiên để công tắc lựa chọn trên nấc này, rồi đấu một đầu của tụ điện vào một đầu đo, một đầu khác của tụ điện và một đầu đo khác cho vào điện áp đầy thang chia độ của nấc này, là có thể đọc được trị số tụ điện C cần đo trên vạch chia trị số tụ điện của đồng hồ (như thể hiện ở hình 18 – 3 – 15). Nhưng trong khi đo cần chú ý độ chịu áp của tụ điện xem có thể chịu được điện áp đầy thang chia độ không, nếu không thể chịu được thì phải đổi sang nấc điện áp nếu nhỏ hơn (phối hợp với chịu áp của tụ điện). Ngoài ra, nếu điện áp đưa vào không phải là điện áp đầy thang chia độ thì trị số đọc điện dung phải nhân với tỉ số giữa điện áp thực tế với điện áp đầy thang chia độ.

18 – 3 – 16
Hỏi: Làm sao dùng đồng hồ vạn năng để phán đoán tụ điện tốt, xấu?
Đáp: Điện trở cách điện cao là chỉ tiêu quan trọng của tụ điện tốt. Dùng đồng hồ vạn năng có thể kiểm tra ra điện trở cách điện cao hay thấp. Khi bút thử lần đầu tiên chạm vào hai cực của tụ điện, do tụ điện nạp điện, kim sẽ nhảy. Sau khi kéo bút thử ra, sau 5 giây lại chạm vào lần nữa, nếu kim không nhảy rõ rệt, chứng tỏ do điện trở cách điện cao, điện tích dư của tụ điện chỉ rò chút ít, loại tụ điện này tốt. Nếu kim vẫn nhảy, chứng tỏ điện nạp 5 giây trước đã rò hết, cách điện của tụ điện đã hỏng.

18 – 3 – 17
Hỏi: Khi dùng đồng hồ vạn năng đo mức điện âm tần, tại sao chỉ có khi điện trở phụ tải 600Ω mới có thể căn cứ vào vạch chia do trên mặt đồng hồ vạn năng để đọc trực tiếp?
Đáp: Bởi vì vạch chia đềxiben (dB) trên đồng hồ vạn năng được phân định dưới điều kiện tín hiệu âm tần hình sin và điện trở phụ tải là 600Ω, cho nên chỉ có khi đáp ứng điều kiện trên, mới có thể trực tiếp đọc theo vạch chia độ. Nếu khi điện trở phụ tải cần đo R không phải 600Ω thì không thể trực tiếp đọc được số dB trên đồng hồ vạn năng mà phải cộng thêm 10 log vào số đọc của đồng hồ vạn năng để tính đổi.

18 – 3 – 18
Hỏi: Tại sao khi lợi dụng đồng hồ vạn năng đo điện trở của máy chỉnh lưu bằng oxýt đồng, núm xoay để ở các nấc bội số khác nhau thì số đọc của nó khác nhau?
Đáp: Dùng đồng hồ vạn năng để đo điện trở, khi để núm xoay ở vị trí khác nhau, thì điện trở trong của nó khác nhau. Bội số càng nhỏ thì điện trở trong cũng càng nhỏ, lúc này dòng điện chạy qua sẽ càng lớn. Do oxyt đồng đều là linh kiện phi tuyến tính, khi dòng điện chạy qua nó thay đổi thì trị số điện trở phản ứng cũng khác nhau. Vì thế số đọc không giống nhau.

18 – 3 – 19
Hỏi: Tại sao khi dùng thang điện trở đồng hồ vạn năng đo điện trở chiều dương của diode bán dẫn, trị số điện trở đo được bằng thang trị số thấp thì nhỏ, còn trị số điện trở đo được bằng thang trị số cao thì lớn?
Đáp: Đặc tính vôn – ampe chiều dương của diode bán dẫn như thể hiện ở hình 18 – 3 – 19 khi dòng điện chiều dương chạy qua diode khác nhau thì điện trở chiều dương mà diode hiện ra không phải là số cố định. Còn điện trở trong của thang điện trở đồng hồ vạn năng khi thang đo khác nhau sẽ chênh lệch nhau rất lớn. Như đồng hồ vạn năng kiểu MF – 30, nấc R x 1 dòng điện đạt vài ngàn ma, nấc R x 10k, chỉ vài A (đều chi khi bút đồng hồ ngắn mạch). Do đó, diện trở chiều dương của diode đo được bằng đồng hồ vạn năng sẽ khác nhau rất lớn. Điện trở trong của nấc điện trở thấp rất nhỏ, dòng điện chạy qua diode lớn, trị số điện trở chiều dương của diode đo được sẽ nhỏ. Ngược lại, trị số điện trở chiều dương đo được sẽ lớn.

18 – 3 – 20
Hỏi: Tại sao khi sửa chữa đồng hồ vạn năng, điện trở trong của nó không thể trực tiếp dùng thang điện trở của đồng hồ vạn năng để đo, còn phán đoán cuộn dây đầu đồng hồ có thông hay không lại có thể dùng thang điện trở của đồng hồ vạn năng để đo?
Đáp: Cuộn dây đầu đồng hồ vạn năng được quấn bằng dây dẫn rất nhỏ, trị số dòng diện cho phép của nó chỉ ở cấp A, còn trị số dòng điện của nấc điện trở đồng hồ vạn năng là ma, cho nên nếu đo trực tiếp, thời gian hơi lâu có thể khiến cuộn dây quá tải gây cháy hỏng. Nhưng, tăng nhiệt độ làm cháy hỏng cuộn dây cần có thời gian nhất định, còn như để phân biệt cuộn dây đồng hồ có thông mạch hay không chỉ dùng nấc R x 1k của đồng hồ vạn năng chạm nhanh một cái, căn cứ vào kim đồng hồ có động đậy hay không để phán đoán, thời gian rất ngắn, sẽ không làm cuộn dây đầu đồng hồ quá tải.

18 – 4 Đồng hồ mê ga ôm

18 – 4 – 1
Hỏi: Tại sao phải căn cứ vào điện áp của thiết bị điện cao hay thấp để chọn đồng hồ mê ga ôm điện áp khác nhau để đo điện trở cách điện của nó?
Đáp: Nếu dùng đồng hồ mê ga ôm điện áp thấp để đo điện trở cách điện của thiết bị cao áp thì do cách điện tương đối dày, điện áp phân bố trên chiều dài đơn vị tương đối nhỏ, không thể hình thành cực hóa môi chất, tác dụng điện giải đối với hơi ẩm cũng yếu, số liệu đo được không thể phản ánh tình hình chân thực. Ngược lại dùng đồng hồ mê ga ôm cao áp để đo điện trở cách điện của thiết bị điện áp thấp thì rất dễ đánh thủng cách điện. Vì thế, khi đo điện trở cách điện của thiết bị điện, nói chung qui định dưới 1000V thì dùng đồng hồ MΩ 500V hoặc 1000V, trên 1000V thì dùng đồng hồ MΩ 1000V hoặc 2500V.

18 – 4 – 2
Hỏi: Trên đồng hồ mê ga ôm có 3 trụ đấu dây: một cái đấu “dây pha”, một cái đấu “dây đất” một cái nữa dùng làm gì?
Đáp: Dùng đấu nối dây chắn. Khi đầu đấu dây của vật cần đo thử, do bẩn, ẩm ướt sinh ra dòng điện rò bề mặt, đấu dây chắn vào có thể giảm sai số đo, đo được trị số điện trở cách điện chính xác.

18 – 4 – 3
Hỏi: Dùng đồng hồ mê ga ôm đo điện trở cách điện, nếu đấu nhầm đầu tiếp đất E với đầu dây pha L, sẽ sinh ra hậu quả gì?
Đáp: Bộ phận nối tiếp với đấu dây pha của đồng hồ mê ga ôm đều có chắn tốt, nhằm phòng ngừa dòng điện rò của đồng hồ mê ga gây nên sai số đo. Còn đầu E ở vào điện thế đất, không xét tới chắn. Khi đo bình thường, dòng điện rò của đồng hồ sẽ không gây nên sai số, nhưng nếu đấu nhầm đầu E, L do E không có chắn, dòng điện chạy qua vật thử sẽ nhiều thêm dòng điện rò của đồng hồ mê ga ôm, nói chung điện trở cách điện đo được sẽ lệch thấp so với trị số thực tế. Cho nên không được đấu sai đầu E, L.

18 – 4 – 4
Hỏi: Khi dùng đồng hồ mê ga ôm đo điện trở cách điện của cao áp đối với thấp áp của biến thế, tại sao phải đấu cực chắn của đồng hồ mê ga ôm với vỏ biến thế? Còn khi đo cao áp đối với đất hoặc thấp áp đối với đất có thể không cần cực che chắn?
Đáp: Khi đo điện trở cách điện của cao áp đối với thấp áp biến thế, dòng điện chạy qua giữa cuộn dây cao áp thấp áp của biến thế có hai bộ phận, một bộ phận là dòng điện chạy qua bên trong cách điện giữa cuộn dây cao áp, thấp áp .Dòng điện này phản ánh điện trở cách điện. Một bộ phận khác là dòng điện từ bề mặt ống lồng cao áp qua vỏ rồi đến ống lồng thấp áp, là dòng điện rò bề mặt. Nếu hai bộ phận dòng điện này đều chạy qua cuộn dây dòng điện của đồng hồ mê ga ôm thì điện trở cách điện đo được sẽ thấp hơn trị số thực. Nếu đấu điện cực chắn của đồng hồ mê ga ôm lên vỏ biến thế thì dòng điện rò bề mặt sẽ thông qua cực chắn của đồng hồ mê ga ôm để cấp điện, không qua cuộn dây dòng điện của đồng hồ mê ga ôm, sẽ có thể loại trừ ảnh hưởng của dòng điện rò bề mặt, đo được trị số thực.
Đo điện trở cách điện cao áp đối với đất, thấp áp đối với đất, chỉ cần đấu cuộn dây cần đo lên đầu “đường dây”, cuộn dây không cần đo đấu với vỏ rồi cùng đấu với đầu “đất” của đồng hồ mê ga ôm. Lúc này, dòng điện rò bề mặt và dòng điện rò của cuộn dây không cần đo đều không đi qua cuộn dây đồng hồ mê ga ôm, vì thế có thể đo được trị số thực của điện trở cách điện. Vì thế tiêu chuẩn Bộ cơ khí “Phương pháp thử nghiệm biến thế điện” qui định dùng phương pháp này để đo.

18 – 4 – 5
Hỏi: Khi dùng đồng hồ mê ga ôm làm thí nghiệm cách điện, tại sao phải dùng dây đồng hồ megger có dây chắn?
Đáp: Khi đo điện trở cách điện, dòng điện rò bề mặt của vật cần thử có thể dùng vòng chắn bằng kim loại bọc bề mặt vật thể và dẫn vòng này đến đầu che bảo vệ của đồng hồ mê ga ôm. Như vậy, rò bề mặt sẽ không thông qua đồng hồ mê ga ôm, nhưng lúc này số đọc của đồng hồ mê ga ôm vẫn chịu ảnh hưởng của rò bên trong đồng hồ. Nếu dùng dây chắn, đem một đầu đấu vào đầu che bảo vệ, dẫn dòng điện chạy từ đất đến đầu đấu với dây dẫn của đồng hồ mê ga ôm thoát đi, khiến nó không chạy qua trong đồng hồ, như vậy điện trở cách diện đo được mới thật sự là điện trở của bản thân môi chất.

18 – 4 – 6
Hỏi: Khi dùng đồng hồ mê ga ôm đo điện trở cách điện của thiết bị điện, tại sao dây đo không được xoắn quấn vào nhau?
Đáp: Nếu hai sợi dây đo xoắn quấn vào nhau, khi cách điện của dây dẫn không tốt sẽ tương đương với đấu song song một điện trở thấp (cách điện) vào thiết bị điện cần đo, khiến đo không chính xác. Đồng thời, còn làm thay đổi điện dung của mạch điện cần đo, sẽ không chính xác khi thử nghiệm.

18 – 4 – 7
Hỏi: Tại sao đồng hồ mê ga ôm (đồng hồ megger) áp dụng kết cấu đồng hồ tỉ suất?
Đáp: Đặc điểm chủ yếu của đồng hồ tỉ suất là bộ phận hoạt động của đồng hồ bố trí hai cuộn dây (cuộn dây mô men quay, cuộn dây phản tác dụng) mà không có dây lò xo cân bằng. Mô men phản tác dụng do cuộn dây phản tác dụng sinh ra. Do đó, khi không thông điện, bộ phận hoạt động ở vào trạng thái cân bằng, sau khi thông điện, góc quay lệch của bộ phận hoạt động của nó phụ thuộc vào tỉ suất dòng điện của hai cuộn dây hoạt động, cho nên gọi là đồng hồ tỉ suất. Khi dùng đồng hồ mê ga ôm đo điện trở cách điện, yêu cầu trị số đo không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của điện áp máy phát điện quay tay, dùng đồng hồ kiểu tỉ suất có thể thỏa mãn yêu cầu này.

18 – 4 – 8
Hỏi: Số phiến cổ chỉnh lưu của máy phát điện tay quay trong đồng hồ mê ga ôm nhiều tốt hay ít tốt?
Đáp: Để đo chính xác trị số điện trở cách điện, yêu cầu điện áp một chiều do đồng hồ mê ga ôm phát ra phải gần như ổn định, dao động càng nhỏ càng tốt. Nếu điện áp có dao động, thì có thể coi như trong điện áp tồn tại thành phần xoay chiều. Thành phần xoay chiều điện áp này có thể thông qua tụ điện sinh ra dòng điện rò phụ, khiến trị số điện trở cách điện đo được lệch thấp. Số phiến chỉnh lưu của đồng hồ mê ga ôm càng nhiều thì dao động điện áp sinh ra càng nhỏ, ngược lại thì dao động điện áp lớn. Cho nên, số phiến của cổ chỉnh lưu máy phát điện nhiều một chút thì tốt.

18 – 4 – 9
Hỏi: Có một số đồng hồ mê ga ôm cao áp (như điện áp 2500 vôn, giới hạn đo 10000 triệu ôm) tại sao trên thủy tinh vỏ đồng hồ có đoạn dây dẫn bằng đồng?
Đáp: Tác dụng của sợi dây dẫn bằng đồng này là loại trừ sức hút của điện tích tĩnh đối với kim đồng hồ, khi sửa chữa cần đặc biệt lưu ý, không được tùy ý tháo bỏ.

18 – 4 – 10
Hỏi: Đồng hồ mê ga ôm 1000 vôn, khi lắc, lấy hai tay nắm chặt hai đầu dây ra của nó, tại sao chỉ cảm giác tê tay mà không nguy hiểm đến tính mạng?
Đáp: Điện áp định mức của máy phát điện trong đồng hồ mê ga ôm tuy rất cao, nhưng trong mạch đầu ra của nó đấu nối tiếp trị số điện trở trong rất lớn, lớn gấp nhiều lần điện trở cơ thể người. Vì thế khi nắm chặt hai đầu dây ra của hòm quay, dòng điện chạy qua cơ thể bị hạn chế đến trị số rất nhỏ, cho nên chỉ cảm giác tê tay mà không nguy hiểm đến tính mạng. Còn nguồn điện 220 vôn nói chung, điện trở trong rất nhỏ, vì thế khi tiếp xúc với người sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

18 – 4 – 11
Hỏi: Khi đồng hồ mê ga ôm đo điện trở cách điện của tụ điện mạch cao áp, sau khi đo xong, tại sao đồng hồ mê ga ôm không được đột ngột ngắt mà phải từ từ giảm tốc độ, chờ khi tháo dây đo của đồng hồ mê ga ôm ra khỏi tụ điện mới ngắt?
Đáp: Trong quá trình đo, tụ điện dần dần nạp điện, mà khi sắp đo xong, tụ điện đã tích trữ đủ điện năng, nếu đồng hồ mê ga ôm ngắt ở đây, thì tụ điện tất phải phóng điện qua đồng hồ mê ga ôm, có khả năng cháy hỏng đồng hồ.

18 – 4 – 12
Hỏi: Làm sao dùng đồng hồ mê ga ôm để phán đoán tụ điện tốt, xấu?
Đáp: Dùng đồng hồ mê ga ôm quay đo điện trở cách điện của tụ điện (nếu điện áp tiêu chuẩn của đồng hồ mê ga ôm sử dụng cao hơn điện áp thử nghiệm một chiều của tụ cần đo thì phải giảm tương ứng tốc độ quay), sau đổ nhanh chóng cắt mạch quay đo, không cho điện tích dư thừa rò qua đồng hồ mê ga ôm, rồi mới để tụ điện ngắn mạch phóng điện. Lúc này có thể xảy ra ba trường hợp:
(1) số đọc của đồng hồ mê ga ôm từ 0 bắt đầu tăng dần lên, khi ngắn mạch có tia lửa phóng điện. Điều này chứng tỏ cách điện và tính năng tích điện của tụ điện tốt.
(2) Số đọc của đồng hồ mê ga ôm ngừng ở chỗ vị trí 0, thể hiện cách điện của tụ điện đã bị đánh thủng.
(3) Đồng hồ mê ga ôm có số đọc, khi ngắn mạch không có tia lửa, thể hiện đứt dây nối giữa trụ đấu dây với bản cực. Hai trường hợp sau thể hiện tụ điện đã hỏng, không thể sử dụng.

18 – 4 – 13
Hỏi: Dùng đồng hồ mê ga ôm đo điện trở cách điện của thiết bị điện, trong hai cách đấu dây ở hình 18 – 4 – 13 (a) và (b) trị số đo của cách nào chính xác?
Đáp: Mục đích đo điện trở cách điện của thiết bị điện là nhằm phán đoán cách điện bên trong chất cách điện của thiết bị tốt hay xấu. Vì thế, phải cố gắng loại trừ ảnh hưởng của rò bề mặt thiết bị đối với đồng hồ mê ga ôm.
Hình (a) nối vòng báo vệ G của đồng hồ mê ga ôm với ống sứ, như vậy dòng điện rô do bề mặt ống sứ bị bẩn hoặc ẩm ướt gây nên sẽ không chạy qua cuộn dây bên trong đồng hồ mê ga ôm loại trừ được ảnh hưởng của rò bề mặt đối với đồng hồ mê ga ôm. Vì thế cách đấu dây của hình (a) hợp lý hơn hình (b), điện trở cách điện mà cái trước đo được cũng chính xác hơn.

18 – 4 – 14
Hỏi: Tại sao sau khi đồng hồ mê ga ôm ngừng, kim thường vượt quá vô cùng lớn?
Đáp: Khi đo điện trở cách điện, vật bị đo ở vào trạng thái nạp điện. Sau khi đồng hồ mê ga ôm ngừng, vật bị đo ở vào trạng thái phóng điện, dòng điện chạy qua kim đồng hồ ngược với trước, kim sẽ quay lệch về phía vô cùng lớn. Đối với thiết bị điện áp càng cao, dung lượng càng lớn thì thường quay lệch quá mức, vì thế khi đo xong phải một mặt hạ thấp tốc độ quay, mặt khác tháo dây đầu tiếp đất, khiến kim không quay lệch quá mức gây hỏng.

18 – 4 – 15
Hỏi: Tại sao khi dùng đồng hồ mê ga ôm đo điện trở cách điện một số thiết bị điện nào đó (như biến thế, máy hỗ cảm v.v…) sẽ phát hiện dòng điện được hình thành bởi ion sau khi tốc độ quay đã ổn định, nếu tiếp tục quay thì số chỉ thị sẽ tăng lên rõ rệt?
Đáp: Vì dưới tác dụng của điện áp bên ngoài, chất điện môi, ngoài dòng điện được hình thành bởi ion ràng buộc rất yếu và một ít ion tự do ra, sự chuyển động của đôi cực bên trong nó, sự dịch chuyển có tính đàn hồi của ion ràng buộc tương đối mạnh và sự dịch chuyển của điện tích ràng buộc cũng hình thành dòng điện. Như vậy trị số điện trở cách điện sẽ tương đối thấp. Sau một khoảng thời gian, khi sự chuyển động của đôi cực, sự dịch chuyển của điện tích ràng buộc đã đạt được cân bằng với điện trường bên ngoài, sẽ ngắt. Lúc này, bên trong môi chất sẽ chỉ có dòng điện truyền dẫn chạy qua, cho nên trị số điện trở cách điện sẽ tăng lên rõ rệt.
Nói chung, khi dùng đồng hồ mê ga ôm đo thiết bị điện nào đó đều phải yêu cầu tiến hành đo một phút hoặc đo cho đến khi trị số chỉ thị không còn tăng lên rõ nữa.

18 – 4 – 16
Hỏi: Khi dùng đồng hồ mê ga ôm kiểm tra cách điện của tụ điện, sau khi quay, phát hiện kim quay ngược. Đó là nguyên nhân gì?
Đáp: Đồng hồ mê ga ôm sau khi quay, đưa ra điện áp một chiều khiến tụ điện nạp điện. Sau khi quay xong, tụ điện nạp điện cho đồng hồ mê ga ôm, chiều của dòng điện này ngược với chiều của dòng điện đầu ra đồng hồ mê ga ôm, cho nên làm cho kim quay lệch ngược chiều.

18 – 4 – 17
Hỏi: Khi dùng đồng hồ mê ga ôm không áp dụng biện pháp chắn bề mặt để quay đo điện trở cách điện, trong quá trình quay tại sao không thể dùng vải hoặc tay để lau kính bề mặt?
Đáp: Nếu dùng vải hoặc tay để lau kính bề mặt sẽ ma sát sinh điện tạo ra điện tích tĩnh, ánh hường đến quay lệch của kim, khiến kết quả đo không chính xác, mà ảnh hưởng của điện tích tĩnh đối với kim còn phụ thuộc vào vị trí của kim, vì thế dùng tay hoặc vải lau kính mặt đồng hồ mê ga ôm không áp dụng biện pháp che chắn sẽ có kết quả đo phân tán rất lớn.

18 – 4 – 18
Hỏi: Tại sao khi dùng đồng hồ mê ga ôm đo điện trở cách điện các vật thử nghiệm có tính điện dung như tụ điện, cáp điện lực v.v…, kim đồng hồ sẽ dao động qua lại? Nên giải quyết thế nào?
Đáp: Đồng hồ mê ga ôm do máy phát điện một chiều quay tay và tỉ suất kế kiểu điện từ tạo thành. Khi đo, điện áp đầu ra sẽ thay đổi theo sự thay đổi tốc độ quay. Sự biến động nhỏ của điện áp đầu ra, ảnh hưởng không lớn đến vật thử nghiệm tính điện dung, khi tốc độ quay cao, điện áp đầu ra cũng cao, điện áp này nạp điện cho vật thử nghiệm cần đo khi tốc độ quay thấp, vật thử nghiệm cần đo phóng diện qua đầu đồng hồ. Như vậy, dẫn đến lúm đồng hồ dao động, ảnh hưởng số đọc.
Biện pháp giải quyết như thể hiện ở hình 18 – 4 – 18, đấu nối tiếp diode chinh lưu cao áp 2DL vào giữa “đầu đường dây” với vật thể cần đo của đồng hồ mê ga ôm, dùng để ngăn chặn sự phóng điện của vật thể đối với đồng hồ mê ga ôm, sẽ có thể loại trừ dao động của kim đồng hồ, lại không ảnh hưởng đến độ chính xác đo.

18 – 4 – 19
Hỏi: Khi sử dụng đồng hồ mê ga ôm đo điện trở cách điện của đường dây tải điện, cố khi số đọc bằng 0, có phải nhất định có sự cố?
Đáp: Số đọc bằng 0 chưa chắc mạch điện có sự cố. Nguyên nhân có thể của nó là:
(1) Đường dây tải điện ở ngoài trời mưa mù, vỏ sứ ẩm ướt, rò điện tương đối lớn.
(2) Đường dây tải điện dài, vỏ sứ nhiều, do các vỏ sứ dính bụi đất nên trị số rò điện tích tụ lại sẽ lớn.
(3) Đường dây tải điện dài, khi đo phải qua thời gian nhất định để nạp điện, trước khi chưa nạp điện, số đọc của nó bằng 0, nếu khi quay đồng hồ thời gian kéo dài trên 3 phút tức sẽ có hiển thị.
(4) Số đọc của đồng hồ mê ga ôm là triệu ôm, trị số nhỏ đọc không ra.

18 – 4 – 20
Hỏi: Khi độ ẩm tương đối lớn, điện trở cách điện của biến thế đo được bằng đồng hồ mê ga ôm tương đối thấp, nếu đấu đầu chắn của đồng hồ mê ga ôm vào giữa ống lồng (như hình 18 – 4 – 20) tại sao điện trở cách điện của nó lại tăng lên?
Đáp: Khi độ ẩm môi trường chung quanh tương đối lớn, trên ống lồng dây ra của két dầu biến thế dính những hạt nước nhỏ li ti hoặc lớp màng nước mỏng, làm tăng rõ rệt sự dẫn điện bề mặt ống lồng, mà điện trở cách điện đo được bằng đồng hồ mê ga ôm là tổng hợp của điện trở thể tích và điện trở bề mặt, sự dẫn điện bề mặt ống lồng tăng lên, khiến điện trở cách điện đo được giảm xuống, nhưng không thể phản ánh trong biến thế có khiếm khuyết.
Đấu đầu chắn của đồng hồ mê ga ôm vào giữa ống lồng thì dòng điện dẫn điện của bề mặt ống lồng sẽ không chạy qua cuộn dây dòng điện của đồng hồ mê ga ôm mà chạy qua đầu chắn rồi tiếp đất, cái mà đồng hồ phản ánh là điện trở thể tích, loại trừ ảnh hưởng dẫn điện bề mặt khi độ ẩm tương đối lớn, nên điện trở cách điện tăng lên.

 

18 – 2 – 1
Hỏi: Sau khi sử dụng xong ampe kế, micron ampe kế và mili vôn kế, tại sao thường dùng một sợi dây đồng nối các trụ đầu dây của chúng?
Đáp: Bởi vì các loại đồng hồ đo này là kiểu điện từ, cuộn dây, trục và kim của chúng đều hết sức nhỏ, giòn yếu, cho nên khi di chuyển đồng hồ có thể khiến chúng dao động mạnh, gây hỏng. Nhưng sau khi dùng sợi dây đồng nối trụ đấu dây của chúng lại, nếu khi cuộn dây do tác dụng của lực cơ giới bên ngoài mà chuyển động thì trong cuộn dây sẽ sinh ra dòng điện (tương đương với một máy phát điện một chiều), từ đó sinh ra lực hãm, khiến cuộn dây không thể dao động nhanh, như vậy có thể phòng ngừa hỏng đồng hồ.

18 – 2 – 2
Hỏi: Khi đặt xếp đồng hồ điện kiểu xách tay, tại sao phải để đứng mặt cạnh?
Đáp: Đồng hồ kiểu xách tay tương đối tinh vi, đều đặt nằm ngang để sử dụng, do đó trục được lắp thẳng đứng. Nếu khi không dùng mà cũng để ngang sẽ khiến đầu nhọn trục phía dưới ép lâu dài lên ổ trục khiến đầu nhọn trục và ổ trục đều hỏng. Nếu để đứng mặt cạnh, trục chỉ gác lên ổ trục làm cho đồng hồ có thể duy trì độ nhạy và độ chính xác, và kéo dài thời gian sử dụng.

18 – 2 – 3
Hỏi: Tại sao khi sử dụng kiểm dòng kế (kiêm lưu kế), nhất định phải điều chỉnh nó đến vị trí nằm ngang bằng?
Đáp: Kiểm dòng kế nói chung đều dùng dây căng hoặc dây treo để đỡ bộ phận hoạt động. Nếu không điều chỉnh đến vị trí nằm ngang thì cuộn dây hoạt động của kiểm dòng kế sẽ rời khỏi vị trí thẳng đứng, sinh ra bị nghiêng. Như vậy cuộn dây quay trong khe hở làm việc của từ trường sẽ khó khăn. Cho nên trước tiên phải điều chỉnh đến vị trí ngang bằng.

18 – 2 – 4
Hỏi: Tại sao khi hiệu chỉnh đồng hồ điện phải căn cứ vào số đọc của điểm cần kiểm tra trên đồng hồ cần hiệu chỉnh để điều chỉnh độ lớn cần đo mà không điều chỉnh theo số đọc của đồng hồ chuẩn?
Đáp: Khi hiệu chỉnh đồng hồ, điều chỉnh độ lớn cần đo đến vạch chia điểm cần hiệu chỉnh trên đồng hồ cần hiệu chỉnh (nói chung đều là vạch chia có chữ số hoặc chỗ có vạch dài trên thước chia độ), lúc này kim của đồng hồ chuẩn chưa chắc ở đúng vạch chia, làm như vậy chủ yếu là xét đến sự tiện lợi của đọc số. Bởi vì, nếu trước tiên căn cứ vào chữ số trên thước chia độ của đồng hồ chuẩn để điều chỉnh cân đo, thì rất có thể kim của đồng hồ chuẩn chỉ trên vạch chia, còn kim của đồng hồ cần hiệu chỉnh lại ở giữa vạch chia. Do cấp của đồng hồ chuẩn nhất định cao hơn đồng hồ cần hiệu chỉnh, chia ô phải nhiều hơn, cho nên để kim của đồng hồ cần hiệu chỉnh ở trên vạch chia, còn kim của đồng hồ chuẩn ở giữa vạch chia, như vậy đọc số tương đối thuận lợi.

18 – 2 – 5
Hỏi: Tại sao khi hiệu chỉnh đồng hồ điện, giữa đồng hồ chuẩn với đồng hồ cần hiệu chỉnh tối thiểu phải cách 1 mét? Hơn nữa tốt nhất bố trí hai đồng hồ theo hướng đông – tây?
Đáp: Khi hiệu chỉnh đồng hồ, từ trường của hai đồng hồ sẽ ảnh hưởng lẫn nhau. Về bản chất thì ảnh hưởng này cũng giống như từ trường bên ngoài. Nếu để xa ra một chút, ảnh hưởng sẽ nhỏ. Hai đồng hồ để theo chiều đông – tây, chủ yếu là xét đến giảm thiểu ảnh hưởng địa tử chiều nam bắc.

18 – 2 – 6
Hỏi: Tại sao khi dùng đồng hồ kiểu điện từ làm đồng hồ chuẩn để hiệu chỉnh
đồng hồ hai tác dụng: xoay chiều, một chiều kiểu điện động, không thể dùng nguồn điện chỉnh lưu thông thường?
Đáp: Đồng hồ kiểu điện từ phản ánh là trị số bình quân cần đo, còn đồng hồ kiểu điện động phản ánh là trị số hữu hiệu. Trong dòng điện đầu ra của máy chỉnh lưu phổ thông bán trên thị trường luôn luôn là thành phần mạch động. Vì thế, trong tình hình này, chỉ thị của đồng hồ kiểu điện động luôn lớn hơn kiểu điện từ.

18 – 2 – 7
Hỏi: Chỉ dùng một sợi dây đồng trần làm sao xác định cuộn dây của mV kế một chiều có bị đứt hay không?
Đáp: Trước tiên lắc đồng hồ một cái, chú ý kim đồng hồ dao động qua trái qua phải, sau đó dùng dây đồng trần nối liền hai trụ đầu dây “+” ,”-” của mV kế, lại lắc như vừa rồi lần nữa, chú ý tình hình dao động của kim đồng hồ. Nếu sau khi đấu đây đồng vào, kim đồng hồ dao động chậm hơn, chứng tỏ cuộn dây thông mạch, nếu hai lần lắc, dao động như nhau, thì cuộn dây đã đứt. Nguyên lý là thế này: mV kế một chiều đều là đồng hồ kiểu điện từ. Khi kim đồng hồ dao động, cuộn dây trong đồng hồ cắt từ trường của nam châm vĩnh cửu, sinh ra thế điện động, nếu cuộn dây hình thành một mạch điện khép kín thì có thể sinh ra dòng điện trong cuộn dây, còn chiều của lực do tác dụng lẫn nhau với từ trường sinh ra vừa vặn ngược với chiều vận động, thế là giảm được sự dao động của kim đồng hồ.

18 – 2 – 8
Hỏi: Tại sao tay ướt cầm hai sợ dây dẫn bằng vật liệu khác nhau trên kiểm dòng kế hoặc mA kế sẽ có thể kiểm nghiệm được cuộn dây của đồng hồ này còn hoàn toàn tốt không?
Đáp: Đặt hai miếng kim loại cùng với nhau sẽ có thể tạo thành nhiệt ngẫu nhưng phải bảo đảm có chênh lệch nhiệt độ nhất định và phần đầu của hai miếng kim loại phải tiếp xúc tốt. Khi tay ướt cầm vào chúng, nhiệt lượng trên tay sẽ truyền đến kim loại. Hơn nữa, do nguyên nhân ẩm ướt, tiếp xúc sẽ tốt, thế là sinh ra điện thế nhiệt, khiến kim kiểm dòng kế hoặc mA kế quay lệch, như vậy có thể phán đoán cuộn dây có hoàn toàn tốt không.

18 – 2 – 9
Hỏi: Khi đo điện áp, làm sao loại trừ sai số đo do điện trở bên trong vôn kế gây ra?
Đáp: Khi đo điện áp, có thể chọn sử đụng vôn kế có điện trở trong rất cao để đo hoặc có thể dùng hai vôn kế có điện trở trong lần lượt là RVl, RV2 mỗi cái do một lần trong mạch tuyến tính, được điện áp Ul, U2, sau đó căn cứ vào công thức:
U =
Tính ra điện áp thực tế U, như vậy sẽ có thể loại trừ được sai số đo do điện trở bên trong vôn kế gây ra.

18 – 2 – 10
Hỏi: Tại sao khi hiệu chỉnh máy ổn áp kiểu bão hòa từ, tốt nhất không sử dụng vôn kế kiểu lõi sắt động làm đồng hồ chỉ thị?
Đáp: Đồng hồ điện kiểu lõi sắt động hoạt động dựa vào tác dụng hút của từ trường do cuộn dây thông điện sinh ra đối với phiến sắt. Từ trường do cuộn dây sinh ra phần lớn ở trong không khí, ảnh hưởng của từ trường bên ngoài đối với nó rất lớn. Từ thông rò do máy ổn áp bão hòa tử sinh ra đủ ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của đồng hồ kiểu lõi sắt di động, khiến chỉ thị không chính xác gây nên sai số đo. Trong trường hợp này, tốt nhất không dùng đồng hồ kiểu này. Nếu buộc phải sử dụng thì nên để nó cách xa máy ổn áp từ 2 – 3m thì ảnh hưởng của từ trường đối với đồng hồ mới nhỏ đến mức có thể bỏ qua.

18 – 2 – 11
Hỏi: Các loại đồng hồ như ampe kế, vôn kế, đồng hồ do công suất v.v… đòi hỏi phải hết sức nhạy, linh hoạt. Liệu có thể dùng dầu để bôi trơn ổ trục?
Đáp: Các loại đồng hồ lợi dụng một điểm của đầu nhọn trục để đỡ. Sau khi cho dầu vào, dầu sẽ làm tăng lực cản, mặt khác ngày càng lâu sẽ bám thêm bụi, đất, tăng thêm lực cản, làm giảm độ nhạy của đồng hồ. Cho nên không dược dùng dầu để bôi trơn.

18 – 2 – 12
Hỏi: Tại sao khi chọn đồng hồ đo, phải làm sao trị số cần đo vào khoảng 1/3 thang đo của đồng hồ trở lên là tương đối tốt?
Đáp: Giữa trục và ổ đỡ của đồng hồ tồn tại mô men lực ma sát nhất định. Chiều của mô men lực ma sát này ngược với chiều mô men quay do đồng hồ sinh ra. Khi đo tham số tương đối nhỏ (dòng điện, điện áp v.v…) mômen quay điện tương đối nhỏ, bộ phận bị mômen lực ma sát triệt tiêu tương đối lớn, do đó làm cho sai số tương đối lớn. Khi đo tham số tương đối lớn, mômen quay điện tương đối lớn, bộ phận bị mômen quay ma sát triệt tiêu tương đối nhỏ, vì thế sai số nhỏ. Khi tham số được đo của đồng hồ nói chung ở 1/3 thang đo của đồng hồ trở lên thì mômen quay điện đủ lớn, bộ phận mômen lực ma sát bị triệt tiêu sẽ nhỏ, có thể bỏ qua không tính. Do đó, cơ bản duy trì được độ chính xác cần có của nó.

18 – 2 – 13
Hỏi: Dùng vôn kế cấp 0.5 – 100 vôn và cấp 1.5 – 10 vôn lần lượt đo điện áp 9 vôn, kết quả đo của đồng hồ nào chính xác?
Đáp: Dùng vôn kế cấp 1.5 – 10 vôn đo điện áp 9 vôn tương đối chính xác. Bởi vì nói cấp sai số của đồng hồ là nói số phần trăm đối với tầm đo của nó. Nếu vôn kế cấp 0.5 – 100 vôn thì sai số mỗi vạch chia của nó đều cho phép trong 0.5% của 100 vôn, tức sai số ở chỗ các vạch chia đều cho phép trong 0.5 vôn, cũng như vậy, sai số ở chỗ các vạch chia của vôn kế cấp 1.5 – 10 vôn cho phép trong 0.15 vôn. Vì thế khi dùng vôn kế cấp 0.5 vôn – 100 vôn đo điện áp 9 vôn thì sai số lớn nhất của nó có thể đạt 0.5 vôn. Còn khi dùng vôn kế cấp 1.5 vôn – 10 vôn để đo thì sai số lớn nhất của nó là 0.15 vôn. Cho nên khi chọn đồng hồ điện, ngoài việc phải chú ý cấp của nó ra còn phải căn cứ vào độ lớn cần đo để chọn tầm đo thích hợp. Khi lượng cần đo gần với đầy thang đo điện áp thì sai số càng nhỏ. Nói chung, lấy kim có thể quay đến trên 1/2 đầy thang đo của điện áp là tốt.

18 – 2 – 14
Hỏi: Điện trở trong của vôn kế bóng chân không rất lớn, dùng nó để đo điện áp tần số chung liệu có chính xác hơn vôn kế cấp 2.5 phổ thông không?
Đáp: Điện trở trong của vôn kế bóng chân không rất lớn, khi đo có thể giảm thiểu ảnh hưởng đối với sự hoạt động của mạch điện, cho nên đặc biệt thích hợp với đo mạch điện bóng điện tử, mà cũng thích hợp với đo điện áp tín hiệu cao tần. Nhưng khi dùng nó đo điện áp tần số chung, do tính ổn định của nó kém, dẫn đến sai số tương đối lớn. Sai số của nó ngoài sai số cơ bản của đồng hồ ra còn có các sai số phụ như bóng bán dẫn, tần số, nguồn điện và nhiệt độ môi trường biến động v.v… Tổng sai số có thể đạt tới 5%. Còn vôn kế cấp 2.5 thì sai số chỉ 2.5%. Cho nên khi sử dụng vôn kế bóng chân không để đo điện áp tần số chung thì độ chính xác của nó, ngược lại, thấp hơn vôn kế cấp 2.5 phổ thông.

18 – 2 – 15
Hỏi: Hai vôn kế 150 vôn nối tiếp với nhau, có thể đo điện áp 300 vôn được không?
Đáp: Nếu hai vôn kế này cổ điện trở bằng nhau thì có thể dùng được. Nếu không, số đọc của vôn kế có điện trở tương đối lớn sẽ vượt quá 150 vôn, còn một số đọc khác sẽ nhỏ hơn 150 vôn.

18 – 2 – 16
Hỏi: Khi đo điện áp của mạch điện một chiều điện cảm cao, vôn kế nên đấu dây theo đường nét đứt hay theo đường nét liền trong hình 18 – 2 – 16?
Đáp: Nếu vôn kế đấu dây theo đường nét đứt thì khi công tắc cắt nguồn điện, do trong mạch điện cảm có điện thế tự cảm rất cao sẽ làm hỏng vôn kế. Nên vôn kế phải đấu bên trái công tắc đường điện.

18 – 2 – 17
Hỏi: Trong mạch chỉnh lưu thể hiện ở hình 18 – 2 – 17. V1 là vôn kế hệ điện từ, V2 là vôn kế hệ điện động (điện trở trong hai vôn kế gần bằng nhau). K ngắt ra, trị số hai đồng hồ cơ bản giống nhau. K đóng lại số đọc của hai đồng hồ khác nhau. Tại sao?
Đáp: Đồng hồ hệ điện từ chỉ có thể đo điện một chiều, đồng hồ hệ điện động có thể đo điện xoay chiều, một chiều. Khi K ngắt ra, do tác dụng lọc sóng của tụ C, khiến xung của điện áp UAB giữa hai điểm A, B rất nhỏ (điện trở trong của đồng hồ tương đối lớn), cơ bản là điện áp một chiều, nên hai đồng hồ chỉ thị đại thể giống nhau. Khi K đóng, phụ. tải Rfz đấu vào, tham số thời gian phóng điện của C giảm, mạch động của UAB tăng lên, khiến thành phần xoay chiều tăng. Lúc này V1 phản ánh là trị số bình quân của điện áp mạch động này, V2 phản ánh là trị số hữu hiệu của điện áp mạch động này. Nên số đọc của hai đồng hồ khác nhau, mà số đọc của V2 lớn hơn số đọc của V1.

18 – 2 – 18
Hỏi: Dùng hai vôn kế A, B lần lượt đo điện áp. Khi vôn kế A đo điện áp 300V thì sai số là 3 vôn. Khi vôn kế B đo điện áp 50 vôn thì sai số là 2.5 vôn. Độ chính xác đo của đồng hồ nào cao hơn?
Đáp: Xét từ sai số tuyệt đối thì sai số của vôn kế A lớn hơn, nhưng độ chính xác đo phải xét từ sai số tương đối, sai số tương đối đo của vôn kế A là 1%, sai số tương đối đo của vôn kế B là 5%. Qua đó có thể thấy độ chính xác đo của vôn kế A cao hơn.

18 – 2 – 19
Hỏi: áp dụng hình 18 – 2 – 19 để hiệu chỉnh độ ổn định của điện áp xoay chiều đầu ra máy ổn áp xoay chiều điện tử, đầu ra của nó dùng một đồng hồ xoay chiều kiểu kim có độ chính xác tương đối cao và một vôn kế chữ số xoay chiều để giám sát. Kết quả số đọc của vôn kế xoay chiều kiểu kim và vôn kế chữ số xoay chiều chênh lệch nhau rất lớn. Tại sao?
Đáp: Độ chính xác đo của vôn kế chữ số xoay chiều cao, đọc số trực quan tiện lợi nhưng nguyên lý hoạt động của nó là áp dụng trị số bình quân, tức số đọc của nó là trị số bình quân của điện áp xoay chiều. Vì thế, chỉ khi tín hiệu cần đo là sóng sin thuần mới có thể đọc dược chính xác trị số hữu hiệu, hơn nữa loại đồng hồ chỉ số xoay chiều này hết sức nhạy với hình sóng tín hiệu cần đo. Đối với sóng sin mà nói, độ méo càng lớn thì sai số. đọc cũng càng lớn. Còn số đọc của vôn kế xoay chiều kiểu kim là trị số hữu hiệu. Bởi vì hình sóng đầu ra của máy ổn áp xoay chiều điện tử méo nghiêm trọng (không phải là sóng hình sin nghiêm chỉnh), cho nên chênh lệch số đọc của hai cái tất nhiên rất lớn. Nếu dùng hai loại đồng hồ trên đây để đo điện lưới, vì hình sóng của điện lưới cơ bản là sóng sin, cho nên sẽ không xảy ra vấn đề nói trên.

18 – 2 – 20
Hỏi: Khi dùng vôn kế đo điện áp, hy vọng điện trở trong đồng hồ rv càng lớn càng tốt. Nếu đấu dây dẫn rất dài trên vôn kế, sau đó mới đo điện áp, liệu có thể đo dược chính xác hơn không?
Đáp: áp dụng phương pháp này đo điện áp, không những không nâng cao được độ chính xác, ngược lại khiến điện áp đo được không phù hợp với tình hình thực tế. Đó là do khi dây dẫn đấu ngoài của đồng hồ rất dài, trên dây dẫn sẽ sinh ra sụt áp rất lớn, thế là điện áp mà đồng hồ đo được sẽ tương đối nhỏ, so với điện áp thực tế sẽ chênh lệch sụt áp trên dây dẫn.

18 – 2 – 21
Hỏi: Căn cứ vào hình 18 – 2 – 21 (a) dùng vôn kế và ampe kế đo điện trở một chiều cuộn dây của môtơ điện (hoặc biến thế) được không?

Đáp: Không được. Trong cuộn dây môtơ điện hoặc biến thế có lõi sắt, là một điện cảm tương đối lớn. Khi công tắc từ tháng đến ngắt, điện cám luôn luôn muốn duy trì dòng điện vốn có của nó không thay đổi. Sau khi ngắt công tắc, dòng điện này chỉ có thể thông qua vôn kế mới tạo thành thông mạch, hơn nữa, lại lớn hơn trị số dòng điện làm việc bình thường của vôn kế rất nhiều, mặc dù dòng điện này sẽ nhanh chóng suy giám theo thời gian xuống đến 0, nhưng cũng đủ làm cháy hỏng vôn kế.
Trị số điện trở một chiều của cuộn dây môtơ điện hoặc biến thế điện tương đối nhỏ, gần bằng điện trở trong ampe kế, để giảm thiểu sái số đo do điện trở trong ampe kế, điện trở dây dẫn và điện trở tiếp xúc gây ra, cần đấu song song vôn kế vào hai đầu cuộn dây.
Vì thế, khi dùng ampe kế và vôn kế đo điện trở cuộn dây, nên áp dụng mạch điện hình (b), (c); trong hình (c) trước khi ngắt công tắc K1 phải ngắt K2; trong hình (b) diode D có tác dụng liên tục dòng điện.

18 – 2 – 22
Hỏi: Lần lượt dùng phương pháp ampe kế, vôn kế như thể hiện ở hình 18 -2 – 22 (a), (b) đo trị số điện trở phụ tải R hoặc công suất tiêu hao thì sai số đo cái nào nhỏ hơn?
Đáp: Do điện trở trong của ampe kế nói chung không thể làm được đến mức vô cùng nhỏ, điện trở trong của vôn kế không thể làm được vô cùng lớn, đối với R mà nói thì điện trở trong đó: trong hình (a), ampe kế có tác dụng phản áp; trong hình (b) vôn kế có tác dụng phân dòng, nên hai phương pháp này đều tồn tại sai số nhất định. Để cố gắng giảm thiểu ảnh hưởng của điện trở trong đồng hồ đối với độ chính xác đo, khi trị số điện trở phụ tải R tương đối lớn thì nên dùng phương pháp hình (a). Ngược lại, thì dùng phương pháp hình (b). Nhưng khi vôn kế sử dụng là vôn kế tĩnh điện hoặc vôn kế bóng điện tử, do điện trở trong rất lớn, tác dụng phân dòng đối với R không lớn, nên dùng mạch điện hình (b).

18 – 2 – 23
Hỏi: Khi áp dụng phương pháp vôn kế, ampe kế đo điện trở cùng một đầu nối của đường dây mắc trên không, tại sao có lúc đổi đầu cực dương, cực âm của nguồn điện một chiếu sẽ có được trị số điện trở khác nhau? (xem hình 8 – 2 – 23)?
Đáp: Đó là do đường dây mắc trên không nằm trong không khí ngoài trời lâu ngày, bị xâm thực bởi nắng, mưa, dẫn đến. đầu tiếp xúc dần dần bị oxy hóa ăn mòn, sẽ hình thành lớp màng mỏng oxyt đồng trên mặt tiếp xúc giữa các dây. Do màng mỏng oxyt đồng có đặc tính chính lưu dẫn điện một chiều, khi điện áp một chiều không cao tác dụng vào nó, điện trở chiều dương nhỏ, điện trở ngược chiều lớn. Khi đo, do điện áp ắc qui không thay đổi, cho
nên sau khi đổi đầu cực tính dương âm của ắc qui, chiều dòng điện thay đổi, dòng điện chạy qua sẽ không bằng nhau. Gặp phải trường hợp này nên đo lại nhiều lần, và nên lấy trị số điện trở tương đối lớn làm kết quả đo.

18 – 2 – 24
Hỏi: Dùng ampe kế và vôn kế đo điện trở có ba cách đấu dây (xem hình 18 – 2 – 24), chúng có gì khác nhau. Nên chọn thế nào?

Đáp: Cách đấu dây theo hình (a) thích hợp với đo điện trở có trị số điện trở tương đối lớn, vì sụt áp của vôn kế nhỏ hơn nhiều sụt áp của điện trở cần đo, nên số đọc của vôn kế gần bằng với sụt áp của điện trở. Cách đấu theo hình (b) thích hợp với đo điện trở nhỏ, vì dòng điện của vôn kế nhỏ hơn nhiễu dòng điện của điện trở, số đọc của ampe kế gần bằng dòng điện của điện trở. Nếu điện trở cần đo dưới 1Ω theo cách đấu dây hình (a), (b) do trị số điện trở tiếp xúc giữa dây dẫn với chỗ nối điện trở gần bằng trị số điện trở cần đo, như vậy trị số điện trở đo được bằng tổng của hai cái, sai số đo sẽ rất lớn, lúc này cần đấu dây theo hình (c), dòng điện đo thông qua đầu nối dòng điện chạy vào điện trở cần đo, sụt áp trên điện trở tiếp xúc sẽ không tính vào trong điện áp mà vôn kế đo được, còn trên điện trở tiếp xúc giữa vôn kế với điện trở cần đo chỉ có dòng điện của vôn kế chạy qua, sụt áp rất nhỏ, có thể bô qua ảnh hưởng đối với số đọc điện áp.

18 – 2 – 25
Hỏi: Liệu có thể dùng một vôn kế đã biết điện trở bên trong để đo điện trở?
Đáp: Có thể sử dụng một vôn kế đã biết điện trở trong để đo điện trở. Cách đấu dây của nó như thể hiện ở hình 18 – 2 – 25.
Khi K đóng vào 1 có thể được số đọc Ul của vôn kế, khi K đóng vào 2 có thể đọc được U2. Bởi vì U2=Ivrv =Ulrv/ (rx + rv). Thế là có thể được: rx = rv (U1/U2-1).

18 – 2 – 26
Hỏi: Không dùng đồng hồ đo nào khác, chi dùng một biến trở, làm sao đo được diện trở trong của mA kế?
Đáp: Có thể lợi dụng “phương pháp quay giảm nửa” để đo. Cách làm là: đấu nối tiếp biến trở với mA kế, trước tiên điều chính biến trở đến 0, cho một điện áp nào đó ngoài vào để ma kế quay. Sau đó giữ nguyên điện áp, tăng điện trở khiến độ quay lệch của mA kế giảm còn một nửa so với cũ. Lúc này, trị số điện trở của biến trở sẽ bằng điện trở bên trong mA kế.

18 – 2 – 27
Hỏi: Nơi đặt máy móc, đồng hồ chính xác để đo lường tại sao không sử dụng rèm cửa bằng nhựa hoặc nilon?
Đáp: Bởi vì rèm cửa bằng nhựa hoặc nilon dễ sinh tĩnh điện, từ đó gây nhiễu đối với việc đo dẫn đến sai số đo, cho nên nói chung không nên sử dụng.

 

18 – 1 – 1
Hỏi: Độ chính xác của các loại đồng hồ, máy đo điện thể hiện ý nghĩa gì?
Đáp: Thể hiện số phần trăm sai số lớn nhất của đồng hồ, máy đo ấy. Như cấp 0.5, sai số đo lớn nhất của nó không vượt quá 0.5% trị số độ tiêu chuẩn; đồng hồ, máy đo cấp 1 thì sai số đo lớn nhất của nó không vượt quá 1%. Nếu tầm đo lớn nhất là 100 ampe thì sai số lớn nhất là 1 ampe.

18 – 1 – 2
Hỏi: Thế nào là sai số tuyệt đối, tương đối, chiết hợp của đồng hồ đo điện?
Đáp: Hiệu giữa trị số chỉ thị của đồng hồ thử với trị số chỉ thị của đồng hồ chuẩn là “sai số tuyệt đối”; tỉ số phần trăm so sánh giữa “sai số tuyệt đối” với trị số chỉ thị của đồng hồ chuẩn là “sai số tương đối”. Còn “sai số chiết hợp” là số phần trăm giữa trị số tuyệt đối so với trị số lớn nhất trên bảng chia độ đồng hồ đo.

18 – 1 – 3
Hỏi: Trên đồng hồ điện thường nhìn thấy các ký hiệu , , 45o, chúng thể hiện ý nghĩa gì?
Đáp:  thể hiện khi sử dụng đồng hồ, mặt này phải để thẳng đứng;  thể hiện khi sử dụng đồng hồ, mặt đồng hồ phải để ngang; 45o thể hiện khi dùng đồng hồ, mặt đồng hồ phải để tạo một góc 45o so với đường ngang bằng. Nếu sử dụng đồng hồ mà không đặt đúng theo các phương pháp này qui định thì sai số của đồng hồ sẽ rất lớn, có thể vượt quá trị số cho phép.

18 – 1 – 4
Hỏi: Các ký hiệu , ghi rõ trên đĩa đồng hồ, mỗi loại thể hiện ý nghĩa gì?
Đáp: Ký hiệu thể hiện khi làm việc phải đặt đồng hồ theo vị trí ngang bằng; thể hiện phải đặt thẳng đứng;  thể hiện chỉ dùng với điện một chiều; ~ thể hiện chỉ dùng với điện xoay chiều; thể hiện dùng cả hai loại xoay chiều, một chiều.

18 – 1 – 5
Hỏi: Ở chỗ cách vị trí 0 không xa phía dưới đường chia độ của một số đồng hồ điện xoay chiều có một điểm đen, hoặc ở chỗ cách vị trí 0 và trị số đầy độ không xa có một điểm đen, thể hiện gì?
Đáp: Bởi vì đường chia độ của đồng hồ điện xoay chiều không đều, nói chung ô chia độ của đoạn bắt đầu và đoạn cuối rất nhỏ, khiến sai số đọc được vượt ra ngoài độ chính xác mà đồng hồ điện qui định. Vì thế, khi sử dụng phải bỏ bộ phận này. Điểm đen dưới đường chia độ là dùng để thể hiện ý này. Nếu chỉ có một điểm đen cách vị trí 0 không xa thì từ điểm đen đến trị số đầy độ là bộ phận làm việc của đường chia độ, số đọc trong phạm vi này chính xác, đoạn từ vị trí 0 đến điểm đen không chính xác. Nếu dưới đường chia độ có hai điểm đen thì thể hiện đoạn giữa hai điểm là bộ phận làm việc của đường chia độ.

18 – 1 – 6
Hỏi: Trên đĩa chia độ một số đồng hồ, lắp một mảnh gương, tại sao?
Đáp: Bởi vì giữa kim chỉ và bề mặt bảng chia độ có khe hở, khe hở càng lớn thì càng dễ xảy ra nhìn nhầm. Nếu trên đĩa chia độ lắp một mảnh gương, khi kim và hình chiếu của kim trong gương trùng nhau, lấy số đọc, có thể giảm thiểu nhìn sai. Vì thế tác dụng của mảnh gương là giảm sai khi nhìn số đo.

18 – 1 – 7
Hỏi: Trong ampe kế xoay một chiều (kiểu điện từ), vôn kế, đồng hồ pha (kiểu điện động), đồng hồ mêgaôm, đồng hồ tần số kiểu kim chỉ, mỗi loại có mấy lò xo phản kháng? Tại sao?
Đáp: Tác dụng của lò xo phản kháng trong đồng hồ, máy đo điện là: (1) Để cân bằng mômen phản kháng với mômen chuyển động, khiến mỗi vị trí kim chỉ phản ánh lượng đo nhất định. (2) Dẫn dòng điện vào cuộn dây động. Để dẫn nguồn điện vào và dẫn ra, cần có 2 lò xo, ampe kế một chiều và vôn kế là thuộc loại này. Trong đồng hồ xoay chiều không có cuộn dây động, cũng không cần dẫn dòng điện vào, vì thế chỉ cần 1 lò xo là đủ. Đồng hồ pha, đồng hồ mêgaôm, đồng hồ tần số kiểu kim chỉ, do sử dụng nguyên lý so sánh dòng, lợi dụng 1 cuộn dây khác thông dòng điện để sinh ra mômen phản kháng, cho nên bên trong không có lò xo phản kháng, khi không có dòng điện chạy qua thì kim chỉ cũng không nhất thiết chỉ số 0.

18 – 1 – 8
Hỏi: Vạch chia độ của đồng hồ kiểu điện từ tại sao đều nhau, còn vạch chia độ của đồng hồ kiểu từ điện lại không đều nhau?
Đáp: Đồng hồ kiểu điện từ là do nam châm vĩnh cửu và do cuộn dây động tạo thành. Bởi vì từ trường của nam châm vĩnh cửu cố định, góc chuyển lệch của kim chỉ tỉ lệ thuận với dòng điện chạy qua cuộn dây, cho nên vạch chia tỉ lệ thuận với dòng điện cho nên đều nhau.
Đồng hồ kiểu từ điện là do cuộn dây bất động và phiến lõi sắt động nối trên trục kim tạo thành. Góc chuyển lệch của kim tỉ lệ thuận với bình phương của dòng điện, vì thế đĩa vạch chia của đồng hồ không đều nhau.

18 – 1 – 9
Hỏi: Tại sao mặt điện kế kiểu mới đều làm thành hình như thể hiện ở hình 18 – 1 – 9 (a) mà không làm thành hình như hình (b)?
Đáp: Bởi vì phạm vi di động của kim trong đồng hồ lớn như nhau thì hình (a) tương đối lớn hơn hình (b), tức lượng di chuyển của kim tương đối lớn hơn trên đơn vị điện lượng làm cho kim chuyển động, vì thế đồng hồ tương đối nhạy và nhìn tương đối rõ .

18 – 1 – 10
Hỏi: Đồng hồ kiểu điện từ chỉ có thể dùng đo điện một chiều, tại sao có loại đồng hồ điện từ còn chia độ – 0 +?
Đáp: Đồng hồ kiểu điện từ là một loại đồng hồ dùng đo điện một chiều. Có loại đồng hồ kiểu điện từ có chia độ “-“, “0”, “+”, nhưng là để đo điện một chiều biến hướng, ví dụ khi đo phân biệt nhóm đấu dây của máy biến thế thì yêu cầu vị trí 0 ở chính giữa, lúc này đồng hồ đo phải khắc độ theo “-“, “0”, “+”. Tuy dùng khắc độ “-“, “0”, “+” nhưng vẫn là đo một chiều, điều này không có nghĩa loại đồng hồ này có tính dương âm mà có thể dùng đo điện xoay chiều.

18 – 1 – 11
Hỏi: Tại sao kim của một số đồng hồ điện phải làm thành dạng xà ngang (xem hình 18 – 1 – 11)?
Đáp: Đồng hồ hệ điện động nói chung không những dùng đo điện một chiều mà cũng dùng đo điện xoay chiều. Khi tần số vốn có của bản thân cơ cấu đo gần bằng tần số của dòng điện xoay chiều được đo, sẽ dẫn tới dao động của bộ phận động đồng hồ.
Chu kỳ dao động tự do của bất cứ vật thể nào đều là K = , trong công thức, C là độ bền của vật thể, m là khối lượng của vật thể.
Chế tạo kim trong đồng hồ điện động thành dạng xà ngang có thể nâng cao độ bền C của nó, như vậy có thể tăng chu kỳ dao động tự do các bộ phận động của cơ cấu đo, khiến nó không dẫn đến sinh ra cộng hưởng trong phạm vi tần số tương đối rộng.

18 – 1 – 12
Hỏi: Tại sao đầu mút của kim đồng hồ có độ nhạy tương đối cao phải sử dụng hình mũi thương, còn đồng hồ trên mâm phân phối điện lại áp dụng dạng lười dao?
Đáp: Bởi vì độ rộng của kim hình thương nhỏ, có thể không vượt qua độ mảnh của đường nét chia độ, như vậy có thể đọc được một cách tương đối chính xác trị số kim chỉ, còn số hiển thị của đồng hồ trên mâm phân phối điện phải ở cách xa một khoảng cách (0.5 – 1m) để đọc, đồng thời cũng không yêu cầu quá cao đối với độ chính xác của số đọc, vì thế áp dụng đầu mút của kim có dạng lưỡi dao để tường đối dễ nhìn thấy là thích hợp.

18 – 1 – 13
Hỏi: Trên trục quay của đồng hồ kiểu điện từ có lắp 2 lò xo xoắn cùng sinh ra mô men lực phản kháng, tại sao chiều xoắn của 2 lò xo xoắn ngược nhau?
Đáp: Bởi vì vật thể có hiện tượng nóng nở lạnh co, sau khi lắp ngược chiều 2 lò xo xoắn, khi nhiệt độ tăng cao hoặc giảm thấp, mô men phụ mà 2 lò xo này sinh ra ngược chiều nhau, có tác dụng bù. Ngoài ra còn có thể giảm mức độ lão hóa do mỏi của lò xo?

18 – 1 – 14
Hỏi: Tại sao rất nhiều cơ cấu đo của đồng hồ kiểu điện động, kiểu từ điện lại chia thành 2 bộ phận (cố định và di động)?
Đáp: Đó là nhằm nâng cao độ chính xác của đồng hồ. Đối với ngoại giới, từ trường 2 bộ phận của đồng hồ có độ lớn nhỏ bằng nhau, ngược chiều nhau, như vậy sẽ có thể triệt tiêu ảnh hưởng của từ trường đều của ngoại giới đối với đồng hồ, cũng có tác dụng phòng tránh ở mức độ nhất định đối với từ trường không đều của bên ngoài.

18 – 1 – 15
Hỏi: Tại sao khi có ảnh hưởng của từ trường bên ngoài thì kết cấu của đồng hồ phải áp dụng kết cấu không định hướng?
Đáp: Từ trường của bản thân đồng hồ kiểu điện từ tương đối yếu khi có từ trường bên ngoài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ chính xác đo của nó. Còn đồng hồ không định hướng là dùng 2 hệ thống từ điện ngược chiều nhau tạo thành (xem hình 18 – 1 – 15), trong đó 2 cuộn dây đấu nối tiếp ngược chiều nhau. Từ trường do chúng sinh ra ngược chiều nhau, như vậy ảnh hưởng của từ trường bên ngoài đối với 2 từ trường là ngược nhau, tác dụng của nó vừa vặn triệt tiêu. Cho nên số đọc của đồng hồ không bị ảnh hưởng của từ trường bên ngoài.

18 – 1 – 16
Hỏi: Tại sao trên khung nhôm cuộn dây động của đồng hồ kiểu điện từ lại đột một số lỗ tròn?
Đáp: Nguyên nhân chủ yếu đột một số lỗ tròn trên khung cuộn dây động là (1) Có thể tăng điện trở dòng xoáy, giảm thiểu hệ số cản trở bảo đảm thời gian làm nhụt của đồng hồ ở trong phạm vi qui định. (2) Giảm nhẹ trọng lượng của bộ phận động, kéo dài tuổi thọ ổ trục.

18 – 1 – 17
Hỏi: Cuộn dây động của đồng hồ đo kiểu điện từ, tại sao quấn trên lõi nhôm, mà không quấn trên giá lõi làm bằng sắt hoặc giấy cứng?
Đáp: Đối với vật liệu của khung cuộn dây động cần xem xét 3 điểm: (1) trọng lượng nhẹ, quán tính đi động nhỏ. (2) Phải là vật liệu phi từ tính, nếu không sẽ bị nam châm hút. (3) Phải là vật dẫn điện. Khi khung quay theo cuộn dây có thể di động trong tử trường sẽ cảm ứng ra dòng xoáy và có tác dụng làm cản trở sự vận động, khiến kim chỉ nhanh chóng ổn định vị trí cân bằng. Dựa vào 3 điểm trên thì nhôm là thích hợp nhất.

18 – 1 – 18
Hỏi: Tại sao vách trong của vỏ một số đồng hồ có lót 1 lớp hoặc 2 lớp màng mỏng kim loại?
Đáp: Bởi vì từ trường của bản thân đồng hồ kiểu điện động và điện từ tương đối yếu, cho nên độ chuẩn xác của đồng hồ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của từ trường bên ngoài; khi vách trong của vỏ đồng hồ gắn lớp màng mỏng kim loại dẫn từ thì có thể làm cho từ trường bên ngoài chạy qua bên trong màng mỏng kim loại có năng suất dẫn từ rất cao, chứ không vào bên trong đồng hồ, nhờ thế bảo đảm độ chính xác của đồng hồ. Đó gọi là tác dụng che chắn. Để giảm thiểu chênh lệch phụ do dòng xoáy và tổn hao từ trễ gây nên, vật liệu che chắn phải sử dụng vật liệu có suất dẫn từ cao, lực uốn vênh thấp như phiến silic, hợp kim.

18 – 1 – 19
Hỏi: Cho dòng điện một chiều có độ lớn bằng nhau vào đồng hồ kiểu điện từ tại sao khi vỏ đồng hồ có che chắn từ và không có che chắn từ thì số đọc khác nhau?
Đáp: Từ trường của đồng hồ kiểu điện từ là do nam châm vĩnh cửu sinh ra, che chắn thường làm bằng vật liệu dẫn từ. Sau khi vỏ ngoài có che chắn từ, vì lớp che chắn có tác dụng phân từ, sẽ làm giảm cường độ từ trường trong khe hở làm việc của đồng hồ, vì vậy sau khi cho vào dòng điện có độ lớn bằng nhau, mô men quay sinh ra sẽ khác nhau. Do mô men quay có che chắn sẽ nhỏ hơn so với không che chắn, vì thế trị số hiển thị của nó cũng nhỏ. Nếu trên che chắn trổ một lỗ tròn dẹt, thì khi di chuyển lỗ này, do khoảng cách tương đối của nó đối với cực đã thay đổi, khiến từ thông làm việc trong khe hở làm việc cũng thay đổi, từ đó làm cho. số đọc của đồng hồ cũng thay đổi theo. Trên công trường thường lợi dụng phương pháp này để điều chỉnh số đọc của đồng hồ.

18 – 1 – 20
Hỏi: Lò xo trong đồng hồ tại sao không sử dụng vật liệu thép mà sử dụng vật liệu đồng photpho?
Đáp: Lò xo trong đồng hồ phải có thể duy trì tính đàn hồi vốn có và sau khi chịu lực duy trì độ lớn của lực phản tác dụng không thay đổi. Do trong đồng hồ điện có dòng điện, nên có từ trường, dưới tác dụng của từ trường sẽ làm giảm tính đàn hồi của lò xo thép, cho nên phải sử dụng vật liệu đồng đen photpho không từ tính.

18 – 1 – 21
Hỏi: Cuộn dây hoạt động trong đồng hồ kiểu điện động tại sao thường quấn bằng dây nhôm?
Đáp: Sử dụng dây nhôm để quấn cuộn dây hoạt động của đồng hồ kiểu điện động mục đích là nhằm giảm trọng lượng bộ phận hoạt động của đồng hồ, để giảm mô men lực ma sát và sai số ma sát trong bệ đỡ của nó, từ đó nâng cao độ chính xác của đồng hồ.

18 – 1 – 22
Hỏi: Đồng hồ một chiều có bộ phân dòng, tại sao thường kèm theo hai sợi dây dẫn chuyên dùng, còn các đồng hồ khác không có?
Đáp: Đồng hồ điện một chiều có bộ phân dòng, trên thực tế là một chiếc đồng hồ mV, dòng điện một chiều bị đo khi chạy qua bộ phân dòng sinh ra sụt áp với trị số rất nhỏ (mV), sụt áp này tỉ lệ thuận với dòng điện được đo, sụt áp đo được này qua tính toán sẽ được dòng điện cần đo. Do sụt áp này rất nhỏ, nếu hai dây dẫn giữa bộ phân dòng với ampe kế (tức đồng hồ mV) quá dài hoặc quá nhỏ thì điện trở dây dẫn tương đối lớn, sụt áp trên dây dẫn cũng tương đối lớn, điện áp đo được trên ampe kế sẽ nhỏ hơn nhiều so với sụt áp trên bộ phân dòng, khiến kết quả đo không chính xác. Vì thế, khi xuất xưởng, nhà máy chế tạo kèm theo hai dây dẫn chuyên dùng. Khi kiểm tra sai số của đồng hồ, đã xem xét sụt áp trên hai dây dẫn này. Khi sử dụng đồng hồ, dùng hai dây dẫn này để nối đồng hồ với bộ phân dòng, sai số đo của đồng hồ sẽ không vượt quá trị số qui định. Nếu tùy tiện sử dụng dây dẫn khác thì kết quả đo sẽ không chính xác.

18 – 1 – 23
Hỏi: Tại sao ampe kế một chiều phải xét đến bù nhiệt độ, còn vôn kế một chiều không cần xét đến bù nhiệt độ?
Đáp: Ampe kế một chiều thường dùng là do cơ cấu đo là kiểu điện từ cộng với bộ phân dòng tạo thành. Bộ phân dòng làm bằng vật liệu đồng mangan, hệ số nhiệt độ điện trở của nó rất nhỏ. Cuộn dây di động của cơ cấu đo quấn bằng dây đồng, hệ số nhiệt điện trở của nó tương đối lớn. Còn điện trở của cuộn dây di động lớn hơn nhiều điện trở phân dòng, cho nên sự thay đổi của nhiệt độ sẽ làm thay đổi tỉ lệ phân dòng, gây nên sai số đo của đồng hồ, điều này đòi hỏi phải xét đến bù nhiệt độ.
Vôn kế một chiều do cơ cấu đo là kiểu điện từ nối tiếp với điện trở phụ quấn bằng đồng mangan mà thành. Trị số điện trở của điện trở phụ lớn hơn nhiều điện trở cuộn dây di động, cho nên khi nhiệt độ thay đổi, thì sự thay đổi của tổng trị số điện trở rất nhỏ; có thể không xét tới bù nhiệt độ.

18 – 1 – 24
Hỏi: Ampe kế kiểu lõi sắt di động tại sao không có bộ phân dòng? Làm sao thay đổi tầm đo của đồng hồ này?
Đáp: Ampe kế kiểu lõi sắt di động chủ yếu dùng đo dòng điện lớn, số vòng không nhiều, không cần làm thành đồng hồ tiêu chuẩn rồi mới bố trí phối hợp bộ phân dòng, mà có thể trực tiếp quấn thành số vòng khác nhau. Ngoài ra, không có bộ phân dòng có thể tránh được sai số do nhiệt độ thay đổi gây nên. Sau khi đồng hồ có bộ phân dòng thông điện, nhiệt độ tăng lên khác nhau của đồng hồ và bộ phân dòng làm cho sự phân phối dòng điện cũng thay đổi theo, gây ra sai số.
Để thay đổi tầm đo, đồng hồ kiểu lõi sắt di động thường quấn cuộn dây thành hai bộ phận, có thể sử dụng nối tiếp hoặc song song. Khi nối tiếp là một tầm đo, khi đấu song song số vòng giảm một nửa, tầm đo có thể mở rộng gấp đôi.

18 – 1 – 25
Hỏi: Bộ phận làm nhụt của đồng hồ kiểu điện từ lắp ở chỗ nào? Nó có tác dụng làm nhụt như thế nào?
Đáp: Cơ cấu đo kiểu điện từ không có bộ làm nhụt bên ngoài, bản thân nó đã có làm nhụt từ tính, cuộn dây của cơ cấu đo được quấn trên khung nhôm, bản thân khung nhôm là một mạch kín, cho nên khi bộ phận có thể chuyển động quay chuyển, từ thông chạy qua khung nhôm sẽ thay đổi, trong khung nhôm sẽ sinh ra dòng điện cảm ứng, dòng điện này tác dụng với từ trường nam châm sinh ra mô men quay. Chiều của mô men quay này ngược với chiều vận động của khung nhôm, sinh ra tác dụng làm nhụt rõ rệt.

18 – 1 – 26
Hỏi: Trong đồng hồ hệ điện từ thường thấy mạch điện như hình 18 – 1 – 26, rt và rs có tác dụng gì?
Đáp: rt là điện trở bù nhiệt, dùng để bù sai lệch do nhiệt độ thay đổi khiến điện trở của cuộn dây động thay đổi gây nên. rs là điện trở phân dòng, có tác dụng mở rộng tầm đo. Ngoài ra, rt và rs còn có tác dụng làm điện trở giới hạn ngoài, nếu đem rt, rs đấu với điện trở trong đầu đồng hồ ro thành điện trở giới hạn của mạch đồng hồ thì có thể làm cho đặc tính trạng thái động của đồng hồ này ở vào trạng thái làm nhụt giới hạn.

18 – 1 – 27
Hỏi: Tại sao điện trở phụ của đồng hồ một chiều đều quấn bằng dây đồng mangan, còn điện trở phụ trong đồng hồ xoay chiều lại quấn bằng dây đồng constantan (hợp kim đồng – niken)?
Đáp: Yêu cầu chủ yếu của điện trở phụ của đồng hồ điện là hệ số nhiệt của điện trở phải nhỏ, tức trị số điện trở chịu ảnh hưởng của nhiệt độ phải nhỏ, như vậy mới có thể bảo đảm độ chính xác của đồng hồ. Hệ số nhiệt của dây đồng constantan tuy rất nhỏ (5 x 10-6 Ω/oC) nhưng điện thế tiếp xúc giữa dây constantan với đồng quá lớn cũng sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác đo. Trong đồng hồ xoay chiều, do cực tính của điện áp không ngừng thay đổi, có thể triệt tiêu ảnh hưởng của điện thế tiếp xúc sinh ra trong bán chu kỳ dương, âm. Vì thế, dây đồng constantan là vật liệu điện trở phụ của đồng hồ điện xoay chiều tương đối lý tưởng. Nhưng trong dòng điện một chiều, do điện thế tiếp xúc quá lớn nên không thể sử dụng. Điện thế tiếp xúc giữa dây đồng mangan với đồng rất nhỏ, hơn nữa hệ số nhiệt độ của nó cũng chỉ có 2 x 10-5 Ω/oC, tuy lớn hơn dây đồng constantan một chút, nhưng do không có vật liệu lý tưởng hơn, vì thế đều dùng nó làm điện trở phụ.

18 – 1 – 28
Hỏi: Điện trở chuẩn sử dụng trong phòng thực nghiệm nói chung đều dùng dây đồng mangan cách điện quấn lên ống đồng, tại sao còn phải ngâm trong dầu cách điện?
Đáp: Khi nhiệt độ thay đổi, thì trị số điện trở cũng thay đổi. Điện trở chuẩn sử dụng trong đo chính xác. Để giảm thiểu ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ khi đo đối với số đọc, làm cho số đọc ổn định, cho nên dùng dây đồng mangan cách điện quấn trên ống đồng và ngâm trong dầu cách điện, khiến nhiệt lượng phát ra trên điện trở nhanh chóng tỏa đi, nhiệt độ thay đổi tương đối nhỏ.

18 – 1 – 29
Hỏi: Tại sao điện trở phân dòng của ampe kế một chiều phải có bốn đầu đấu dây (như hình 18 – 1 – 29)?
Đáp: Hai đầu tiếp xúc của A gọi là đầu tiếp xúc dòng điện, hai đầu tiếp xúc của B gọi là đầu tiếp xúc điện thế. Khi sử dụng, mạch điện chính nối với A, mạch điện đồng hồ đo nối với B. Như vậy có thể làm cho điện trở tiếp xúc không ảnh hưởng độ chính xác đo.

18 – 1 – 30
Hỏi: Tại sao trước khi sử dụng máy so dòng để tiến hành đo (tức khi không hoạt động) kim luôn luôn di động chứ không chỉ 0?
Đáp: Loại đồng hồ điện kết cấu này không dùng dây chuyển động sinh ra mô men lực phản kháng cơ học mà dùng cuộn dây mô men lực phản tác dụng, khi đo, căn cứ vào nguyên lý tác dụng từ điện, sinh ra mô men lực cân bằng, cho nên khi đồng hồ không hoạt động thì cả trục và kim của nó đều không có tác dụng của mô men lực cơ học mà thành trạng thái di động tự do.

18 – 1 – 31
Hỏi: Khi đồng hồ kiểu điện động sử dụng với điện một chiều thường phải đảo đổi cực tính “dương” “âm”, lấy số đọc bình quân hai lần, tại sao?
Đáp: Bởi vì từ trường bản thân của đồng hồ diện động yếu hơn nhiều đồng hồ kiểu điện từ, rất dễ bị ảnh hưởng bởi địa từ gây nên sai số, cho nên phải đổi cực “dương” “âm”, lấy số bình quân hai lần, như vậy loại trừ ảnh hưởng của địa từ, mới có thể đạt được độ chính xác cần thiết.

18 – 1 – 32
Hỏi: Kim đồng hồ kiểu từ điện sau khi bị ảnh hưởng của nhiệt độ khí quyển, việc chỉ thị có gì thay đổi?
Đáp: Khi trời nóng, chỉ thị lệch cao, khi trời lạnh lệch thấp. Khi nhiệt độ thấp, cường độ cảm ứng từ của lõi sắt sẽ giảm yếu một ít, mô men quay giảm, khiến kim chỉ lệch thấp. Còn do nhiệt độ cao, khiến lò xo nóng nở ra, lực đàn hồi giảm, mô men thắng hãm giảm nhẹ. Hai cái tổng hợp lại, nhân tố sau tương đối mạnh, nên khi trời nóng hiển thị lệch cao, khi trời lạnh lệch thấp.

18 – 1 – 33
Hỏi: Tại sao hiện nay ampe kế, vôn kế hệ điện động cấp 0.5 đang có xu thế từng bước được thay bằng đồng hồ hệ từ điện?
Đáp: Đồng hồ hệ từ điện là một loại đồng hồ từ điện: một chiều và xoay chiều. Nó có các ưu điểm như kết cấu đơn giản, khả năng quá tải mạnh, ổn định tin cậy, giá thành tương đối thấp, dễ chế tạo v.v… Mấy năm gần đây, cấp chính xác của đồng hồ hệ từ điện từng bước được nâng cao, tiêu hao công suất từng bước giảm, đặc biệt là sau khi bộ phận hoạt động áp dụng đỡ bằng sợi căng và quang tiêu, giảm thấp việc tiêu hao công suất, nâng cao độ nhạy và độ chính xác. Còn đồng hồ hệ điện động, lấy ampe kế, vôn kế so với đồng hồ hệ từ điện, nó có các nhược điểm về mặt kết cấu của bản thân: tiêu hao công suất lớn, khả năng quá tải kém. Kết cấu phức tạp, giá thành cao, chịu ảnh hưởng của từ trường bên ngoài cũng lớn. Vì thế, đồng hồ hệ từ điện có xu thế thay thế ampe kế, vôn kế hệ điện động.

18 – 1 – 34
Hỏi: Tại sao vôn kế một chiều nói chung không thể đo điện áp xoay chiều, còn vôn kế xoay chiều thường dùng lại có thể đo điện áp một chiều một cách gần đúng?
Đáp: Vôn kế một chiều nói chung đều là kiểu điện từ. Nó có hai từ cực do nam châm vĩnh cửu tạo thành. Khi điện một chiều chạy qua cuộn dây, nó và từ cực tác dụng lẫn nhau sinh ra mô men quay, kim quay lệch về một bên, nếu điện xoay chiều chạy qua cuộn dây, mô men quay sinh ra sẽ thay đổi âm dương thì kim chỉ rung chứ không thể quay. Vì thế, đồng hồ kiểu điện từ không thể trực tiếp đo điện xoay chiều.
Vôn kế xoay chiều thường dùng là kiểu từ điện, khi dòng điện một chiều chạy qua cuộn dây của nó, phiến sắt của bộ phận chuyển động bị từ hóa, phiến sắt bị hút sinh ra mô men quay, khiến kim quay lệch. Khi dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây, từ cực sinh ra trong cuộn dây và từ cực của phiến sắt cùng lúc thay đổi, kết quả chiều mô men quay tác dụng lẫn nhau không thay đổi, kim vẫn quay lệch. Cho nên, đồng hồ kiểu từ điện có thể đo một chiều hoặc xoay chiều (số đọc điện áp một chiều hơi lớn hơn khi đo bằng vôn kế một chiều).

18 – 1 – 35
Hỏi: Tại sao đồng hồ kiểu điện từ một chiều không chịu được quá tải, còn đồng hồ xoay chiều chịu được quá tải?
Đáp: Bộ phận có thể chuyển động của đồng hồ kiểu điện từ một chiều là cuộn dây quấn bằng dây dẫn nhỏ. Khi đo, dòng điện làm việc của đồng hồ phải thông qua dây chuyển động mới có thể cùng lúc chạy qua cuộn dây có thể di động khiến đồng hồ quay bình thường. Khi đồng hồ quá tải, dòng điện chạy qua dây chuyển động sẽ vượt quá một số lần trị số bình thường, làm đứt dây chuyển động, hoặc làm mất tính đàn hồi của dây chuyển động do quá nóng. Có lúc cũng có thể làm cháy hỏng cuộn dây động. Đồng hồ sử dụng cho xoay chiều đều là đồng hồ kiểu từ điện, bộ phận có thể di động của nó không có dòng điện chạy qua, vì thế dây chuyển động không bị cháy đứt. Cho nên, có khi quá tải thời gian ngắn thì cuộn dây cố định của nó cũng có thể chịu được.

18 – 1 – 36
Hỏi: Tại sao phải đấu song song một tụ điện trên đồng hồ điện trong thiết bị cao tần?
Đáp: Đó là nhằm phòng ngừa tác dụng gây nhiễu của dòng điện cao tần đối với đồng hồ đấu song song tụ điện vào có thể làm cho dòng điện cao tần thoát qua tụ điện loại trừ nhiễu

 

17 – 7 – 1
Hỏi: Trong thiết bị ổn áp nguồn điện bằng bóng bán dẫn (transistor), mà dòng điện đầu ra nhỏ không có khâu bảo vệ quá dòng, tại sao có lúc xuất hiện hiện tượng khi vừa đấu thông nguồn điện xoay chiều thì bóng điều chỉnh lập tức hỏng?
Đáp: Bóng điều chỉnh bị hỏng là do dòng điện nạp cho tụ lọc sóng đấu song song với đầu ra của thiết bị ổn áp nguồn điện transistor quá lớn gây nên. Tình hình
này thường xảy ra nhiều trong trường hợp điện áp đầu ra tương đối cao mà tụ lọc sóng đầu ra lại tương đối lớn.

17 – 7 – 2
Hỏi: Đầu ra của bộ ổn áp xoay chiều điện tử có cho phép tiếp đất không?
Đáp: Đầu ra của bộ ổn áp xoay chiều điện tử không cho phép tiếp đất. Bởi vì bộ ổn áp xoay chiều điện tử là sau khi nối tiếp bộ khuếch đại từ T2 và biến thế tự ngẫu T1 rồi đấu vượt ở giữa nguồn điện đầu vào với đầu ra, (xem hình 17 – 7 – 2) thông qua dòng điện bão hòa 1 chiều của cuộn dây thứ cấp T2 điều khiển bộ khuếch đại từ để thay đổi trở kháng của nó nhằm điều chỉnh điện áp ra. Trong đầu vào A, B nếu A là đây pha, B là dây “không” thì đầu ra C đối với đất là 220V, đầu D đối với đất là “không”, nếu hoán đổi A và B thì D đối với C là 220V, C đối với đất có thể là vài chục vôn, tức điện áp giữa cuộn dây nâng áp 2 và 3 của T1.
Nếu dầu ra của bộ ổn áp điện trở tiếp đất thì không thể hoạt động bình thường. Bởi vì sau khi tiếp đất đầu C, khi A là dây pha thì 220V sẽ đưa đến giữa của cuộn dây nâng áp 2 và 3 T1 tạo ra quá tải. Khi B là dây pha thì A và C là cùng điện thế, cuộn dây nâng áp bị ngắn mạch. Nếu đem đầu D tiếp đất thì khi B là dây pha nguồn điện 220V bị ngắn mạch, chỉ có khi A là dây pha thì mới có thể hoạt động bình thường.

17 – 7 – 3
Hỏi: Bộ ổn áp 1 chiều 2000V, áp dụng phương pháp phân áp như thể hiện ở hình 17 – 7 – 3 (a) làm cao áp một chiều 1000 V để cung cấp điện. Trước khi đấu vào các chi tiết, dùng vôn kế tĩnh điện đo được điện áp trên R2 là 1000V, chứng tỏ bộ phân áp không có sai sót. Nhưng sau khi đấu vào linh kiện lại không thể hoạt động được do điện áp quá thấp. Tại sao?
Đáp: Sau khi đấu bộ phân áp vào các linh kiện, do điện trở đầu vào của các linh kiện đấu song song với R2 (xem hình 17 – 7 – 3 (a)), đã làm thay đổi tỉ lệ phân áp cũ khiến điện áp sụt thấp. Nếu điện trở đầu vào của các linh kiện là 10MΩ sau khi đấu song song với R2 biến thành 5MΩ, lại phân áp với Ri thì điện áp trên linh kiện chỉ có khoảng 660V. Vì thế phải coi điện trở đầu vào của linh kiện là bộ phận hợp thành của toàn bộ bộ phân áp để thiết kế. Nếu điện trở đầu vào của linh kiện là 10MΩ muốn đạt được điện áp làm việc 1kV trên nguồn điện 2kV thì có thể đấu dây theo hình (b) hoặc hình (c). Dòng điện trong hình (b) nhỏ hơn một nửa so với hình (c), vì thế công suất cũng nhỏ hơn một nửa.

17 – 7 – 4
Hỏi: Nguồn điện của một số máy tính điện tử, tại sao sử dụng nguồn điện ổn áp chỉnh lưu 400 Hz mà không sử dụng nguồn điện tần số chung?
Đáp: Bởi vì máy tính điện tử có yêu cầu tương đối cao đối với chất lượng của điện áp nguồn điện một chiều, cần có hệ số vân sóng nhỏ, nếu hệ số quá lớn sẽ làm cho hoạt động của toàn bộ máy tính điện tử không ổn định. Trong nguồn điện ổn áp một chiều do nguồn có tần số chung cung cấp tuy có thể sử dụng các hình thức lọc sóng, nhưng hệ số vân sóng vẫn không thể đạt được yêu cầu, nhất là đối với các loại nhiễu đến từ nguồn điện tần số chung càng khó lọc bỏ. Do đó nguồn điện ổn áp một chiều của máy tính điện tử nói chung đều dùng nguồn điện 400 Hz 3 pha (hoặc 6 pha) để cung cấp điện.

 

17 – 6 – 1
Hỏi: Khi thử nghiệm chịu áp một chiều, bóng chỉnh lưu chân không có điện áp định mức là 110kV chỉ cho phép sử dụng trên mạch chỉnh lưu 55kV. Tại sao?
Đáp: Điện áp định mức (điện áp đỉnh một chiều) của bóng chỉnh lưu chân không là chỉ điện áp lớn nhất mà giữa cực dương và cực âm có thể chịu đựng được không đến mức dẫn đến phóng điện nhấp nháy. Tiến hành thử nghiệm chịu áp một chiều nói chung áp dụng chỉnh lưu nửa sóng. Nếu vật được thử nghiệm nạp điện khi nửa sóng dương xoay chiều, thì khi nửa sóng âm, bóng chỉnh lưu ngừng hoạt động. Khi xoay chiều là trị số đỉnh thì điện áp ngược lớn nhất giữa hai cực bóng chỉnh lưu đạt tới gấp hai lần trị số đỉnh xoay chiều, cho nên bóng chỉnh lưu chân không 110kV chỉ cho phép sử dụng trên mạch chỉnh lưu 55kV.

17 – 6 – 2
Hỏi: Điện áp dây tóc diode cực âm nóng nạp thủy ngân, tại sao nói chung dưới 5 vôn, còn điện áp dây tóc bóng chân không lại tương đối cao?
Đáp: Bởi vì điện thế điện ly của thủy ngân tương đối thấp, chỉ có 10.4 vôn. Nếu điện áp dây tóc tương đối cao thì giữa hai đầu của dây tóc sẽ sinh ra phóng điện hồ quang do điện áp tương đối cao, phá hoại sự hoạt động của diode còn trong bóng chân không không có vấn đề này, cho nên điện áp dây tóc có thể tương đối cao.

17 – 6 – 3
Hỏi: Tất cả linh kiện trong ống tròn bộ chỉnh lưu thủy ngân, tại sao toàn bộ đều làm bằng sắt mà không thể bằng đồng?
Đáp: Trong ống tròn bộ chỉnh lưu thủy ngân, tất cả các linh kiện, trừ graphit, vỏ sứ ra, đều chỉ có thể sử dụng loại làm bằng sắt, ngay cả que dẫn điện cực dương cũng vậy, tuyệt đối không được dùng đồng, bởi vì đồng sẽ hòa tan trong thủy ngân. Nếu sử dụng linh kiện đồng, chẳng bao lâu trong thủy ngân đã có đồng, khiến thủy ngân không sạch, đồng thời sẽ lưu lại trên bề mặt vỏ sứ cách điện, cũng sẽ phá hoại cách điện.

17 – 6 – 4
Hỏi: Dùng đồng hồ ôm đo thử bộ chỉnh lưu selen kiểu cầu, phát hiện điện trở chiều dương của mỗi phiến là 10Ω, qui cách của bộ chỉnh lưu là 110V, 2A, mỗi nhánh 8 phiến, tính ra toàn bộ điện trở bên trong là 160Ω (2 x 8 x 10Ω) sụt áp khi chạy qua dòng điện định mức chạy qua là 320V, vượt quá điện áp định mức, vì thế cho rằng điện trở bên trong của bộ chỉnh lưu này quá lớn, đã mất tác dụng. Tính như vậy có đúng không?
Đáp: Trị số điện trở đo được bằng đồng hồ ôm khác với tình hình thực tế, bởi vì điện áp của đồng hồ ôm rất thấp (khoảng l.5V) điện trở trong rất lớn, điện áp điện đến hai đầu phiến chỉnh lưu rất nhỏ, khi điện áp chiều dương của phiến chỉnh lưu selen tăng lên, thì điện trở của nó sẽ từ từ giảm, điện áp khi hoạt động thực tế tương đối cao, điện trở trong của mỗi phiến nhỏ hơn 10Ω nhiều.

17 – 6 – 5
Hỏi: Thứ cấp của biến thế máy chỉnh lưu thủy ngân tại sao nhất định phải đấu hình sao?
Đáp: Khi thứ cấp của biến thế máy chỉnh lưu thủy ngân đấu theo hình sao, dây giữa làm mạch về của điện một chiều, nếu đổi sang cách đấu hình tam giác thì bên một chiều không có mạch kín nữa.

17 – 6 – 6
Hỏi: Máy chỉnh lưu selen dự bị tại sao phải định kỳ đưa vào sử dụng? Còn máy chỉnh lưu oxyt đồng lại không cần định kỳ đưa vào sử dụng?
Đáp: Máy chỉnh lưu oxyt đồng khó hút ẩm, khó thay đổi tính năng, còn máy chỉnh lưu selen rất dễ hút ẩm, thay đổi đặc tính. Khi máy chỉnh lưu selen để lâu không sử dụng sẽ có đặc tính “phân hóa”. Khi máy chỉnh lưu như vậy đưa vào hoạt động, dòng điện ngược chiều sẽ tăng lên rõ rệt dẫn đến quá nóng, giảm thấp hiệu suất. Cho nên máy chỉnh lưu selen dự bị phải định kỳ đưa vào vận hành, cho dù không đủ tải cũng được. Nhưng không được không tải, bởi vì dưới điện áp tương đối cao thì dòng điện ngược chiều tăng lên, có thể gây nóng, xuyên thủng.

17 – 6 – 7
Hỏi: Dùng thang ôm của đồng hồ vạn năng đo mấy phiến silic cao áp chịu áp 130kV thì điện trở thuận ngược chiều của nó đều vô cùng lớn, có phải các phiến silic này đều hỏng?
Đáp: Bởi vì phiến silic cao áp là nối tiếp rất nhiều diode silic thành khối thống nhất, tương đương với nối tiếp rất nhiều điện trở chiều dương tiếp giáp PN lại với nhau, hơn nữa điện áp trong của đồng hồ vạn năng lại rất thấp không đạt đến điện áp ban đầu của phiến silic, cho nên điện trở chiều dương của phiến silic cao áp sẽ rất lớn, cho dù khi dùng nấc R x 10k của đồng hồ vạn năng để đo thì kim của đồng hồ cũng không động đậy. Điện trở ngược của nó càng lớn hơn. Vì thế số đọc đều vô cùng lớn. Cho nên không thể dùng đồng hồ vạn năng để phán đoán phiến silic cao áp tốt hay xấu.

17 – 6 – 8
Hỏi: Tại sao khi lắp bộ chỉnh lưu selen, luôn phải lắp phiến của nó thành dạng thẳng đứng mà không phải nằm ngang?
Đáp: Khi máy chỉnh lưu selen hoạt động phải tỏa nhiệt. Khi lắp thắng đứng, không khí giữa các phiến khi bị nóng sẽ bốc lên trên, còn không khí lạnh từ phía dưới hút vào, hình thành đối lưu tự nhiên, có lợi cho việc tỏa nhiệt.

17 – 6 – 9
Hỏi: Tại sao máy chỉnh lưu bán dẫn sau một thời gian sử dụng phải nâng cao điện áp đầu vào xoay chiều?
Đáp: Thông thường máy chỉnh lưu bán dẫn (như oxyt đồng, selen) trong quá trình vận hành có hiện tượng lão hóa, hiện tượng này sẽ làm cho điện trở chiều dương của máy chỉnh lưu từng bước tăng lên, tổn hao cũng tăng theo, cũng làm cho nhiệt độ của máy chỉnh lưu tăng lên (phiến selen sẽ lão hóa trong khi vận hành 1000~2000 giờ, về sau sẽ ổn định). Để bảo đảm điện áp sau khi chỉnh lưu không bị sụt thấp, thì phải nâng cao điện áp đầu vào xoay chiều.

17 – 6 – 10
Hỏi: Máy chỉnh lưu selen kiểu cầu để tương đối lâu không dùng, khi thử nghiệm sơ bộ không phát hiện vấn đề. Tại sao sau khi cho phụ tải vào, một phần phiến chỉnh lưu liền bị cháy hỏng?
Đáp: Phiến chỉnh lưu selen 2 – 3 tuần không dùng thì phải tiến hành xử lý “tạo hình” lại, nếu không sẽ bị cháy hỏng. Đó là bởi vì phiến chỉnh lưu selen lâu không sử dụng đã mất tác dụng bán dẫn. Phương pháp xử lý “tạo hình” là: Trước tiên cho dòng điện, điện áp bằng 50 – 70% vào máy chỉnh lưu, thứ cấp không cho phụ tải, vận hành liên tục 3 – 4 giờ, sau đó cho dòng điện phụ tải bằng 50%, vận hành liên tục một giờ. Tiếp đó cho đủ điện áp và đấu đầu dây phụ tải sẽ không xảy ra sự cố nữa.

 

17 – 5 – 1
Hỏi: Trong mạch chỉnh lưu nửa sóng như thể hiện ở hình 17 – 5 – 1 (a), khi đấu song song tụ lọc sóng C, tại sao diode D thường có hiện tượng hỏng đột ngột?
Đáp: Khi mạch điện chưa đấu song song tụ C, dòng điện bình quân chạy qua diode D là , sau khi đấu song song C, nguồn điện đối với C sẽ có dòng điện nạp điện ban đầu rất lớn chạy qua D. Ngoài ra, khi chưa đấu song song C, điện áp ngược chiều lớn nhất mà D chịu đựng là U2; sau khi đấu song song C, khi nguồn điện nạp bán chu kỳ dương, điện áp hai đầu C gần bằng U2; khi bán chu kỳ âm lại cộng nối tiếp với điện áp nguồn U2, khiến điện áp ngược chiều lớn nhất mà hai đầu D chịu đựng tăng đến 2 U2 như thể hiện ở hình (a), (c). Cho nên, khi chọn sử dụng diode D, nếu trong mạch điện chỉnh lưu nửa sóng, trước và sau khi đấu song song tụ C, thì dòng điện chạy qua D và điện áp ngược chiều lớn nhất mà nổ chịu đựng có sự chênh lệch tương đối lớn, thế nên diode D có khả năng bị cháy hoặc đánh thủng.

17 – 5 – 2
Hỏi: Điện áp đầu vào xoay chiều của mạch điện chỉnh lưu kiểu cầu như thể hiện ở hình 17 – 5 – 2 (a) là 36 vôn, điện áp đầu ra một chiều không tải là 32 vôn, sau khi tăng thêm tụ điện 50F (như hình (b)), đo lại điện áp đầu ra, có thể đạt khoảng 50 vôn. Tại sao?
Đáp: Bởi vì, trước khi tăng thêm tụ điện, điện áp mà vôn kế một chiều kiểu điện từ đo được là điện áp một chiều mạch xung, kim đồng hồ hiển thị là trị số bình quân của điện áp mạch xung này.
Ubình quân = .
Sau khi tăng thêm tụ điện, tụ điện sẽ nạp điện với trị số đỉnh điện xoay chiều, sau khi nạp đầy, điện áp đầu ra đạt trị số đỉnh, do điện trở trong của vôn kế kiểu điện từ vô cùng lớn, dòng điện rất nhỏ, cho nên trị số hiển thị gần bằng điện áp trị số đỉnh.
Utrị số đỉnh= 1.41 x Uhữu hiệu= 1.41 x 36 = 50V.

17 – 5 – 3
Hỏi: Mạch chỉnh lưu kiểu cầu một pha (như thể hiện ở hình 17 – 5 – 3 (a)) do 4 diode kiểu 2CZ13D tạo thành, trong sử dụng, nếu xảy ra sự cố, luôn luôn hỏng cả hai diode mà ít khi hỏng một. Tại sao?
Đáp: Đó là do diện tích tiếp giáp PN của diode hệ 2CZ tương đối lớn, khó bị cháy đứt mà dễ bị đánh thủng gây ra. Bốn diode chia thành hai nhóm đấu song song trên nguồn điện xoay chiều, khi một chiếc trong đó, như D1 do quá áp (hoặc quá dòng) bị đánh thủng, nó sẽ mất tính năng dẫn điện, có thể coi gần như là một dây dẫn. Lúc này D2 sẽ tương đương như trực tiếp đấu song song vào nguồn điện, vì dòng điện không chạy qua điện trở phụ tải, cho nên dòng điện chạy qua nó sẽ vượt xa dòng điện cho phép lớn nhất của nổ, nên cũng bị đánh thủng. Nếu bên phía xoay chiều đấu vào cầu chì (xem hình (b)) thì cầu chì sẽ đứt trước khi chưa có dòng điện cho phép lớn nhất chạy qua diode, từ đó mà bảo vệ được diode.

17 – 5 – 4
Hỏi: Mạch chỉnh lưu kiểu cầu toàn sóng diode như thể hiện ở hình 17 – 5 – 4. khi D2 hở mạch hoặc ngắn mạch, dòng điện, điện áp đầu ra có thay đổi gì?
Đáp: Nếu D2 hở mạch, khi nguồn điện ở bán chu kỳ dương, giả thiết cực tính của e2 là trên dương dưới âm thì Dl, D3 thông mạch phụ tải RL có được điện áp chỉnh lưu nửa sóng. Khi nguồn điện ở bán chu kỳ âm, cực tính của e2 là trên âm dưới dương, do D2 hở mạch, nên không có dòng điện chạy qua RL, do đó trên RL không có điện áp. Có thể thấy, D2 hở mạch, mạch chỉnh lưu toàn sóng biến thành mạch chỉnh lưu nửa sóng, dòng điện đầu ra IL và điện áp đầu ra UL đều giảm 1/2 so với mạch chỉnh lưu toàn sóng.
Nếu D2 ngắn mạch. Khi nguồn điện ở bán chu kỳ dương, giả thiết cực tính e2 là trên dương dưới âm, toàn bộ e2 đưa đến hai đầu D3 dẫn thông chiều dương nên bị ngắn mạch, dòng điệnngắn mạch rất lớn có khả năng làm cháy D3 gây hở mạch, cuối cùng khiến điện áp đầu ra và dòng điện đầu ra bằng 0. Khi nguồn điện ở bán chu kỳ âm thì cực tính của e2 là trên âm dưới dương, do D3 đã hở mạch cho nên D4 vẫn có thể làm việc, lúc này trên RL có được điện áp chỉnh lưu nửa sóng. Có thể thấy D2 ngắn mạch có thể làm cháy cả D3, khiến mạch điện chỉnh lưu cả sóng kiểu cầu biến thành mạch chỉnh lưu nửa sóng.

17 – 5 – 5
Hỏi: Một bộ chỉnh lưu (nửa sóng, không lọc sóng và ổn áp) nạp điện cho ắc qui, nhưng điện áp đầu ra lại tăng cao hơn so với khi không tải. Tại sao?
Đáp: Hình sóng điện áp đầu ra khi không tải là nửa sóng, có một nửa thời gian điện áp bằng 0, trị số bình quân của nó bằng 0.32 lần trị số đỉnh. Sau khi đấu ắc qui vào, chỉ cần điện áp ắc qui thấp hơn trị số đỉnh là có thể nạp điện, nhưng điện áp đầu ra không sụt tới 0, cho nên trị số bình quân tăng lên.

17 – 5 – 6
Hỏi: Làm sao lợi dụng hai phiến chỉnh lưu kiểu cầu bị ngắn mạch một nhánh (như thể hiện ở hình 17 – 5 – 6 (a)) để tạo thành một bộ chỉnh lưu kiểu cầu hoàn chỉnh? Tham số dòng điện, điện áp như thế nào?
Đáp: Phiến chỉnh lưu kiểu cầu là một thể hoàn chỉnh, bất kể một nhánh nào bị ngắn mạch đều mất chức năng chỉnh lưu nên không thể sử dụng. Lợi dụng hai phiến chỉnh lưu vô dụng này có thể làm lại thành một bộ chỉnh lưu kiểu cầu có ích. Cách đấu dây của nó như thể hiện ở hình (b). Đấu song song đầu ra “+”,”-” của hai phiến chỉnh lưu cũ làm đầu ra “+”,”-” của cầu chỉnh lưu mới. Đầu vào của nguồn điện xoay chiều đấu ở đầu vào xoay chiều bên linh kiện hoàn toàn tốt của hai phiến cầu, đầu vào xoay chiều của hai phiến cầu có nhánh bị ngắn mạch để trống, như vậy sẽ làm thành bộ chỉnh lưu kiểu cầu hoàn chỉnh.
Bộ chỉnh lưu kiểu cầu mới tạo thành, tham số dòng điện, điện áp đều có thể theo tham số của bộ chỉnh lưu kiểu cầu cũ, chỉ có thể tích là gấp hai lần so với trước.

17 – 5 – 7
Hỏi: Hiện có 3 máy nạp điện mà mỗi mạch chỉnh lưu có thể điều chỉnh là một pha nửa sóng, một pha toàn sóng và ba pha nửa sóng, mỗi loại một máy. Trị số bình quân của dòng điện nạp ở đầu ra đều là 15 vôn. Cầu chì đầu ra liệu có thể chọn lớn bằng nhau? Tại sao?
Đáp: Không thể chọn lớn bằng nhau. Bởi vì chọn cầu chì là căn cứ vào trị số hữu hiệu của dòng điện, còn dao động hình sóng của dòng điện đầu ra máy nạp tương đối lớn, trị số hữu hiệu lớn hơn nhiều trị số bình quân, cho nên dây cầu chì phải chọn lớn hơn nhiều trị số bình quân của dòng điện nạp đầu ra. Hiện có trị số bình quân của dòng điện đầu ra là 15 ampe, nhưng mạch chỉnh lưu nửa sóng một pha cứ mỗi chu kỳ dẫn điện một lần, trị số đỉnh dòng điện của nó rất lớn, do đó trị số hữu hiệu cũng lớn nhất, dây cầu chì cũng phải chọn lớn nhất (khoảng 50 ampe); mạch chỉnh lưu toàn sóng một pha mỗi chu kỳ dẫn điện hai lần, do đó trị số đỉnh và trị số hữu hiệu của dòng điện nhỏ hơn nửa sóng một pha, nên dây cầu chì cũng chọn nhỏ hơn một chút (khoảng 40 ampe). Trị số đỉnh và trị số hữu hiệu của dòng điện mạch chỉnh lưu nửa sóng ba pha là nhỏ nhất, cho nên dây cầu chì cũng chọn nhỏ nhất (khoảng 30 ampe).

17 – 5 – 8
Hỏi: Bộ phận một chiều của mạch chỉnh lưu cấu, trực tiếp dùng điện lưới 220 vôn, tại sao không thể tiếp đất?
Đáp: Trong hệ thống cung cấp điện hệ 4 dây ba pha, điện xoay chiều 220 vôn là do một sợi dây pha và dây đất tạo thành. Sau khi tiếp đất một cực của bộ phận một chiều, diode b liền bị ngắn mạch (xem hình (a)). Khi bộ phận xoay chiều làm việc ở bán chu kỳ dương của nguồn điện, dòng điện thông qua diode d, phụ tải R trở về dây đất của nguồn điện, khi làm việc ở bán chu kỳ âm của nguồn điện thì dòng điện không qua diode c và R mà trực tiếp ngắn mạch qua diode a, nên a cháy. Cho nên, trong mạch chỉnh lưu cầu trực tiếp dùng điện lưới 220 vôn thì bộ phận một chiều không thể tiếp đất. Nếu lắp thêm biến thế ngăn cách vào bộ phận xoay chiều (xem hình (b)) thì có thể phòng ngừa diode bị cháy hỏng khi xảy ra sự cố tiếp đất của R hoặc mạch điện.

17 – 5 – 9
Hỏi: Trong mạch chỉnh lưu có thể điều khiển nửa sóng một pha, như thể hiện ở hình 17 – 5 – 9, vì sao cho dù là phụ tải điện trở thuần, hệ số công suất của nguồn điện cũng nhỏ hơn 1, mà góc điều khiển càng lớn thì hệ số công suất càng thấp?
Đáp: Trong mạch chỉnh lưu có thể điều khiển nửa sóng một pha, điện áp nguồn điện là sóng sin, điện áp đạt được trên phụ tải là dạng sóng của sóng sin sau khi bị cắt bỏ một phần, mà góc điều khiển càng lớn thì phần bị cắt cũng càng nhiều. Tỉ số giữa trị hữu hiệu của điện áp trên phụ tải và trị hữu hiệu của điện áp nguồn nhỏ hơn 1, mà góc điều khiển càng lớn thì tỉ số càng nhỏ, công suất có ích do nguồn điện cung cấp (bỏ qua tổn hao thirixto) bằng tích giữa trị hữu hiệu của điện áp trên phụ tải và trị hữu hiệu của dòng điện phụ tải, còn công suất thực tế do nguồn điện cung cấp bằng tích giữa trị hữu hiệu của điện áp nguồn và trị hữu hiệu của dòng điện phụ tải. Cho nên, cho dù là phụ tải điện trở thuần, tỉ số giữa công suất có ích và công suất thực tế do nguồn điện cung cấp, tức hệ số công suất của nguồn điện cũng nhỏ hơn 1, mà góc điều khiển càng lớn thì hệ số công suất càng thấp.

17 – 5 – 10
Hỏi: Khi mạch chỉnh thử như hình 17 – 5 – 10 (a), nếu rơle J1, Jg hút, J2 chưa hút, dùng vôn kế đo được điện áp điểm K2 đối với đất có trị số gần bằng nguồn + Ea. Tại sao?
Đáp: Đồng thời với việc đặt điện áp dương vào giữa cực dương, cực âm của thirixto KG, cho cực cổng của nó thông với dòng xúc phát đủ, thì KG từ trạng thái đóng chặn chuyển sang trạng thái dẫn thông. Khi J1, Jg hút, KG1 do thỏa mãn điều kiện thông mạch nên dẫn thông. Hình (b) là mạch điện tương đương của hình (a). Qua hình có thể biết: do trực tiếp nối thông nhau nên 1P2 của KG1 và 2P2 của KG2 ở vào điện thế bằng nhau. Vì thế, 1P2 – 2P2 – 2N2 tương đương với 1 diode chiều dương, do đó, sau khi KG1 dẫn thông, + Ea thông qua 1P1 – 1N1 – 1P2 (2P2) – 2N2 giáng lên điểm K2. cho nên dùng vôn kế có thể đo được điện áp giữa K2 với đất có trị số gần bằng +Ea (khoảng trị số sụt áp của KG nhỏ). Do điện áp xúc phát Eg < Ea, vì thế sau khi KG1 dẫn thông, điện áp 2P2 đối với đất lớn hơn trị số E , từ đó làm cho diode D chặn ngắt, tức Eg sẽ không giáng lên điểm K2. Tuy điện thế cực âm của KG2 đối với đất tương đối cao, nhưng do trị số điện trở của KG2 tương đối lớn sẽ không kéo nổi phụ tải. Nếu tăng thêm một diode ở bộ phận xúc phát (hình (c)) thì K2 đối với đất không tồn tại điện áp tương đối cao nữa.

17 – 5 – 11
Hỏi: Trong mạch chính của chỉnh lưu thirixto ở hình 17 – 5 – 11, diode D có tác dụng gì? Cực tính của nó nếu đấu nhầm sẽ có hậu quả gì?
Đáp: Đặc điểm của phụ tải có tính cảm ứng là sự thay đổi của dòng điện đi sau thay đổi của điện áp. Ở thời điểm điện áp cực dương thirixto vượt qua điểm 0, muốn tự động ngắt, thì hai đầu phụ tải có tính cảm ứng sẽ sinh ra thế điện động cảm ứng; căn cứ định luật Lenxơ, chiều của điện thế tự cảm luôn luôn cản trở sự thay đổi của dòng điện, tức đầu b là dương, đầu a là âm. Nếu không có diode D thì điện thế cảm ứng này sẽ thông qua diode D1, D2 hoặc D3, D4 đưa đến hai đầu cực dương và cực âm của thirixto 3CT. Do lúc này 3CT còn chưa kịp hoàn toàn khôi phục khả năng cản chặn cho nên sẽ dẫn thông khi không cổ tín hiệu xúc phát, từ đó làm mất tác dụng điều khiển của thirixto. Sau khi đấu diode D vào, điện thế cảm ứng nói trên sẽ thông qua diode D nhanh chóng ngắn mạch, bảo đảm sự hoạt động bình thường của thirixto. Diode D có thể làm dòng điện của phụ tải có tính cảm ứng tiếp tục thông mạch, thường gọi là “diode tiếp dòng”. Nếu đấu nhầm cực tính, sẽ trở thành ngắn mạch đối với nguồn điện chỉnh lưu (D1 – D4), sẽ gây ra sự cố ngắn mạch.

17 – 5 – 12
Hỏi: Hình 17 – 5 – 12 (a), (b) là hai loại mạch chỉnh lưu cầu nửa điều khiển một pha phụ tải điện cảm, có thể đều hoạt động bình thường không?
Đáp: Trong mạch điện hình (a), khi điện áp nguồn quá 0 thì diode đổi dòng, khi xúc phát thì thirixto đổi dòng. Nếu đột ngột giảm góc dẫn thông xuống bằng 0 hoặc cắt mạch điều khiển, thì do dòng điện phụ tải có tính điện cảm duy trì dòng điện liên tục chạy qua diode khi thirixto ở bán chu kỳ âm của nguồn điện, hình thành mạch kín, còn khi ở bán chu kỳ dương thì thirixto tiếp tục dẫn thông, từ đó xảy ra hiện tượng khác thường là một thirixto luôn dẫn thông, còn hai diode luân lưu thông mạch. Cho dù xung xúc phát đã ngừng xúc phát, nhưng thirixto đóng chặn không được, trên phụ tải vẫn giữ lại điện áp đầu ra tương đương với chỉnh lưu nửa sóng một pha, chứ không thể sụt áp phụ tải xuống đến 0. Vì thế, mạch điện hình (a) do chưa đấu song song diode tiếp dòng vào hai đầu phụ tải điện cảm nên không thể hoạt động bình thường, gọi là “mất tác dụng điều khiển”.
Dòng điện phụ tải điện cảm của hình (b) có thể thông qua D1 – D2 hình thành mạch kín dòng điện liên tục, khi ở bán chu kỳ âm của nguồn điện thì thirixto tự động ngắt, cho nên có thể hoạt động bình thường. Nhưng cần chú ý: nếu cả hai thirixto dùng chung một mạch điện xúc phát thì biến thế mạch xung phải có hai cuộn dây đầu ra, và đề phòng nghiêm ngặt đấu nhầm dây hoặc ngắn mạch lẫn nhau.

17 – 5 – 13
Hỏi: Trong mạch chỉnh lưu cầu có thể điều khiển một pha, dùng điện áp 220 vôn trực tiếp chỉnh lưu (như hình 17 – 5 – 13) tại sao điện áp định mức của linh kiện chỉnh lưu 1D, 2D thấp hơn điện áp định mức của thirixto IKG, 2KG?
Đáp: Trong mạch chỉnh lưu như hình thể hiện, điện áp thuận chiều lớn nhất, điện áp ngược chiều lớn nhất mà thirixto chịu đựng và điện áp ngược chiều lớn nhất mà diode chịu đựng đều là trị số đỉnh của điện áp đầu vào; tức x 220 = 311V. Xét tới điện lưới có quá áp, do đó điện áp định mức của thirixto thường chọn bằng 1.5 ~ 2 lần trở lên trị số đỉnh của điện áp làm việc thực tế; nói chung chọn 500 vôn trở lên. Điện áp chuyển ngoặt chiều dương của thirixto trừ đi 100 vôn gọi là điện áp chặn cản chiều dương. Điện áp đánh thủng một chiều trừ đi 100 vôn gọi là điện áp trị số đỉnh ngược chiều; trị số tương đối nhỏ trong điện áp trị số đỉnh ngược chiều và điện áp chặn cản chiều dương là điện áp định mức của linh kiện này. Cho nên, diện áp chuyển ngoặt chiều dương hoặc điện áp đánh thủng ngược chiều của 1KG, 2KG có điện áp định mức 500 vôn là 600 vôn. Còn điện áp làm việc ngược chiều cao nhất của diode bằng một nửa điện áp đánh thủng ngược chiều, do đó khi chọn điện áp làm việc ngược chiều của lạ, 2D trong mạch điện này là 300 vôn thì trị số điện áp đánh thủng ngược chiều của nó cũng ]à 600 vôn. Do điện áp định mức của diode đã có lượng dư tương đối lớn, cho nên cho phép điện áp định mức của nó chọn thấp hơn thirixto. Nhưng trong thực tế, để giảm nhỏ qui cách của linh kiện thường chọn trị số điện áp định mức của diode giống như thirixto.

17 – 5 – 14
Hỏi: Giữa ắc qui cần nạp điện với thiết bị chỉnh lưu Silic có lắp một đoạn cáp điện bọc kim. Căn cứ vào lượng tải dòng điện thì tiết diện cáp điện đã đủ. Nhưng sau khi dùng lại nóng ghê gớm. Về sau đem dây cáp này dùng vào mạch từ trường kích từ chỉnh lưu thirixto của máy điện xoay chiều, tuy dòng điện lớn hơn nhưng lại không nóng. Tại sao?
Đáp: Điện áp đầu ra của bộ chỉnh lưu Silic như thể hiện bằng đường nét liền trong hình 17 – 5 – 14 (a) (khi chỉnh lưu 3 pha). Khi đấu (dây cáp bọc kim) lên ắc qui với điện thế ngược Eb như thể hiện bằng nét đứt, dưới tác dụng của hiệu điện áp chỉnh lưu và điện thế ngược uz – Eb, nếu điện trở trong của ắc qui là ra thì dòng điện sinh ra là i = (uz – Eb)/rb , hình sóng của nó như thể hiện ở hình (b), có thể thấy phân lượng xoay chiều của dòng điện rất lớn. Dòng điện này chạy qua cáp bọc kim sẽ cảm ứng ra dòng điện trên vỏ ngoài của nó, khiến cáp điện nóng lên. Nhưng cùng một cáp điện này, khi sử dụng trong mạch kích từ, do nhóm cuộn dây kích tử của môtơ đồng bộ là phụ tải điện cảm lớn, dòng điện chạy qua nó không thể nhanh chóng thay đổi, bị lọc sóng thành gần như một chiều, nên không cảm ứng ra dòng điện ở vỏ ngoài, chỉ cần cáp điện có đủ tiết diện sẽ không phát nhiệt.

17 – 5 – 15
Hỏi: Tại sao chỉnh lưu thirixto không dùng tụ điện lọc sóng?
Đáp: Nếu mạch chỉnh lưu thirixto dùng tụ điện để lọc sóng thì khi thirixto qua xúc phát dẫn thông sẽ có dòng điện nạp cho tụ điện chạy qua thirixto. Độ lớn của dòng điện này do hiệu điện áp nguồn và điện áp tụ điện cùng với trở kháng của mạch kín được tạo thành bởi nguồn điện và tụ điện quyết định. Khi hiệu giữa điện áp nguồn và điện áp của tụ điện tương đối lớn mà trở kháng của mạch kín lại rất nhỏ sẽ làm cho dòng điện xung kích khi thirixto vừa dẫn thông sẽ rất lớn. Sự tăng lên của dòng điện mà khi thirixto dẫn thông cho phép là có hạn. Nếu sự tăng lên vượt quá trị số cho phép của thirixto sẽ làm cháy thirixto do bị nóng cục bộ. Vì thế mạch chỉnh lưu thirixto không nên dùng tụ điện để lọc sóng.

17 – 5 – 16
Hỏi: Tại sao trong mạch chỉnh lưu kiểu 0 ba pha, không thể dùng bộ hỗ cảm xoay chiều để đo kiểm dòng điện chỉnh lưu?
Đáp: Phương pháp lợi dụng bộ hỗ cảm xoay chiều để đo kiểm dòng điện chỉnh lưu bên phía xoay chiều chỉ có thể sử dụng trong mạch chỉnh lưu mà phía xoay chiều không có phân lượng một chiều. Còn mạch chỉnh lưu kiểu 0 ba pha, trong tình hình dòng điện liên tục, trong một chu kỳ chỉ có 1/3 thời gian dòng điện chạy qua cuộn dây bên thứ cấp biến thế chỉnh lưu, vì thế bên thứ cấp biến thế là dòng điện dao động một chiều. Thành phần một chiều trong dòng điện dao động này không thể từ bên thứ cấp phản ánh đến bên sơ cấp, chỉ có thành phần xoay chiều mới có thể từ bên thứ cấp phản ánh bên sơ cấp, cho nên dùng bộ hỗ cảm xoay chiều không thể đo chính xác dòng điện chỉnh lưu. Đối với mạch điện chỉnh lưu như thế này phải trực tiếp đo bên phía một chiều.

17 – 5 – 17
Hỏi: Một biến thế chỉnh lưu kéo hai máy chỉnh lưu vận hành song song (hình 17 – 5 – 17 (a)), bây giờ muốn cải tiến thành vận hành nối tiếp (hình 17 – 5 – 17 (b)) được không?
Đáp: Để nâng cao điện áp một chiều, cải tiến thành cách đấu nối tiếp như hình (b) là hết sức sai lầm. Bởi vì khi một máy biến thế chỉnh lưu kéo hai bộ chỉnh lưu vận hành thì điểm A, C trên mạch điện cùng điện thế, điểm B, D cùng điện thế, nếu nối B với C lại một chỗ sẽ xảy ra ngắn mạch một chiều nghiêm trọng, hình thành dòng điệnngắn mạch rất lớn, cháy hỏng linh kiện. Cho nên không thể đổi thành vận hành nối tiếp như hình (b).

 

17 – 4 – 1
Hỏi: Điểm 0 của mạch điện thể hiện ở hình 17 – 4 – 1 (a) là điểm giữa của cuộn dây bên thứ cấp biến thế, khi thay đổi trị số R, điện áp hai điểm a, b có thay đổi gì? Tại sao?
Đáp: Mạch điện như thể hiện ở hình 17 – 4 – 1 (a) là mạch chuyển pha R – C, khi thay đổi trị số R, Uab không thay đổi về độ lớn, pha của nó biến động trong 0 ~ 180o. Bởi vì, khi điện áp (nguồn điện) bên sơ cấp biến thế là trị số cố định, thì điện áp EF bên thứ cấp cũng cố định, mà phụ tải của nó là do R – C tạo thành, nên dòng điện C trong cuộn dây thứ cấp thể hiện tính điện dung, điện áp vượt trước EF , sụt áp R trên điện trở, cùng chiều với C , C sẽ trễ sau R là 90o, mà phải thỏa mãn: R + C = EF, nên R , C , EF tạo thành hình tam giác vuông (hình b). Vì Uab là điện áp giữa điểm giữa EF đến R – C, khi thay đổi R, sụt áp trên R, C luôn luôn thỏa mãn công thức trên và thành góc vuông, nên quỹ tích của điểm D là nửa đường tròn lấy EF làm đường kính, vì thế, R tuy thay đổi, nhưng Uab luôn luôn bằng EF , mà chiều có thể thay đổi trong 0 ~ 180o.

17 – 4 – 2
Hỏi: Tại sao giữa ba chân của transistor tiếp giáp đơn không bị đánh thủng hoặc hở mạch, nhưng trong mạch điện lại không thể xúc phát thirixto?
Đáp: Điều này chủ yếu là do tỉ lệ phân áp của transistor tiếp giáp đơn được chọn quá nhỏ gây nên. Nếu tỉ số phân áp quá nhỏ, khi một số tham số của mạch điện và nhiệt độ môi trường thay đổi, điện áp đỉnh điểm của transistor trở nên nhỏ sẽ làm cho biên độ tín hiệu xung đầu ra quá nhỏ nên không thể xúc phát thirixto làm việc được.

17 – 4 – 3
Hỏi: Trong mạch xúc phát thirixto của transistor tiếp giáp đơn (xem hình 17 – 4 – 3) điều chỉnh nhỏ biến trở Re, có thể làm cho điện áp đầu ra dần dần tăng lên, khi Re đạt đến trị số nào đó, nếu lại tiếp tục giảm nhỏ, điện áp đầu ra đột ngột sụt xuống. Tại sao?
Đáp: Điều chỉnh trị số điện trở R sẽ làm thay đổi thông số thời gian nạp điện của nguồn điện đối với tụ C. Trị số điện trở Re càng nhỏ thì tốc độ nạp điện của nguồn điện đối với C càng nhanh, khiến điện áp uC trên C đạt đến điện áp đỉnh của transistor tiếp giáp đơn, tức thời gian phát ra xung đầu tiên cũng sẽ càng sớm, làm cho góc mở của thirixto lớn lên, điện áp đầu ra tăng cao. Nhưng sau khi transistor tiếp giáp đơn dẫn thông, khi trị số điện trở Re nhỏ hơn một trị số nào đó, do dòng điện của nguồn điện thông qua Re đưa đến cực phát e của transistor tiếp giáp đơn vượt quá dòng điện điểm đáy của nó, giữa e và cực gốc b1 không thể khôi phục trạng thái ngắt, mà vẫn thông, C nạp không được điện, mạch xúc phát không thể phát xung nữa, từ đó khiến điện áp chỉnh lưu của thirixto tụt xuống. Để phòng ngừa xảy ra hiện tượng này, cần căn cứ vào trị số điện trở nhỏ nhất và lớn nhất của Re, dùng một điện trở cố định và một biến trở đấu nối tiếp đấu vào mạch điện.

17 – 4 – 4
Hỏi: Tại sao phải dùng cầu chì tốc độ nhanh để bảo vệ thirixto? Có thể thay bằng cầu chì nói chung không?
Đáp: Khả năng dòng điện chịu áp của thirixto tương đối nhỏ, cầu chì tốc độ nhanh có bội số quá dòng giống với thirixto thì có thể đứt dây chì trước khi thirixto bị phá hoại. Còn thời gian đứt dây chì của cầu chì nói chung tương đối dài, không thể có tác dụng bảo vệ. Cho nên, thirixto phải dùng cầu chì tốc độ nhanh bảo vệ.
Nếu dòng điện định mức của thirixto tương đối lớn mà dòng điện phụ tải tương đối nhỏ, khi có thiết bị hạn chế dòng điệnngắn mạch, thì có thể dùng cầu chì nói chung để bảo vệ.

17 – 4 – 5
Hỏi: thirixto đấu trong mạch, tại sao thường đấu song song vào hai đầu nó một mạch nhánh mắc nối tiếp điện trở tụ điện (như hình 17 – 4 – 5)?
Đáp: Đó là biện pháp bảo vệ phòng ngừa thirixto bị phá hỏng do quá áp tức thì. Bởi vì sự thông, ngắt của hệ thống, điện áp dập của điện lưới hoặc sự thông ngắt của chính thirixto đều có thể dẫn đến thirixto bị đánh thủng do chịu quá áp tức thì. Sau khi đấu song song tụ điện C, nếu xảy ra quá áp, do điện áp hai đầu tụ điện chỉ có nạp điện mà dần dần tăng cao, không thể đột biến. Sau khi thirixto được xúc phát dẫn thông, tụ điện sẽ phóng điện qua linh kiện, từ đó khiến thirixto tránh được sự tập kích của quá áp. Nhưng chỉ đấu song song một tụ điện là không được, bởi vì nếu điện áp nạp tương đối cao, khi phóng điện sẽ có dòng điện rất lớn chạy qua thirixto có thể làm cháy thirixto. Vì thế phải đấu nối tiếp một điện trở nữa vào tụ điện để hạn chế dòng điện phóng và tăng thời gian phóng điện, đồng thời giữa điện cảm và điện dung trong mạch điện có thể tạo thành mạch dao động, lúc này R lại có tác dụng làm nhụt, phòng ngừa dao động cao tần ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống.

17 – 4 – 6
Hỏi: Tại sao diode cùng quy cách khi sử dụng đấu nối tiếp phải đấu song song một điện trở cùng trị số (xem hình (17 – 4 – 6 (a)), khi sử dụng đấu song song phải đấu nối tiếp một điện trở cùng trị số (xem hình b)?
Đáp: Sự sai biệt của điện trở ngược chiều diode cùng qui cách rất lớn, cho nên khi sử dụng đấu nối tiếp, điện áp ngược chiều mà mỗi bóng phải chịu đều khác nhau xa, điện áp ngược chiều mà diode có điện trở ngược chiều lớn phải chịu sẽ tương đối cao, nên có khả năng bị đánh thủng. Sau đó, các bóng khác, do phải chịu toàn bộ điện áp, cũng sẽ lần lượt bị đánh thủng. Cho nên khi sử dụng đấu nối tiếp, mỗi diode đều phải đấu song song một điện trở cân bằng điện áp cùng trị số.
Điện trở chiều dương của diode cùng qui cách cũng mỗi loại một khác, khi sử dụng đấu song song, diode điện trở chiều dương nhỏ sẽ có dòng điện chạy qua lớn. Để tránh dòng điện tập trung trên diode điện trở chiều dương nhỏ gây cháy hỏng, vì thế khi sử dụng đấu song song, mỗi diode đều phải đấu nối tiếp một điện trở cân bằng dòng điện cùng trị số.

17 – 4 – 7
Hỏi: Đấu đầu dây vào xoay chiều của thiết bị chỉnh lưu sau khi nối vào bộ hấp thu trở dung, tại sao phải đấu vào một phiến selen phi tuyến tính (như thể hiện ở hình 17 – 4 – 7)?
Đáp: Bộ hấp thu bằng trở dung RC có thể ức chế quá áp thao tác trong phạm vi cho phép. Nhưng khi lưới điện bị sét đánh sẽ sinh ra quá áp thời gian ngắn, trị số đỉnh cao, mạch hấp thu RC có thông số thời gian cố định, có khả năng sẽ phóng điện không kịp hoặc tụ điện bị đánh thủng nên không thể ức chế các loại điện áp này.
Phiến selen có đặc tính phi tuyến tính ngược chiều tương đối dốc. Vì phiến selen nối đối, khi điện áp bình thường, luôn có một nhóm ở vào trạng thái ngược chiều, dòng điện rò rất nhỏ. Khi quá áp gần bằng trị số cho phép, đặc tính ngược chiều xuất hiện chuyển ngoặt, dòng điện rò tăng lên, điện áp lại cơ bản không đổi (nói chung chọn là trị số đỉnh quá áp thao tác do bộ trở dung hạn chế), lại do diện tích phiến selen tương đối lớn, có thể tiêu hao công suất tức thì tương đối lớn nên không bị phá hoại. Cho nên, phiến selen có thể đóng vai trò hạn chế điện áp và phóng thích năng lượng.

 

17 – 3 – 1
Hỏi: Tại sao có một số thiết bị thirixto mùa hè có thể hoạt động bình thường, đến mùa đông thì trở nên không đáng tin cậy, hoặc mùa đông có thể hoạt động bình thường, mùa hè lại trở nên không đáng tin cậy?
Đáp: thirixto là một loại linh kiện bán dẫn công suất lớn, đặc điểm của nó giống như các linh kiện bán dần khác, chịu ảnh hưởng của nhiệt độ tương đối lớn. Mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, điện áp, dòng điện xúc phát cần thiết của thirixto tăng lên. Khi công suất xúc phát mà mạch xúc phát cung cấp không đủ, có khả năng dẫn đến thirixto không thể xúc phát. Vì thế khi chỉnh thử thiết bị thirixto cần chú ý điều này. Mùa hè nhiệt độ tăng cao, điện áp chuyển chiều dương và điện áp đánh thủng ngược chiều của thirixto đều giảm thấp, điện áp, dòng điện xúc phát đều giảm rõ rệt, khả năng chống nhiễu của linh kiện trở nên kém, dễ gây nên xúc phát nhầm, đồng thời cũng có thể xảy ra đánh thủng ngược chiều. Vì thế khi điều chỉnh thiết bị thirixto vào mùa đông cần xem xét nhiệt độ hoạt động mùa hè.

17 – 3 – 2
Hỏi: Tại sao thiết bị điện tử đặt gần bộ điều áp khống nhiệt thirixto dễ bị nhiễu?
Đáp: Bộ điều áp khống nhiệt thirixto có các ưu điểm: hiệu suất cao, phản ứng nhanh, nhưng do dạng sóng điện ápdòng điện của mạch thirixto là sóng sin đột biến nghiêm trọng, tần suất biến đổi dòng điện tức thì rất lớn, vì thế sẽ sinh ra sóng điện từ cao tần. Cho nên thiết bị điện tử ở gần nó cỏ khả năng bị can nhiễu, thậm chí xảy ra động tác nhầm.

17 – 3 – 3
Hỏi: Thiết bị chỉnh lưu thirixto làm mát bằng nước, cần chú ý những vấn đề gì?
Đáp: Thiết bị chỉnh lưu thirixto nếu áp dụng làm mát bằng nước thì nên dùng nước cất nhằm phòng ngừa khi vận hành lâu ngày sinh ra cáu bẩn gây tắc đường ống. Điện trở suất của nó yêu cầu lớn hơn 20 kΩ.cm. Trị số pH là 6 ~ 8, và cần chú ý lỗ ra, vào nước của đường nước phải cố gắng có điện thế bằng nhau. Nếu điện thế không bằng nhau, để bảo đảm không ngắn mạch giữa các pha, độ dài của ống nước phải trên 400 mm. Mùa động còn cần chú ý giữ ấm ống nước, két nước, phòng ngừa đóng băng ảnh hưởng hiệu quả làm mát. Mùa hè do chênh lệch nhiệt độ nước với nhiệt độ môi trường tương đối lớn, trên bề mặt bộ tỏa nhiệt làm mát bằng nước có thể xuất hiện sương đọng, làm giảm chịu áp của thiết bị, khi nghiêm trọng có thể dẫn đến ngắn mạch, vì thế phải tăng cường biện pháp thông gió.

17 – 3 – 4
Hỏi: Khi lắp ráp thiết bị chỉnh lưu thirixto, mạch điện chính và mạch điều khiển sẽ nhiễu lẫn nhau, cần chú ý gì?
Đáp: Để phòng ngừa nhiễu lẫn nhau giữa mạch điện chính với mạch điều khiển, phải bố trí đường dây của mạch điện chính với mạch điều khiển song song nhau và cố gắng xa nhau một chút. Để phòng ngừa nhiễu cảm ứng điện mạnh, đối với mạch điều khiển tương đối dài có thể dùng dây kim loại che chắn ngoài hoặc dây bện có mạng phối hợp, cũng có thể quấn lớp che chắn lên giữa cuộn sơ cấp, thứ cấp của biến áp. Như vậy có thể hạn chế một cách hữu hiệu nhiễu lẫn nhau giữa mạch chính với mạch điều khiển.

 

17 – 2 – 1
Hỏi: Khi dùng đồng hồ vạn năng đo điện trở giữa cực cửa với cực âm của thirixto, tại sao trị số điện trở thuận chiều, ngược chiều khác nhau? Có phải trị số điện trở càng nhỏ càng tốt?
Đáp: Cực cửa đối với cực âm của linh kiện thirixto là một tiếp giáp P – N, cho nên trị số điện trở thuận chiều, ngược chiều khác nhau. Chênh lệch đặc tính vôn ampe của cực cửa linh kiện cùng nhãn hiệu cũng rất lớn. Cho nên không thể lấy độ lớn trị số điện trở cực cửa để xác định đặc tính tốt xấu. Nếu trị số điện trở đo được bằng 0, hoặc vô cùng lớn, chứng tỏ giữa cực cửa và cực âm đã ngắn mạch hoặc hở mạch, linh kiện này không thể sử dụng được nữa.

17 – 2 – 2
Hỏi: Làm sao phán đoán thirixto tốt xấu bằng phương pháp đơn giản nhất?
Đáp: Muốn phán đoán thirixto tốt hay xấu, ngoài dùng đồng hồ vạn năng đo trị số điện trở thuận chiều ngược chiều của cực âm và cực điều khiển của nó ra, còn có thể phán đoán bằng phương pháp sáng, tối của bóng đèn. Như thể hiện ở hình 17 – 2 – 2, đấu nối tiếp bóng đèn dây tóc với thirixto rồi đấu vào mạch biến thế tự ngẫu, từ từ điều chỉnh điện áp của biến áp đến điện áp định mức của thirixto, lúc này bóng đèn phải không sáng. Sau đó đấu pin khô E (1.5 – 9 vôn, cực dương đấu với cực điều khiển) vào giữa cực điều khiển và cực âm của linh kiện thirixto, rồi từ từ điều chỉnh điện áp, bóng đèn sáng dần, điều này chứng tỏ thirixto tốt. Ngược lại, thirixto đã hỏng.

17 – 2 – 3
Hỏi: Điện áp xúc phát của thirixto khoảng 3 – 10 vôn, tại sao dùng đồng hồ vạn năng đo không ra?
Đáp: Nói chung độ rộng xung xúc phát của thirixto chỉ có vài phần nghìn/giây, tuy trị số đỉnh của điện áp xung có mấy vôn đến mấy chục vôn, nhưng do trị số bình quân của nó rất nhỏ, cho nên dùng đồng hồ vạn năng đo không ra. Muốn phán đoán có mạch xung xúc phát hay không có thể quan sát bằng máy hiện sóng.

17 – 2 – 4
Hỏi: Căn cứ vào dòng điện định mức của thirixto để xác định dòng điện mà nó sử dụng, tại sao phải căn cứ vào hình sóng chỉnh lưu để tính?
Đáp: thirixto cho phép dòng điện lớn hay nhỏ chạy qua là do nhiệt độ cho phép của lõi quyết định, còn mức độ phát nhiệt thì do trị số hữu hiệu của dòng điện quyết định. Tiêu chuẩn kỹ thuật qui định, với nhiệt độ môi trường là + 40oC và điều kiện làm mát qui định, trong mạch điện nửa sóng hình sin, tần số làm việc một pha, phụ tải có tính điện trở, thirixto hoàn toàn dẫn thông, khi nhiệt độ tiếp giáp ổn định không vượt quá trị số định mức, thì dòng điện bình quân ]ớn nhất cho phép là dòng điện định mức của linh kiện này. Trong ứng dụng thực tế, hình thức dòng điện chỉnh lưu, loại phụ tải, góc dẫn thông, hình sóng dòng điện đều khác nhau, quan hệ giữa trị số bình quân với trị số hữu hiệu cũng sẽ khác nhau. Cho nên, khi xác định trị số dòng điện sử dụng cho phép của thirixto phải tính theo hình sóng chỉnh lưu. Dưới điều kiện tiêu chuẩn, quan hệ giữa trị số hữu hiệu và trị số bình quân của dòng điện cho phép chạy qua là I = 1.57 Id. Tức thirixto có dòng điện định mức 100 ampe thì trị số hữu hiệu của dòng điện cho phép là 157 ampe. Nếu là mạch toàn sóng một pha khi dẫn thông hoàn toàn thì quan hệ giữa trị số hữu hiệu với trị số bình quân là I’ = 1.11 I’d. So với tiêu chuẩn, khi I = I’, I’d = 1.414Id, lúc này một thirixto 100 ampe có thể sử dụng 140 ampe.

17 – 2 – 5
Hỏi: thirixto có điện áp định mức là 300 vôn, liệu có thể trực tiếp sử dụng làm chỉnh lưu trên điện lưới 220 vôn được không?
Đáp: Điện áp điện lưới 220 vôn thì điện áp trị số đỉnh của nó là 310 vôn. Do điện lưới có quá áp, yêu cầu linh kiện phải có độ dư nhất định. Cho nên thirixto muốn chọn đùng phải chịu áp trên 500 vôn. Điện áp đánh thủng của thirixto là điện áp làm việc danh xưng cộng với 100 vôn. Vì thế điện áp định mức của thirixto sử dụng trên nguồn điện xoay chiều 220 vôn phải chọn 550 vôn. Điện áp đánh thủng của diode gấp hai lần điện áp làm việc tiêu chuẩn, tức điện áp đánh thủng của diode 300 vôn là 600 vôn, cho nên có thể chọn sử dụng diode có điện áp định mức 300 vôn.

17 – 2 – 6
Hỏi: Sau khi ngắt phụ tải ra (như thể hiện ở hình 17 – 2 – 6, ngắt K ra) vôn kế không hiển thị, có phải do thirixto hỏng?
Đáp: Muốn duy trì thirixto dẫn thông, ngoài việc phải có điện áp cực dương chiều dương và tăng điện áp xúc phát đối với cực điều khiển ra, còn phải bảo đảm dòng điện cực dương không nhỏ hơn dòng điện duy trì của nó (tức dòng điện nhỏ nhất cần thiết để thirixto duy trì trạng thái dẫn thông). Điện áp trong của vôn kế rất lớn, sau khi ngắt phụ tải của mạch điện chỉnh lưu thirixto thì dòng điện chạy qua vôn kế nhỏ hơn dòng điện duy trì, thirixto không thể duy trì dẫn thông nên bị ngắt, vôn kế cũng không hiển thị. Vì thế, vôn kế không hiển thị không thể hiện thirixto đã hỏng. Khi sứa chữa phải đo xem thirixto có điện áp ra không, phải đấu phụ tải để đo.

17 – 2 – 7
Hỏi: Mạch thirixto phụ tải cảm ứng, tại sao có lúc xảy ra hiện tượng thirixto sau khi dẫn thông lại ngắt?
Đáp: thirixto khi chịu điện áp cực dương chiều dương, sau khi cực điều khiển có thêm xung xúc phát, thông mạch, xung xúc phát mất, dòng điện cực dương nhỏ nhất cần thiết có thể làm cho thirixto duy trì trạng thái, gọi là dòng điện níu giữ. Dòng điện níu giữ không cùng là dòng duy trì, thông thường, dòng níu giữ của thirixto phải lớn hơn mấy lần so với dòng điện duy trì.
Khi trong mạch thirixto có phụ tải tính cảm ứng thì sau khi xúc phát thirixto, dòng điện trong mạch điện (tức dòng điện cực dương) sẽ từ 0 từ từ tăng lên. Điện cảm càng lớn thì dòng điện tăng lên càng chậm. Lúc này, nếu độ rộng của mạch xung xúc phát không đủ thì có khả năng dòng điện cực dương chưa lên tới dòng điện níu giữ, xung xúc phát đã mất, nên thirixto không thể duy trì dẫn thông, nên bị ngắt.

 

17 – 1 – 1
Hỏi: Khi dùng đồng hồ vạn năng đo điện trở chiều dương của diode tại sao điện trở đo được ở các nấc điện trở khác nhau thì trị số điện trở không như nhau?
Đáp: Diode là linh kiện phi tuyến tính, trị số điện trở của nổ thay đổi theo sự thay đổi của điện áp đưa vào. Khi dùng đồng hồ vạn năng đo điện trở cực dương của diode, tuy điện áp pin mà các nấc điện trở khác nhau (trừ nấc R x 10k), sử dụng là giống nhau, nhưng điện trở trong tương ứng không giống nhau (điện trở trong của nấc R x 1 là nhỏ nhất, cùng với sự tăng lên hệ số nhân của nấc điện trở, thì điện trở trong của nó cũng tăng tương ứng). Vì thế điện áp đưa vào 2 đầu diode được đo không như nhau, kết quả làm cho điện trở diode bị đo phản ánh ra khác nhau.

17 – 1 – 2
Hỏi: Có một số diode hoặc tụ điện làm việc dưới điện áp tương đối cao, phát hiện thấy đã bị nóng đánh thủng, nhưng sau khi tháo ra, dùng đồng hồ vạn năng đo tính năng của linh kiện này rất bình thường, tại sao?
Đáp: Hiện tượng này gọi là đánh thủng nhiệt. Môi chất của diode hoặc tụ điện, dưới tác dụng của điện trường mạnh, dòng điện rò tăng lên, nhiệt độ môi chất nâng cao, mà nhiệt độ quá cao sẽ làm cho điện trở môi chất giảm, thúc đẩy dòng điện rò tiếp tục tăng. Cứ thế, tuần hoàn xấu dần khiến môi chất bị đánh thủng. Lúc này nếu lập tức cắt nguồn điện khiến linh kiện được làm lạnh kịp thời, có khi vẫn có thể khôi phục cường độ môi chất nhất định. Lúc này dùng thang điện trở của đồng hồ vạn năng đo kiểm tra, đo điện áp trong đồng hồ vạn năng rất thấp, khi đo, môi chất nóng lên không nhiều thường thường không thể phát hiện được linh kiện đã hỏng. Cho nên diode hoặc tụ điện đã phát hiện bị đánh thủng nhiệt, thì phải thay kịp thời, không được tiếp tục sử dụng.

17 – 1 – 3
Hỏi: Dùng đồng hồ vạn năng đo trị số điện trở trong mạch điện bóng bán dẫn (transistor) tại sao phải nhả mối hàn 1 đầu của điện trở được đo mới có thể tiến hành đo?
Đáp: Bởi vì trong mạch điện, thường tồn tại mạch rẽ, nếu không nhả mối hàn 1 đầu của điện trở mà tiến hành đo thì trị số đo được là trị số điện trở tương đương mạch rẽ chứ không phải trị số điện trở của điện trở cần đo. Chỉ có nhả mối hàn 1 đầu của điện trở cần đo sau đó tiến hành đo thì mới bảo đảm kết quả đo chính xác.

17 – 1 – 4
Hỏi: Khi dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp chiều dương của diode tại sao phải đấu đầu “+” của đồng hồ vào đầu “-” của diode và đấu đầu “-” của đồng hồ với đầu “+” của diode? Tại sao phải đo ở nấc R x 100?
Đáp: Khi dùng đồng hồ vạn năng đo điện trở là dùng gìn khô làm nguồn điện, mạch điện nguyên lý bên trong của nó như hình 17 – 1 – 4. Qua hình có thể biết đầu “-” của đồng hồ đấu với đầu “+” của nguồn điện, đầu “+” của đồng hồ đấu với đầu “-” của nguồn điện. Vì thế khi dùng đồng hồ vạn năng đo điện trở, chiều dương của diode phải đấu theo cách trên, nếu không sẽ chuyển thành đo điện trở ngược chiều.
Dòng điệnngắn mạch nấc R x 1 của đồng hồ vạn năng thông thường là 100 ~ 200mA. Còn dòng điện chiều dương của rất nhiều diode bán dẫn đều không vượt qua 100mA. Nếu dùng nấc R x 1 để đo, khi điện trở chiều dương của diode bán dẫn rất nhỏ thì dòng điện chạy qua diode gần bằng với trị số dòng điệnngắn mạch của nấc R x 1, có thể làm cháy diode. Còn dòng điệnngắn mạch của nấc R x 10 và R x 100 so với nấc R x 1 lần lượt giảm còn 1/10 và 1/100. Cho nên khi dùng nấc R x 100 (hoặc dùng R x 1k) đo điện trở thì dòng điện sẽ không vượt qua trị số cho phép của diode.

17 – 1 – 5
Hỏi: Tại sao công tắc tiếp cận (proximity switch) bán dẫn không nên dùng trong máy cái mà bụi phoi sắt gia công rất nhiều?
Đáp: Công tắc tiếp cận bán dẫn nói chung là mạch điện do bộ dao động và bộ khuếch đại tạo thành. Khi phiến kim loại dẫn từ tiếp cận với đầu cảm ứng của công tắc, mạch điện ngừng dao động, bóng bán dẫn cấp cuối thông mạch, rơle điều khiển có dòng điện chạy qua nên thực hiện động tác. Khi phiến kim loại tách khỏi đầu cảm ứng, dao động khôi phục, rơle nhả ra. Công tắc tiếp cận bán dẫn là thông qua sự chuyển dịch vị trí của phiến kim loại dẫn từ và động tác của rơle để điều khiển máy cái hoạt động. Nếu phoi sắt gia công của máy quá nhiều, phoi sắt tiếp cận đầu cảm ứng cũng sẽ dẫn tới sự thay đổi trạng thái của công tắc, ảnh hưởng hoạt động bình thường của máy cái. Vì thế công tắc tiếp cận bán dẫn không nên trực tiếp sử dụng trong máy cái mà phoi sắt gia công quá nhiều.

17 – 1 – 6
Hỏi: Bo mạch tổ hợp MOS tại sao dùng giấy thiếc để đóng gói bảo quản?
Đáp: Trở kháng đầu vào của loại linh kiện tổ hợp này vô cùng lớn, rất dễ bị ảnh hưởng bên ngoài mà cảm ứng ra điện áp cảm ứng ở đầu vào, cho dù linh kiện chưa đấu vào mạch điện cũng sẽ bị hỏng. Cho nên khi bảo quản, phải dùng giấy thiếc đóng gói, che chắn linh kiện tránh ảnh hưởng bên ngoài, và làm cho các chân của nó ngắn mạch, tránh hỏng.

17 – 1 – 7
Hỏi: Trong mạch transistor, khi rơle làm phụ tải đấu nối tiếp trong mạch cực
góp transito công suất, để tránh cuộn dây của rơle sinh ra cao áp làm hỏng transistor khi transistor ngắt mạch, thông thường đều dấu song song một diode phóng thích ở hai đầu cuộn dây. Phương pháp này sẽ có ảnh hưởng gì đối với tình hình hoạt động bình thường của rơle?
Đáp: Khi transistor ngắt mạch, rơle phóng thích, do có diode mạch cạnh, năng lượng trong mạch từ rơle sẽ phóng điện qua mạch kín do diode và cuộn dây tạo thành, tốc độ phóng điện của nó do thông số thời gian của mạch phóng điện quyết định. Vì thế, rơle có đấu song song diode phóng thích, không lập tức phóng thích mà kéo dài thời gian phóng thích, tác dụng kéo dài này, có khi dẫn đến hệ thống chịu sự điều khiển của rơle, hoạt động không bình thường.

17 – 1 – 8
Hỏi: Bóng hiệu ứng trường MOS tại sao dễ bị đánh thủng? Khi sử dụng cần lưu ý gì?
Đáp: Về kết cấu, bóng hiệu ứng trường MOS khác với bóng bán dẫn phổ thông, để thu được trở kháng đầu vào rất cao, điện dung phân bố giữa cực lưới của nó với nguồn, cực rò và lót gốc rất nhỏ, điện trở cách điện rất cao, nên gọi là bóng hiệu ứng trường kiểu cách điện. Đồng thời để thu được độ dẫn vượt đủ cao, giữa cực lưới và lót gốc chỉ có một lớp oxy hóa rất mỏng, điện áp đánh thủng của nó nói chung dưới 50 vôn. Do điện dung phân bố của cực lưới nhỏ, điện trở cách điện cao, vì thế mà cho dù tiếp xúc nguồn điện áp với điện trở trong rất cao như điện thế cảm ứng cơ thể, cũng dẫn đến xuyên thủng do điện tích không có đường phóng thích. Vì thế khi sử dụng, không được tùy tiện chạm tay vào cực lưới, khi không sử dụng (bảo quản hoặc vận chuyển) phải ngắn mạch các cực, nhằm phòng ngừa điện thế cảm ứng bên ngoài đánh thủng cực lưới; trong sử dụng đầu vào tuyệt đối không được để trống, khi hàn nối phải tháo mở hàn ra khỏi nguồn điện, lợi dụng nhiệt còn lại của nó để hàn, khi thiết kế mạch điện không được quên bố trí một số linh kiện bảo vệ quá áp cho mạch điện bóng hiệu ứng trường MOS.