Đồng Hồ Điện

Nhắc đến đồng hồ đo điện đa năng bạn sẽ phải bất ngờ vì trên thị trường hiện nay đang có tới 30 thương hiệu cung cấp sản phẩm này. Đây là thiết bị giúp người kỹ thuật điện đo lường điện với nhiều chức năng ampe kế, vôn kế, ôm kế để ứng dụng: đo tần số dòng điện, kiểm tra điện dung tụ điện…Từ đó phát hiện được những lỗi trong hệ thống điện để kịp thời đưa ra biện pháp xử lý. Dưới đây là một vài hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ đo điện đa năng mà chúng tôi đã tổng hợp được.

Những cách sử dụng đồng hồ đo điện đa năng

Sử dụng đồng hồ đo đa năng không khó, bạn chỉ cần nắm được nguyên lý hoạt động của nó cùng với ý nghĩa các thông số trên đồng hồ đo điện.

1. Đo thông mạch:

Các bạn để thang đồng hồ về vị trí đo ohm bấm select hiện biểu tượng âm thanh. Khi đo mạch nếu không bị đứt thì xuất hiện âm pip, khi hở mạch không có âm thanh báo hiệu.

2. Đo điện trở:

Bật chuyển mạch về thang đo Ohm, sau đó đưa đầu 2 que đo vào điện trở cần đo, chú ý không được chạm tay vào chân linh kiện đồng hồ sẽ không chính xác khi đo cả nội trở của tay người. Cũng không nên đo linh kiện trong mạch bởi R có thể là của linh kiện khác trong mạch.

3. Đo tụ điện:

Bật chuyển mạch của đồng hồ về thang đo tụ, chập hai đầu của tụ để phóng hết điện tích trên hai bản cực của tụ. Đưa hai que đo vào hai bản cực của tụ, đọc trị số đo được trên màn LCD.

4. Đo Diode:

Bật chuyển mạch về thang đo diode đưa 2 đầu que đo vào hai cực của diode, và đổi đầu que đo:

– Một chiều lên khoảng 0,6VDC, một chiều không lên ( đòng hồ hiện chữ OL) => diode tốt.

– Đo đi do lại hai chiều đều không lên (đồng hồ hiện OL) => diode bị đứt, hỏng.

– Đo đi đo lại hai chiều đều lên 0,0VDC => diode bị chập, hỏng.

5. Đo VAC, VDC:

– Đo VAC: Bật chuyển mạch của đồng hồ về Volts AC có biểu tượng (AC có dấu Ngã) Đưa 2 đầu que đo vào 2 điểm cần đo, đọc chỉ số hiển thị trên LCD.

– Đo VDC: Bật chuyển mạch của đồng hồ về VDC, đưa hai que đo: que đỏ, dương vào cực dương; que đen âm vào cự âm. Đọc chỉ số trên LCD.

Nếu trước chỉ số có dấu (-) ta phải đảo lại đầu que đo.

6. Đo A-AC, D-DC:

Bật chuyển mạch của đồng hồ về thang đo Ampes AC; DC. Chuyển giắc cắm dây đỏ – dương của đồng hồ sang giắc cắm đo Ampe, que đen vẫn giữ nguyên vị trí. Mắc nối tiếp đồng hồ với thiết bị cần đo, đọc trị số trên LCD.

7. Đo tần số hx:

Ở các loại đồng hồ khác, việc đo tần số ta chuyển mạch về Hz và đo như đo V-AC như thông thường, nhưng trong đồng hồ Fluke việc đo tần số Hz được tích hợp trên các thang đo VAC; VDC; AAC; ADC. Khi đo cần bấm vào nút select để chuyển về tính năng đo tần số (khi xuất hiện chữ Hz trên LCD)

như hình vẽ:

Một mẹo chuẩn cho bạn đó là  trên các đồng hồ đo điện sẽ có giới hạn dòng điện chịu đựng, bạn nên cân nhắc khi chọn số liệu khi đo. Nếu dòng điện tiêu thụ lớn hơn giới hạn của đồng hồ đo điện thì không nên đo vì nó sẽ dẫn đến tình trạng làm đứt cầu chì hay dẫn đến khả năng chập nổ ảnh hưởng tới hệ thống.

Giá điện ngày càng tăng, tiền điện hàng tháng là một trong những mối quan tâm của các gia đình. Đặc biệt các hộ gia đình sử dụng lại điện của các hộ khác.

Đối với những hộ sử dụng đồng hồ riêng, đôi khi bằng cảm tính, nhận thấy đồng hồ điện chạy nhanh bất thường nhưng vẫn chưa dám làm đơn yêu cầu được thay điện kế vì sợ rằng cảm nhận sai.

Đối với những hộ sử dụng điện lại từ các hộ chính khi thấy đồng hồ chạy nhanh bất thường, có thể sẽ nghi ngờ, nhưng sẽ không thuyết phục nếu muốn chủ nhà trọ thay thế đồng hồ điện vì lý do kém thuyết phục “tôi cảm thấy nó chạy rất nhanh…”.

Phạm vi bài viết này sẽ hướng dẫn cách kiểm tra tương đối độ chính xác của đồng hồ điện mà bạn đang sử dụng đồng thời cũng giúp phát hiện những sự thất thoát điện từ một số nguyên nhân khác.

Phần 1 : Những khái niệm chung nhất:

1.1KWH là bao nhiêu điện năng đây?

Đơn vị tính của điện năng là KWH. Mặc dù hầu hết mọi người đều biết là mỗi tháng nhà mình sử dụng bao nhiêu KWH điện nhưng hầu như ít người biết là với 1 KWH điện mình có thể làm được việc gì.

Công thức cần dùng là : A = P.t

Trong đó : A là điện năng sử dụng; P là công suất thiết bị; t là thời gian.

Vì điện năng hàng tháng tính bằng KWH nên công suất ta sẽ tính bằng KW, thời gian ta tính bằng giờ.

Để lý giải vấn đề này ta lấy 2 ví dụ sau:

Ví dụ 1 : Bạn có một nồi cơm có ghi công suất là 1000W (1KW). Mỗi lần nấu cơm bạn cần thời gian 30 phút (0.5 giờ). Vậy Điện năng bạn sử dụng cho 1 lần nấu cơm với cái nồi đó là : 1KW.0.5H = 0.5KWH. Như vậy có thể nói với 1 KWH bạn có thể nấu 2 nồi cơm với cái nồi mình vừa kể (không tính phần điện dùng hâm cơm nhé).

Ví dụ 2 : Bạn có 1 bóng đèn tròn công suất là 100W(0.1KW). Vậy với 1KWH bạn có thể thắp sáng bóng đèn này trong bao lâu? Sử dụng công thức t = A/P => t = 1/0.1 = 10h. Vậy 1KWH thắp được 1 bóng đèn tròn 100W trong 10h.

Đọc tới đây, không chừng một số bạn đã nói ngay : nhất định đồng hồ nhà mình chạy nhanh vì sử dụng có mấy cái đèn sao tốn tiền điện nhiều thế? Ta cứ bình tĩnh mà đọc tiếp phần sau nhé.

2.Tốc độ quay của đồng hồ như thế nào là nhanh?

Một trong những chỉ số quan trọng được ghi trên mặt đồng hồ điện chính là số vòng quay của đĩa quay tương ứng với 1 KWH. Đồng hồ Việt Nam thường ghi là 450 vòng / KWH. Nếu ghi tiếng Anh sẽ là 450rev/KWH. Các đồng hồ khác nhau về chỉ số này sẽ có tốc độ chạy khác nhau khi sử dụng 1 tải. Ví dụ thế này : Nếu bạn sử dụng 1KWH, khi đo bằng đồng hồ có ghi 225 vòng/ KWH thì đồng hồ sẽ quay khoảng 225vòng. Nếu bạn sử dụng đồng hồ có ghi là 450 vòng / KWH thì đồng hồ sẽ quay 450 vòng. Bằng mắt thường ta sẽ thấy đồng hồ sau quay nhanh hơn nhưng thực chất số KWH là như nhau.

Ta nói thêm 1 chút : Nếu ta sử dụng đồng hồ 450 vòng / KWH thì nếu ta sử dụng 0.1KWH thì đồng hồ quay mấy vòng? rõ ràng là nó quay được (0.1/1)x450 = 45 vòng. Các bạn lưu ý con số này nhé. Mình sẽ sử dụng lại sau này.

Phần 2 : Kiểm tra đồng hồ điện:

Bước 1 : Bạn tắt tất cả các thiết bị điện, tắt luôn CB chính ngay tại đồng hồ. Kết quả mong muốn là đồng hồ hầu như không quay hoặc khoảng 5, 10 phút mới quay được 1 vòng. Nếu đồng hồ quay với tốc độ nào đó thì bạn cũng tính được mỗi tháng bạn mất bao nhiêu vì đồng hồ tự chạy rồi. Nếu số lượng ít thì cũng nên bỏ qua vì nguyên tắc đồng hồ nào cũng sẽ nhúc nhích đôi chút nếu ta không xài gì cả.

Bây giờ bạn đóng CB chính lên nhưng vẫn tắt tất cả thiết bị. Tắt ở đây là tắt hẳn chứ không phải để ở chế độ standby (Nếu TV của bạn còn điều khiển tắt mở được bằng remote nghĩa là bạn đang ở chế độ standby đó). Bây giờ quan sát đồng hồ:

_Nếu đồng hồ không quay thì hệ thống điện của bạn tốt, không có hiện tượng rò điện.

_Nếu đồng hồ có quay thì bạn nên đếm thử trong một số phút đồng hồ quay bao nhiêu vòng, ghi lại số thứ nhất. (s1). Từ s1 này bạn tính ra được 1 ngày, 1 tháng hệ thống điện của bạn bị rò bao nhiêu. Nếu số lượng đáng kể thì bạn phải tìm ra chỗ rò mà khắc phục nó để tiết kiệm điện. Bước này bạn cần tính cho tôi 1 giờ đồng hồ quay được bao nhiêu và ghi lại số s2.

Bước 3 : Bạn sử dụng một bóng đèn tròn 100W và cắm vào cho nó sáng và ngồi đếm số vòng quay. Bạn sẽ đếm số vòng quay này trong vòng 1 giờ. Bỏ ra 1 giờ để làm việc này chắc chắn rất nhàm chán nhưng nó sẽ giúp bạn giải tỏa mọi nghi ngờ trong một thời gian dài thì cũng đáng lắm chứ, phải không các bạn. Có số vòng trong vòng 1 giờ thì bạn ghi lại số s3. Nếu bạn không kiên trì lắm thì có thể theo dõi trong thời gian ngắn hơn, lúc này cũng theo tỉ lệ tam xuất thuận mà tính thôi.

Bước 4: Bạn nên nhớ là số s3 chính là số vòng tương ứng 0.1KWH điện. Bạn tính s4 = (s3 – s2)x10.

Nếu s4 bằng với số vòng / KWH ghi trên đồng hồ thì đồng hồ chạy đúng. Nếu nhỏ hơn thì đồng hồ chạy chậm. Nếu lớn hơn thì đồng hồ chạy nhanh.

Điểm cần lưu ý cuối cùng là phép đo này chỉ mang tính chất tương đối. Vì sai số sẽ là sai số của công suất bóng đèn cộng với sai số của đồng hồ điện. Nhưng nếu kết quả sai lệch từ vài chục phần trăm trở lên bạn có thể yên tâm đề nghị được kiểm tra đồng hồ. Với sai số nhỏ hơn bạn có thể cân nhắc và quyết định.

Bạn có thể dùng tải lớn hơn để kiểm tra như dùng nhiều bóng đèn mắc song song hoặc nồi cơm điện… Bạn không nên dùng bàn ủi vì bàn ủi sẽ tắt khi đủ nhiệt. Bạn cũng không nên dùng các tải có cos phi khác 1 như bòng đèn huỳnh quang…

Nếu bạn thực hiện kiểm tra theo phương pháp này, chúc bạn có kết quả hài lòng về sự chính xác của đồng hồ điện để còn yên tâm lo những công việc khác nữa.

Nếu chắc chắn về hành vi gian lận và giá bán điện, bạn xem thêm bài Thông tin phản ánh việc vi phạm giá bán điện của chủ nhà trọ

 


Có Thể Bạn Quan Tâm:

Xem Thêm các tài liệu khác tại :https://dienhathe.info

https://dienhathe.com


Điện Hạ Thế


Download Bảng GiáCatalog mới nhất Tại:

http://dienhathe.info

Hotline: 0907 764 966

email: [email protected]

Website: www.dienhathe.org


Điện Hạ Thế.com phân phối các sản phẩm thiết bị Điện Công Nghiệp, Biến Tần, Khởi Động Mềm,Phụ kiện tủ điện, dây cáp điện, ATS-Bộ Chuyển Nguồn Tự Động,Điện Dân Dụng,Tụ Bù, cuộn kháng, bộ điều khiển và các loại thiết bị tự động.:

Thiết bị điện ABB, LS, Mitsubishi, Schneider, Hitachi, Huyndai, Fuji Siemens, MPE, C&S.

Cáp điện: Cadivi, Daphaco, Sang jin, Tài Trường Thành, Lion, Evertop, Taya.

Biến Tần: ABB, LS, Siemens, Mitsubishi

Khởi Động Mềm: ABB, LS, Mitsubishi.

Thiết Bị Tự Động: Siemens, Omron, Autonics,

Dây và Cáp Điều Khiển: Sang Jin

Bộ Chuyển Nguồn Tự Động: ABB, Socomec, Soung, Osemco

Phụ Kiện Tủ Điện : Leipole, CNC, Idec, Hanyoung, Selec, Đầu Cos, Phụ kiện Trung Quốc.

Tủ Điện: Các loại tủ điện có sẵn hoặc tủ điện đặt theo yêu cầu.

Điện Dân Dụng: MPE, Panasonic, Sino.

Tụ Bù, cuộn kháng và bộ điều khiển: Mikro, Selec, Samwha.

Tags Sản Phẩm

Điện Công Nghiệp, thiết bị điện, Phụ kiện tủ điện, dây cáp điện, ABB, LS, Mitsubishi, Schneider, Hitachi, Huyndai, Fuji Siemens, MPE, C&S. Cadivi, Daphaco, Sanjin, Tài Trường Thành, Lion, Evertop, Taya, Leipole, CNC, Idec, Hanyong, MPE

Download Catalog sản phẩm, bảng giá thiết bị Điện Công Nghiệp tại : http://dienhathe.info