Hướng Dẫn

Vì một vài lý do về kỹ thuật, chuyên mục tủ sách kỹ thuật sẽ được chuyển về tên miền https://news.dienhathe.com

Các bài viết mới sẽ không được cập nhật trên web sản phẩm nữa còn các bài viết vẫn được giữ nguyên.

Mong các bạn thông cảm

Hãy truy cập https://news.dienhathe.com dể cập nhật những bài viết hay về lĩnh vực kỹ thuật

Với mạng điện công nghiệp 3Phase thì hiện tượng mất một hoặc nhiều pha, thấp áp, quá áp, thứ tự pha… Sẽ xảy ra như cơm bữa và sau đó thường dẫn theo hư hại nhiều máy móc hoặc giảm tuổi thọ của thiết bị.

Với yêu cầu đó nhiều nhà sản xuất đã cho ra đời nhiều dòng sản phẩm để bảo vệ rất nhỏ gọn và tính năng cao như Schneider, Samwha, JKN, Mirko, Selec…

Bảo vệ mất pha thường được phân ra 2 dòng: bảo vệ theo nguyên lý điện áp và bảo vệ theo nguyên lý dòng

Nhưng về cách đấu lắp thì thường sẽ giống nhau như sau:

So do lap ro le bao ve mat pha_dailythietbidiencongnghiep.com_zpsa2aeumz0

Sơ đồ đấu rờ le bảo vệ theo nguyên lý điện áp

GIẢI THÍCH:

MC bên tay trái là 3 tiếp điểm động lực của contactor

MC bên tay phải là tiếp điểm A1-A2 của cuộn hút (cuộn coil) Contactor

R, S, T sẽ được đấu vào 3 pha

Load là tải (thiết bị sử dụng)

Ở phần điều khiển mình sẽ xài tiếp điểm thường đóng (98, 95) nối như trong hình khi rờ le phát hiện mất pha thì sẽ chuyển thành thường hở ngắt cuộn hút của contactor ra và ba tiếp điểm thường hở của contactor sẽ ngắt tải ra để tránh hư hại

So do lap ro le bao ve mat pha _dailythietbidiencongnghiep.com_zps0a04u8dy

Sơ đồ đấu rờ le bảo vệ theo nguyên lý dòng điện

GIẢI THÍCH:

M là tải (Động cơ hoặc thiết bị điện)

EOCR là rờ le bảo vệ mất pha

Tr là biến áp từ 380 xuống 220V. Nếu mình có nguồn 220V rồi thì công cần xài tới biến áp

MC bên tay trái là 3 tiếp điểm động lực của contactor

MC bên tay phải là tiếp điểm A1-A2 của cuộn hút (cuộn coil) Contactor

Ở phần điều khiển mình sẽ xài tiếp điểm thường hở (98, 95) nối như trong hình

Cấp A1-A2 (Nguồn nuôi của rờ le mất pha) như hình

Trong 3 phase mình sẽ móc 2 dây động lực đi qua 2 biến dòng của rờ le như hình

Cũng giống FOX-1004, chỉ khác là FOX-D1004 có thêm cặp tiếp điểm thường mở( chân 3,4) để điều khiển một thiết bị khác.

-Đầu dò( nhà sản xuất đã đấu sẵn): Dây màu trắng vào chân số 1, dây màu đen vào chân số 2.

-Chân số 11 và 12 là 2 chân cấp nguồn cho đồng hồ.

-Đấu chân số 11 qua chân số 9(cấp nguồn cho relay1) và chân số 4(cấp nguồn cho relay2), ở realy 1 chân số 10( hoặc 8) đấu về 1 đầu tải(thường là điện trở đốt, quạt, máy nén khí…), đầu còn lại của tải đấu về chân số 12; ở relay 2 chân số 3 đấu về 1 đầu tải(thường là điện trở đốt, quạt, máy nén khí…), đầu còn lại của tải đấu về chân số 12. Để việc đấu nối nhìn đẹp mắt và tránh chạm chập ta nên sử dụng Domino.

-Ngõ ra relay1(chân 8,9,10) và relay2(chân 3,4) của đồng hồ chỉ chịu tải trực tiếp dưới 2A. Đối với tải trên 2A ta cần đấu qua relay trung gian(relay kiếng) hoặc khởi động từ.

2. Cài đặt bộ điều khiển nhiệt độ Fox D1004:

 

*Khác với FOX-1004, đối với đồng hồ FOX-D1004 có 2 cách cài đặt do kiểu chọn cách tính độ lệch điều khiển (DIS):

-Với DIS=P thì nhiệt độ điểm Set là nhiệt độ cao nhất. Nhiệt độ thấp nhất=Set-diF. Ví dụ: cài nhiệt độ trong khoảng 37.0oC đến 37.8oC thì ta cài Set=37.8 và diF=0.8.

-Với DIS=Pn thì ta cài giống FOX-1004 (xem lại bài cài đặt FOX-1004). Nhiệt độ điểm Set là ngưỡng giữa của nhiệt độ cao nhất và thấp nhất. Ví dụ: cài nhiệt độ trong khoảng 37.0oC~37.8oC ta cài Set=(37.8+37.0)/2=37.4, diF=(37.8-37.0)/2 =0.4 => Nhiệt độ cao nhất=Set+diF, nhiệt độ thấp nhất=Set-diF.

*Xem sơ đồ cài đặt ta thấy cách cài đặt FOX-D1004 không khác nhiều so với FOX-1004, gần như mọi thứ chỉ nhân đôi lên do FOX-D1004 có 2 ngõ ra(2 cổng).

*Ngoài DIS, FOX-D1004 còn khác FOX-1004 ở chức năng khóa cài đặt chương trình(LoC=Lock).

-Lock on: khóa chức năng cài đặt, khi này chúng ta không thể thay đổi trạng thái của chương trình.

-Lock off: tắt chức năng khóa, lúc này chương trình đã sẵn sàng để ta cài đặt.

  • Lấy nguồn từ chân 1L1 đấu vào 1 bên nút nhấn OFF
  • Đầu còn lại của nút nhấn OFF đấu với 1 đầu của nút nhấn ON và đấu chung với chân 13 trên contactor (chỗ này là 3 đầu chụm chung lại)
  • Đầu còn lại của nút nhấn ON nối với chân A2 của contactor (khởi động từ) và đấu chung với chân 14 trên contactor (chỗ này là 3 đầu chụm chung lại)
  • Đầu A1 của contactor (khởi động từ) nối với chân số 96 của rờ le nhiệt
  • Chân số 95 của rờ le nhiệt đấu với 5L3
  • Sơ đồ hướng dẫn đấu hộp khởi động từ shihlin

Như chúng ta đã biết khởi động chuyển đổi sao tam giác mục đích là để giảm dòng khởi động của động cơ (thay đổi U đặt vào cuộn dây của động cơ). Phương án này được sử dụng rất rộng rãi cho các động cơ từ 20HP trở lên vì kinh tế và dễ bảo trì thay thế.

Dưới dây là Sơ đồ đấu nối mạch điện khởi động sao tam giác tối ưu nhất

 

K: Khởi động từ nguồn

S: Khởi động từ cho cuộn sao

TG: Khởi động từ cho cuộn tam giác

RH: Rờ le nhiệt bảo vệ động cơ

T: Rờ le thời gian (có cuộn hút 380VAC)

DC: Động cơ điện 6 đầu dây 3P

CC: Cầu chì bảo vệ điều khiển 2A

OFF: Nút nhấn off

ON: Nút nhấn on

————————————

K (13-14) Tiếp điểm thường hở của khởi động từ K

K (A1-A2) Cuộn hút khởi động từ K

TG (11-12) Tiếp điểm thường đóng của khởi động từ Tam Giác TG

T (A1-A2) Cuộn hút timer thời gian Y/A

T (55-56) Tiếp điểm thường đóng mở chậm của rờ le thời gian T

S (A1-A2) Cuộn hút khởi động từu Sao Y

TG (13-14) Tiếp điểm thường hở của khởi động từ Tam Giác TG

T (67-68) Tiếp điểm thường hở đóng chậm của rờ le thời gian T

S (11-12)  Tiếp điểm thường đóng của khởi động từ Sao S

RH (95-96) Tiếp điểm thường đóng của rờ le nhiệt RH

RH (97-98) Tiếp điểm thường đóng của rờ le nhiệt RH

Cách kiểm tra động lực sau đi đấu đúng motor như sau:

  • U1 (vị trí 1 trên khởi động từ K) với U2 (vị trí 3 trên khởi động từ A) cùng cuộn dây nên có điện trở.
  • V1 (vị trí 2 trên khởi động từ K) với V2 (vị trí 1 trên khởi động từ A) cùng cuộn dây nên có điện trở.
  • W1(vị trí 3 trên khởi động từ K) với W2(vị trí 4 trên khởi động từ A) cùng cuộn dây nên có điện trở.

Bảng tra cứu lỗi biến tần inverter LS IG5A. Mọi người có thể tham khảo chi tiết thêm tại cuối bài

OCT: Over Current (Lỗi quá dòng ở đầu ra của biến tần)

IOL: Inverter Overload (Lỗi biến tần quá tải về công suất)

OLT: Overload trip (Lỗi biến tần trip quá tải)

OHT: Inverter overheat (Lỗi biến tần quá nóng quá nhiệt)

POT: Output Phase loss (Lỗi đầu ra biến tần bị mất pha)

OVT: Over voltage (Lỗi quá điện áp)

LVT: Low voltage (Lỗi thấp áp)

HUT: Inverter hardware fault (Lỗi phần cứng biến tần)

ERR: Communication Error (Lỗi kết nối khi biến tần không tìm thấy bàn phím)

COA: Keypad error (Lỗi bàn phím)

FAN: Cooling fan fault (Lỗi quạt làm mát biến tần)

Yêu cầu: Cài đặt cho đồng hồ nhiệt sử dụng đầu dò nhiệt K (nhiệt độ cài đặt và hiển thị trong khoảng –

100.0 – 500.0 độ C), điều khiển hệ thống Lạnh luôn giữ nhiệt độ ở mức –10.5 độ C (sử dụng ngõ ra điều

khiển chính là 4-20mA) nếu nhiệt độ giảm xuống dưới –15 độ C thì ngõ ra Alam1 bật on(ngõ ra Rờ le) nếu nhiệt độ lớn hơn –5 độ C thì ngõ ra Alam2 bật on(ngõ ra Rờ le).

Các chân ngõ ra điều khiển của đồng hồ nhiệt. ngõ ra chính 4-20mA(chân 7+và chân 8-). Ngõ ra Alam: Alam1(chân 19 và 21), Alam2(chân 20 và 21). Sau khi kiểm tra cơ cấu chấp hành và sơ đồ đấu nối dây đã chính xác ta tiến hành cái đặt các bước như sau.

BƯỚC 1. Cài đặt đầu dò loại K (nhiệt độ trong khoảng -100.0-500.0 độ C). _Chúng ta nhấn cùng lúc phím “MODE và ” giữ 2 giây chúng ta vào được hàm “InP” _Hàm “InP” cho phép chúng ta lựa chọn tín hiệu ngõ vào (đầu dò)

+Các đầu dò có thể sử dụng cho đồng hồ AX

_1: đầu dò CA “k1, k2”

_2: đầu dò J “j”

_3: đầu dò R “r”

_4: đầu dò T “t”

_5: đầu dò PT 100 ohm “Pt”

_Trong hàm “InP” ta nhấn vào mũi tên qua trái “” giá trị muốn thay đổi sẽ nhấp nháy, ta tiếp tục nhấn mũi tên lên “” hoặc mũi tên xuống “” ta chọn được giá trị ngõ vào cho đầu dò NTC (PT100Ω) như mong muốn “K2”

_Sau khi đã chọn loại đâu dò “K2” ta nhân vào nút “MODE” để lưu giá trị.

BƯỚC 2:

Sau khi thực hiện bước 1 xong ta nhấn mũi tên lên “” hoặc mũi tên xuống “” đến hàm “Ctr.d” _Trong hàm “Ctr.d” ta nhấn vào mũi tên qua trái “”giá trị muốn thay đổi sẽ nhấp nháy, ta tiếp tục nhấn mũi tên lên “” hoặc mũi tên xuống “” để thay đổi loại điều khiển, với dòng AX9-4A hỗ trợ 2 chế loại điều khiển( rEv là điều khiển hệ thống đốt nóng và dir là điều khiển hệ thống làm lạnh). ở hàm này chúng ta chọn dir vì chúng ta đang điều khiển hệ thống làm lạnh.

BƯỚC 3: _Sau khi thực hiện bước 2 xong ta nhấn mũi tên lên “” hoặc mũi tên xuống “” đến hàm “o.Ctr” để chọn kiểu tín ngõ ra rờ-le “rLY” hoặc SSR “SSr”.

Chú ý: đây là dòng sản phẩm AX9-4A nên hàm o.Ctr” không được hiển thị(ngõ ra chính mặc định của hàm này là 4-20mA).

BƯỚC 4: _Sau khi thực hiện bước 3 xong ta nhấn mũi tên lên “” hoặc mũi tên xuống “” đến hàm “ ” để chọn chế độ điều khiển PID “PId” hoặc tỉ lệ hoặc ON-OFF “onoF”

_Khi đến hàm “ ” ta nhấn mũi tên qua trái “” giá trị muốn thay đổi sẽ nhấp nháy, ta tiếp tục nhấn mũi tên lên “” hoặc mũi tên xuống “” để chọn “PID”

_Sau khi đã chọn chế độ điều khiển “PID”ta nhấn vào nút “MODE” để lưu giá trị. Vì chúng ta chọn chế độ điều khiển PID đây là chế độ điều khiển đạt độ chính xác cao nên chúng ta có thể chỉnh lại các thông số của hệ thống bằng cách điều chỉnh lại các hàm sau. Hàm thứ nhất : Sau khi thực hiện bước 4 xong ta nhấn mũi tên lên “” hoặc mũi tên xuống “” đến hàm “ Pb” đây là hàm hiệu chỉnh tốc độ đáp ứng của hệ thống. nếu đáp ứng của hệ thống chậm ta có thể giảm và nếu đáp ứng của hệ thống quá nhanh dẫn đến độ vọt lố cao làm hệ thống mất ổn định ta có thể tăng (khoảng hiệu chỉnh của hàm Pb trong khoảng 0.1-600). Để có thể thay đổi thông số tăng hoặc giảm hàm Pb ta thực hiện như sau.

_Khi đến hàm “Pb” ta nhấn mũi tên qua trái “” giá trị muốn thay đổi sẽ nhấp nháy, ta tiếp tục nhấn mũi tên lên “” hoặc mũi tên xuống “” để thay đổi tăng hoặc giảm, sau khi chọn được giá trị phù hợp ta nhấn vào nút “MODE” để lưu giá trị. Giá trị mặc định của hàm này là 30. Hàm thứ hai : sau khi thực hiện hiệu chỉnh xong hàm thứ nhất ta nhấn mũi tên lên “” hoặc mũi tên xuống “” đến hàm “I” đây là hàm hiệu chỉnh thời gian đáp ứng để đạt đến giá trị cài đặt của hệ thống khoảng hiệu chỉnh của hàm “I” là (0-6000). Tùy vào thời gian đáp ứng của mỗi hệ thống ta có thể hiệu chỉnh tăng hoặc giảm (cần chú ý đến độ vọt lố của hệ thống nếu chúng ta giảm quá thấp). để thay đổi thông số của hàm này ta thực hiện các bước tương tự như hàm thứ nhất. giá trị mặc định của hàm này là 240. Hàm thứ ba: sau khi thực hiện hiệu chỉnh xong hàm thứ hai ta nhấn mũi tên lên “” hoặc mũi tên xuống “” đến hàm “d” đây là hàm mà chúng ta có thể hiệu chỉnh để loại bỏ độ vọt lố tuy nhiên nếu chúng ta tăng quá cao thì đồng nghĩa với nhiễu của hệ thống cũng sẽ tăng lên. Giá trị mặc định của hệ thống là 50. Để thay đổi giá trị của hàm này ta có thể thực hiện giống như hàm thứ nhất hoặc hàm thứ hai.

BƯỚC 5: Sau khi cài đặt xong bước 4 ta nhấn MODE giữ 2 giây để vào các hàm cài đặt giá trị Sv và cài đặt giá trị trị Alam1 và alam2. Tại hàm Sv ta thay đổi giá trị là -10.5 bẳng cách ta nhấn mũi tên qua trái “” giá trị muốn thay đổi sẽ nhấp nháy, ta tiếp tục nhấn mũi tên lên “” hoặc mũi tên xuống “” để cài giá trị “-10.5”

_Sau khi đã chọn giá trị “-10.5”ta nhấn vào nút “MODE” để lưu giá trị.

BƯỚC 6: sau khi cài đặt xong bước 5 ta tiếp tục nhấn mũi tên lên “” hoặc mũi tên xuống “” để đến hàm A1.db ta nhấn mũi tên qua trái “” giá trị thay đổi sẽ nhấp nháy, ta tiếp tục nhấn mũi tên lên “” hoặc mũi tên xuống “” để cài giá trị “0”(giá trị mặc

định là 1).

BƯỚC 7: sau khi cài đặt xong bước 6 ta tiếp tục nhấn mũi tên lên “” hoặc mũi tên xuống “” để đến hàm AL1.H tương tự như bước 6 ta cài hàm này giá trị là “-5”.

BƯỚC 8: sau khi cài đặt xong bước 7 ta tiếp tục nhấn mũi tên lên “” hoặc mũi tên xuống “” để đến hàm AL1.l tương tự như bước 7 ta cài hàm này giá trị là “-15”.

BƯỚC 9: sau khi cài đặt xong bước 8 ta tiếp tục nhấn mũi tên lên “” hoặc mũi tên xuống “” để đến hàm A2.db ta nhấn mũi tên qua trái “” giá trị thay đổi sẽ nhấp nháy, ta tiếp tục nhấn mũi tên lên “” hoặc mũi tên xuống “” để cài giá trị “0”(giá trị mặc định là 1).

Sau khi ta cài đặt xong tất cả các bước trên ta nhấn nút MODE giữ 2 giây để hiển thị màn hình chính, như vậy là ta đã thực hiện xong yêu cầu của bài toán.

Hiện nay trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện hàng giả hàng nhái động cơ giảm tốc thương hiệu DOLIN (motor dolin). Đặc biệt thông tin Tập Đoàn DOLIN sẽ chuyển về Tp.Hồ Chí Minh và Bình Dương sản xuất là thông tin không đúng sự thật. Hiện tại Tập Đoàn DOLIN vẫn đang hoạt động sản xuất bình thường ở Đài Loan và trong tương lai tất cả các hoạt động sản xuất cũng sẽ sản xuất ở Đài Loan tại địa chỉ: No.25, Lane 605, Liancun Rd., Fongyuan District, Taichung City 420, Taiwan (TEL: +886-4-25381758 / 25365291 – Website: www.dolin-tech.com). Nếu Quý Khách hàng thấy địa chỉ: “DOLIN M&E TECHNOLOGY MANUFACTURE CO.,LTD, No.3 Lane 7, Sec.615 Tanzi Rd., Taiping City, Taichung County, Taiwan, Điện thoại: +886-4253-15432 – +886-4253-15435″ đây không phải là địa chỉ thuộc Tập Đoàn DOLIN ở Đài Loan. Vì vậy công ty chúng tôi đã tiến hành thay đổi Logo trên mạc của tất cả sản phẩm để ngăn chặn hàng không chính hãng DOLIN trên thị trường Việt Nam(có đính kèm công văn). Đồng thời nhằm giúp mọi người dễ dàng chọn được sản phẩm tốt, an toàn, chất lượng, thương hiệu chính hãng do tập đoàn DOLIN sản xuất. Để chọn hàng chính hãng DOLIN Quý Khách Hàng chọn hàng bằng cách phân biệt theo các đặc điểm dưới đây.

Công Văn Thông Báo Thêm LOGO Nhận Biết Hàng Chính Hãng Do Tập Đoàn DOLIN Sản Xuất

Xuất xứ cáp hàn Hwasan

  • Cáp hàn Hwasan được sản xuất tại Việt Nam (Bến Lức – Long An) theo công nghệ Hàn Quốc.

Phân biệt cáp hàn Hwasan thật giả

  • Trên dây Hwasan nhái chữ in mờ không sắc ét và rõ như dây Hwasan thật.
  • Quy cách và chất lượng dây Hwasan nhái cũng nhỏ hơn, cứng hơn so với dây thật

Đầu tiên là thông số Ir = dòng định mức CỦA TẢI

  • Ir = x In (Với In là dòng định mức CỦA MCCB ví dụ như 100A, 150A, 200A, 250A, 300A, 1000A…)
    Ví Dụ: MCCB có dòng định mức In=1000A trong khi đó dòng tải tối đa của tải chỉ có 500A. Vậy ta có thể thay đổi từ 1000A xuống 500A bằng cài đặt Ir = 0,5xIn =0,5×1000 = 500A
  • Tại sao ta không dùng luôn MCCB có dòng định mức 1000A? Do họ đã tính toán đến việc mở rộng tải sau này, chẳng hạn dòng tải tăng từ 1000A đến 1800A ta chỉ việc điều chỉnh dòng cài đặt Ir = 0,9xIn =0,9×2000 = 1800A, vì vậy sẽ đơn giản hơn khi ta phải thay mới một MCCB khác và các phụ kiện đi kèm đồng thời chi phí cũng giảm đi rất nhiều.

Tr (s):

  • Ta sẽ đi phân tích vùng bảo vệ quá tải từ VD trên:

– Ir = 1000A, tr = 1 Sec (tại 6Ir). Tức khi ta bơm dòng 6Ir = 6000 A thì MCCB sẽ cắt quá tải với thời gian 1s.

– Nếu ta bơm dòng 5Ir mà vẫn cài đặt tr = 1 Sec thì thời gian cắt quá tải thực tế là bao nhiêu? Lúc này phải xem đường đặc tính trong catalog , ta dóng giá trị 5Ir lên đường đặc tính tr = 1s thì sẽ ra thời gian cắt quá tải cần tìm.