Điện Dân Dụng

Thiết bị điện Sino là dòng sản phẩm được ưa chuộng tại Việt Nam. Thiết bị điện Sino được lắp đặt tại các công trình dân dụng. Công trình công nghiệp lớn với các đặc điểm nổi bật như; chất lượng thiết bị tốt. Được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại tại Việt Nam. Nên đảm bảo các thông số kĩ thuật khi quý khách hàng lắp đặt thiết bị điện Sino. Đa dạng các thiết bị điện Sino (công tắc – ổ cắm Sino, thiết bị đóng cắt Sino, cầu dao tự động Sino, cầu dao chống giật Sino thiết bị chiếu sáng Sino, ổ cắm điện âm sàn Sino, ống luồn dây điện Sino…)

Công tắc ổ cắm Sino

Công tắc ổ cắm là dòng sản phẩm chủ đạo SINO Việt Nam. Hướng tới sự đa dạng trong thiết kế, độ bền, độ an toàn cao. Cùng giá thành phù hợp với mọi công trình. Các sản phẩm công tắc ổ cắm SINO nhận được sự đánh giá cao của người tiêu dùng. Và khẳng định chất lượng qua nhiều công trình lớn.

Hiện nay SINO phân phối tới gần 10 dòng công tắc ổ cắm khác nhau. Điển hình phải kể đến như các dòng S18 series, S19 series, S66 series, S68 series, S98 series…

 Sino S19

Công tắc ổ cắm SINO – S19 Series là dòng công tắc ổ cắm phổ thông. Với thiết kế bo cong mềm mại về các góc. Với chất liệu nhựa cao cấp, các sản phẩm thuộc S19 Series thường có màu trắng trơn. Váng bóng cùng hạt công tắc nhỏ hình vuông.

S19 Series được sử dụng rất nhiều trong các công trình dân dụng hiện nay. Với ưu điểm độ bền và độ an toàn cao.  Thiết kế cong cho cảm giác chạm thân thiện. Công tắc ổ cắm Sino S19 được người sử dụng đánh giá cao không chỉ về chất lượng. Mà còn về khả năng lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng.

Sino S18

Công tắc ổ cắm SINO – S18 Series là dòng công tắc ổ cắm phổ thông. Với thiết kế vuông vức bằng nhựa cao cấp. Các sản phẩm thuộc S18 Series thường có màu trắng. Cùng hạt công tắc dạng tròn nhỏ.

Công tắc ổ cắm SINO S18 Series được sử dụng rất nhiều trong các công trình dân dụng hiện nay. Bên cạnh đó chúng còn các sản phẩm dành riêng cho các công trình khách sạn. Như công tắc thẻ, công tắc phím nhấn lớn. Nhằm đa dạng hóa nhu cầu của người sử dụng. Là dòng sản phẩm phổ thông giá thành phù hợp. S18 Series được đánh giá rất cao về độ bền, độ an toàn và thẩm mỹ.

Sino S68

Công tắc ổ cắm S68 Series là dòng sản phẩm cao cấp của SINO Việt Nam. Với thiết kế chắc chắn, hiện đại và sang trọng hơn. Với màu xám bạc cùng viền kim loại. Công tắc ổ cắm S68 làm vừa lòng những khách hàng khó tính nhất. Chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của các công trình xây dựng hiện đại

S68 Series sử dụng vật liệu cao cấp trong thiết kế. Cho chất lượng, độ bền và độ an toàn cao. Điểm nhấn của các dòng sản phẩm S68 chính là nút nhấn công tắc. Được thiết kế có dạ quang hoặc đèn LED tăng vẻ sang trọng. Dễ nhận biết, thân thiện hơn với người sử dụng

 Sino S98

Công tắc ổ cắm Sino S98 Series được làm bằng vật liệu nhựa cao cấp Polycacbonate . Loại vật liệu nhựa tốt nhất để sản xuất các thiết bị công tắc ổ cắm trên thị trường. Có khả năng chịu nhiệt, chống va đập. Sản xuất trên dây chuyền tiêu chuẩn ICE 60884-1

Công tắc Sino dòng S98 Series có bề mặt sáng bóng. Tiếp điện được phủ lớp kim loại cao cấp. Cho độ nhạy và độ bền cao lên tới 40.000 lần bật tắt. Chân tiếp xúc của ổ cắm được làm bằng vật liệu đồng. Cho khả năng tiếp xúc và dẫn điện tốt độ cao. Ngoài ra các sản phẩm công tắc ổ cắm dòng S98 có cấu trúc dạng module. Cho khả năng lắp đặt và tháo rời dễ dàng.

 Sino S66

Nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu sử dụng các sản phẩm thiết bị điện cao cấp. Cụ thể là công tắc ổ cắm. SINO Việt Nam đã giới thiệu đến khách hàng dòng sản phẩm công tắc ổ cắm SINO S66 Series. Với thiết kế sang trọng hiện đại, đi cùng những tính năng vượt trội. Hứa hẹn sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng

Công tắc ổ cắm SINO S66 được sản xuất bằng các vật liệu cao cấp. Thanh dẫn nhiệt sử dụng vật liệu bạc, đồng. Mặt sau có kết cấu dạng ô lưới cho khả năng chịu lực tốt. Chống biến dạng, nút nhấn cho cảm giác bật tắt nhẹ nhàng thân thiện và dễ dàng lắp đặt

 Sino SC Series

Công tắc ổ cắm Sino dòng SC là dòng sản phẩm hội tụ nhiều ưu điểm của của Sino. Đi cùng mặt che có thiết kế phẳng và mỏng. Cùng phím nhấn công tắc lớn tạo nét sang trong thiết kế. Phù hợp với mọi không gian nội thất và yêu cầu của ngôi nhà hiện đại.

SC Series đa dạng về sản phẩm. Bao gồm các thiết bị dành cho các công trình dân dụng và cả khách sạn, biệt thự cao cấp. Có khả năng lắp đặt dễ dàng nhanh chóng. Mặt thiết bị được thiết kế chống cháy chịu lực. Công tắc ổ cắm được làm bằng vật liệu cao cấp. Có độ nhạy và độ bền cao

Thiết bị điện Sino – Thiết bị đóng cắt Sino

Trong một hệ thống điện, thiết bị đóng cắt Sino đóng một vai trò rất quan trọng. Giúp bảo vệ hệ thống điện. Và con người mỗi khi phát hiện sự cố về điện. Thiết bị đóng cắt Sino được phân chia thành hai nhóm chính. Đó là cầu dao tự động Sino (CB Sino, MCB Sino). Và cầu dao chống giật Sino (RCCB Sino). Cả hai nhóm thiết bị đóng cắt Sino này. Gồm RCCB Sino có chức năng chính là phát hiện rò điện, MCB bảo vệ quá dòng, quá tải.

Cầu dao chống giật Sino (RCCB Sino)

Cầu dao chống giật Sino (RCCB Sino) là thiết bị chống rò. Còn được gọi là RCCB Sino hoạt động trên nguyên lý cân bằng dòng điện. Khi phát hiện dòng điện bị rò rỉ. Thì trong cuộn dây hình xuyến sẽ xuất hiện sự mất cân bằng. Và phát tín hiệu cảm biến đến rơ le điện từ. Ngay lập tức lúc đó dòng điện sẽ được cắt mạch.

Khi bị chập điện thì tại vị trí chập sẽ sinh ra lượng nhiệt. Đủ để phát cháy ở lớp vỏ cách nhiệt bằng nhựa của dây dẫn. Nhiệt độ đó sẽ bén lửa ra các vật xung quanh. Dòng điện lúc này có thể tăng cao tới mức. Làm cho RCCB Sino ngắt điện. Khi đó dòng điện dân dụng sẽ không còn là tác nhân gây lây lan đám cháy nữa. Vì vậy mà cần phải có cầu dao chống giật Sino (RCCB Sino) để ngắt điện.

Cầu dao tự động Sino (CB Sino, MCB Sino)

Cầu dao tự động Sino  (CB Sino, MCB Sino) là nhóm các khí cụ điện. Có chức năng hoạt động giống như một thiết bị để chống quá dòng, quá tải và ngắn mạch. Có 2 loại CB Sino chính là loại bảo vệ quá dòng quá tải bằng thanh lưỡng kim. Và loại CB Sino bảo vệ quá dòng, ngắn mạch có rơ le.

Loai rơ le có cấu tạo bao gồm thanh lưỡng kim. Chức năng là bảo vệ quá dòng còn rơ le bằng điện từ hoạt động tức thời ngay khi có sự cố ngắn mạch. Để cắt dòng điện khỏi các thiết bị điện. Khi mua cầu dao tự động cần phải lưu ý đến thông số kỹ thuật của dòng điện định mức. Có in sẵn trên CB Sino cho phù hợp với dòng điện đang sử dụng. MCBSino, CB Sino có dòng điện định mức từ 120% – 150%. Là loại thích hợp nhất để lựa chọn.

 

Nếu bạn không chú ý vẫn có những thiết bị điện mà bạn đang sử dụng hằng ngày ở nhà có thể móc hầu bao của bạn kha khá cho việc trả tiền điện mỗi tháng. Với một mẹo nhỏ là tắt hẳn nguồn cung cấp điện cho chúng là bạn đã có thể để dư ra được một chi phí khá lớn rồi đấy.

Dù thế nào chăng nữa, việc ngắt hoàn toàn kết nối giữa thiết bị điện và ổ cắm còn giúp bạn tránh những tai nạn đáng tiếc, nhất là trong trường hợp có sự cố bất ngờ về nguồn điện năng.

Cắm cục sạc nhưng không kết nối điện thoại

Dù không được cắm vào điện thoại nhưng khi bộ sạc vẫn kết nối với nguồn điện, nó vẫn sẽ tiếp tục sử dụng năng lượng. Tuy lượng điện năng mà chúng có thể tiêu thụ một ngày không đáng kể, chỉ khoảng 1,2 W nhưng nếu cứ cắm liên tục thì chúng cũng là thủ phạm làm tăng hóa đơn tiền điện hàng tháng của bạn.

Bộ điều khiển truyền hình kỹ thuật số

Thiết bị này sẽ tiếp tục hoạt động sau khi bạn tắt chúng đi nhưng vẫn kết nối với nguồn điện. Theo ước tính mà Bright Side đưa ra, bộ điều khiển này có thể tiêu tốn tới 22 USD tiền điện một năm.

Hầu hết chúng ta đều không bận tâm tới việc chuyển đổi hoạt động của thiết bị điện sang chế độ chờ và nghĩ rằng chỉ cần tắt tivi là đủ. Kết quả là chi phí tăng lên gấp 5 lần.

Chỉ tắt ti vi bằng nút tắt từ điều khiển

Nhiều người thường có thói quen tắt TV bằng remote để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, trong trường hợp này, thiết bị sẽ được chuyển sang chế độ chờ và vẫn liên tục tiêu thụ một lượng điện không hề nhỏ. Con số này, qua các thí nghiệm, có thể lên đến hơn 24W mỗi ngày.

Đặc biệt, năng lượng tiêu hao sẽ còn nhiều hơn đáng kể với các loại TV được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại và có kích thước lớn. Chính vì vậy, từ bây giờ, hãy tập cho mình thói quen tắt điện nguồn từ TV hoặc thậm chí là rút luôn phích cắm, để có thể “giảm tải” cho hóa đơn tiền điện của gia đình.

Để máy tính để bàn và laptop ở chế độ “ngủ”

Máy tính để bàn và Laptop sẽ vẫn hoạt động ngầm, ngay cả khi bạn tắt chúng bằng lệnh “Turn off”. Trung bình, các thiết bị này, sử dụng khoảng 96W mỗi ngày, tức là mỗi tháng, lượng điện tiêu thụ của cả gia đình sẽ bị đội lên khoảng 3 số điện “vô ích” cho mỗi chiếc máy tính trong nhà.

Ngoài ra, con số này sẽ còn cao gấp 1,5 lần nếu bạn có thói quen để máy ở chế độ chờ “Stand by”.

Các thiết bị có màn hình hiển thị giờ

Đứng đầu trong danh sách “ngốn” điện, chính là những thiết bị có màn hình hiển thị giờ vốn được tích hợp trong rất nhiều món đồ điện gia dụng thế hệ mới. Điển hình như: máy giặt, lò nướng, lò vi sóng, bếp từ, nồi cơm điện…

Những chiếc màn hình “nhỏ tí xíu” này lại sử dụng đến 108 W điện trong 24 tiếng, bởi ngoài chức năng hiển thị giờ, nó còn giữ một sự kết nối đến toàn bộ hệ thống của thiết bị.

Tắt điều hòa bằng điều khiển

Thông thường, điều hòa là một thiết bị tiêu tốn khá nhiều điện năng, tuy nhiên nhiều người dùng vẫn chưa biết rằng thiết bị này vẫn “ngốn” một lượng điện đáng kể sau khi được tắt bằng điều khiển.

Trung bình, nếu tắt bằng điều khiển, thiết bị điều hòa sẽ vẫn duy trì ở chế độ chờ và tiêu tốn một lượng điện năng đáng kể, tương đương một bóng đèn thắp sáng.

Lời khuyên của các chuyên gia là người dùng nên ngắt hẳn nguồn điện sau khi sử dụng. Điều này không chỉ mang ý tiết kiệm điện, mà còn giúp thiết bị duy trì độ bền và tuổi thọ hoạt động lâu hơn.

Tắt bộ phát Wifi vào ban đêm

Với sự phát triển của công nghệ, bộ phát sóng Wifi đang trở thành thiết bị không thể thiếu trong các gia đình. Chúng thường được bật 24/24, nhưng ít ai quan tâm đến rằng những thiết bị điện tử này đang “ngốn” khá nhiều năng lượng trong ngôi nhà của bạn.

Một bộ phát sóng Wifi tiêu tốn từ 2W-20W. Lấy công suất tiêu thụ trung bình là 6W, như vậy, nếu bật cả ngày trong 1 năm, thiết bị này sẽ tiêu thụ khoảng 368 kWh. Nhân với giá điện trung bình trong nước là 1.500 đồng/kWh, thì bạn cần chi trả hơn 550 ngàn đồng tiền điện.

Bằng hành động đơn giản là rút phích cắm một số đồ dùng dưới đây khi không sử dụng, bạn có thể tiết kiệm được chi phí cho tiền điện của những thiết bị điện này. Ngoài ra việc này còn hỗ trợ bạn hạn chế được khả năng cháy nổ xảy ra.

Việc thiết kế điện dân dụng để có một hệ thống sử dụng điện tốt và an toàn là điều mà nhiều người quan tâm hiện nay. Việc này thường được các chuyên gia tu vấn cho người dùng để mang lại hiệu quả cao nhất. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy tham khảo những chú ý mà chúng tôi đề cập dưới đây trong khâu thiết kế.

1. Đi dây trong nhà

Từ sau các aptomat nhánh của bảng điện tổng, ta bắt đầu đi dây đến từng tầng và vào các buồng. Đường dây này được chôn ngầm nằm ngang trên cao, cách trần nhà 30-40cm.

– Đường dây đi ngang trên cao như vậy sẽ không trở ngại cho việc khoan tường để treo tranh hoặc treo các vật khác.

– Lấy đường ranh giới mầu trần và tường làm đường chôn ngầm dây điện giúp ta xác định vị trí đường điện đi ngầm bên trong tường.

Đường chôn ngầm nằm ngang nên lợi dụng hàng lỗ rỗng của gạch tuy nen làm đường đi dây ngầm, chỉ cần đục bỏ phần gạch phía ngoài lỗ. Bạn nên cósơ đồ thiết kế mạng điện trong nhà chi tiết để dễ dàng cho việc thi công lắp đặt.

Trong đường chôn ngầm này thường đi chung các đường điện sau đây:

  • Đường trục chính phân phối điện trong buồng
  • Các đường nhánh đến đèn treo tường và đèn trần cũng như đến các ổ cắm
  • Đường dây điện thoại
  • Đường cáp đồng trục cho ăngten tivi hoặc cáp truyền hình

2. Thiết kế hệ thống điện dân dụng và thi công đường trục cấp nguồn điện đến bảng điện tổng

Trong thiết kế hệ thống điện dân dụng nhánh dây từ đường trục hạ thế đến công tơ điện nói chung là thuộc trách nhiệm của ngành điện. Đường trục sau công tơ là đường trục chính cấp điện đến bảng điện tổng trong nhà. Đường trục này cũng như các loại dây điện khác trong nhà chỉ nên trọn loại dây ruột đồng, tiết diện dây nên chọn lớn hơn khả năng tải hiện tại để dự phòng khả năng trong nhà có thêm thiết bị điện mới.

Nếu đường cấp điện trước bảng điện tổng là đường cáp ngầm thì bảng điện tổng nên đặt ở tầng trệt. Vị trí đặt lựa chọn sao cho vừa bảo đảm mỹ quan, vừa bảo đảm nếu phải sửa chữa sự cố đường cáp ngầm thì không phải đào các công trình kiến trúc trong nhà.

Thường khi đường trục cấp điện đến bảng điện tổng là đường cáp treo thì bảng điện tổng được đặt ở chân cầu thang tầng 2. Đặt như vậy là hợp lý nhất. Vừa bảo đảm các đường nhánh phân phối đến các tầng là ngắn nhất vừa bảo đảm vận hành bảng điện là thuận tiện. Nếu có điều kiện thì nên chọn vị trí bảng điện tổng ở chỗ che khuất để đảm bảo mỹ quan.

3. Cách khắc phục khi đường điện bị chập

Chỗ cách điện đường cáp điện thoại dễ bị suy giảm nhất là chỗ đầu dây tách ra để đấu vào ổ giắc vì chố này đã bị bóc mất phần cách điện chính, chỉ còn cách điện riêng của từng sợi rất mỏng và yếu. Ta nhỏ vài giọt nhựa thông nấu chảy vào chỗ đã bóc cách điện chính để tách từng sợi con. Khi nhựa thông đông cứng sẽ bịt kín đường nhiễm ẩm ở chỗ tách dây.

lap-dat-he-thong-dien-dan-dung

Đường điện thẳng đứng chôn ngầm đến đèn, đến bảng công tắc và ổ cắm xuất phát từ đường trục nằm ngang và đường này bồ trí đúng đường tim thẳng đứng của bảng điện công tắc hoặc ổ cắm, như vậy cũng dễ cho việc xác định vị trí các đường chon ngầm thẳng đứng trong tưởng sau này.

Đèn chiếu sáng trong từng buồng nên có 2 loại, loại đèn công suất nhỏ, dùng bóng compact để bật khi không có yêu cầu thật sang và loại đèn nê ông bóng gấy tiết kiệm điện 60cm hoặc 120cm để bật khi có yêu cầu thật sáng trong buồng.

Bảng công tắc đèn nên để riêng, không chung với bảng ổ cắm. Đó là loại bảng chôn ngầm, cần đấu đúng vị trí bật tắt (ở vị trí bật hiện ký hiệu chấm mầu đỏ trên núm bật tắt). Cũng nên chọn bảng có đèn LED màu xanh hoặc màu đỏ (màu xanh được ưa dung hơn) làm tín hiệu là bảng đang có điện và dễ tìm ra vị trí công tắc vào ban đêm. Bảng nên bố trí ở độ cao 1,5m (tính tới cạnh trên của bảng) ở trong buồng, cạnh cửa ra vào.

Bảng công tắc đèn cho buồng tắm và buồng vệ sinh nên để phía ngoài buồng, cạnh cửa ra vào.

Khi thiết kế điện dân dụng bảng ổ cắm điện cần được bố trí theo nguyên tắc: bất cứ một thiết bị điện di động nào khi cắm vào ổ, dây điện cũng không làm vướng lối đi lại.

Bảng ổ cắm có loại 1 vị trí cắm, có loại 2 vị trí cắm. Nên chọn loại bảng ổ cắm có tấm nhựa che kín lỗ cắm, chỉ khi ta cắm phích điện vào thì tấm che này mới bị đẩy ra để đầu phích cắm vào được ổ. Như thế bảo đảm an toàn, nhất là khi trong nhà có trẻ nhỏ. Bảng ổ cắm có thể để cạnh hoặc không để cạnh bảng công tắc đèn, thường thì không để cạnh nhau. Bảng thường đặt gần chỗ dự kiến sẽ cắm điện cho quạt, tivi, đèn bàn…

Độ cao của bảng ổ cắm thường là 0,5m (tính tới mặt trên của bảng). ổ cắmcho tủ đầu giường được đặt thấp hơn ngay cạnh tủ. ổ cắm trong nhà tắm nên để cao trên 1,5m và ở chỗ ít có khả năng bị nước bắn vào.

Dây dẫn điện ở các đèn hoặc ổ cắm thường là dây 1 ruột (để tiết kiệm chiều dài dây từ sau thiết bị điện trở về dây nguội chung). Tiết diện lựa chọn: 1,5mm2 cho đường điện đèn, 2,5mm2 cho đường điện ổ cắm.

Thiết kế hệ thống điện dân dụng đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận để tránh các sự cố không đáng có trong quá trình sử dụng. Khâu thiết kế rất quan trọng, hi vọng rằng bạn có thể lưu ý những chuyên gia trợ giúp cho mình những vấn đề trên để có được hệ thống điện hoàn hảo.

Hôm nay dienhathe.com sẽ bật mí cho các bạn những phương pháp, cũng như những mẹo cực hay để giúp bạn có thể kéo dài tuổi thọ của các thiết bị điện dân dụng trong nhà của mình. Như chúng ta đã biết các thiết bị này khi sắm thì có giá không hề rẻ từ vài trăm đến vài triệu. Hạn chế việc thay thế thường xuyên các thiết bị điện gia dụng trong gia đình sẽ giúp bạn giảm thiểu chi phí để sử dụng vào việc khác.

Áp dụng những mẹo này cho từng thiết bị điện gia đình của bạn sẽ giúp bạn tăng đáng kể tuổi thọ của chúng đấy:

1. Tủ lạnh và tủ đông

Theo Hiệp hội nhà ở toàn quốc Hoa Kỳ (NAHB), tuổi thọ của tủ lạnh có thể lên tới 13 năm, trong khi đó tủ đông là từ 11 – 12 năm. Để có thể sử dụng lâu dài, bạn nên làm sạch bụi bẩn khỏi cuộn dây máy nén khí đặt phía sau hoặc bên dưới tủ lạnh mỗi 6 tháng/lần. Nếu bỏ qua bước này, các cuộn dây sẽ không thể tản nhiệt từ bên trong, khiến máy nén khí phải chạy lâu hơn, nóng hơn và dĩ nhiên là nhanh hỏng hơn.

Một chi tiết khác cần phải chú ý đó là các miếng đệm cao su quanh cửa. Chúng có tác dụng giữ hơi lạnh đều khắp bên trong tủ lạnh và tủ đông. Bạn có thể giữ cho cánh cửa tủ đóng thật chặt bằng cách thường xuyên cọ rửa phần cao su với xà phòng và nước ấm. Rồi lau khô bằng khăn sạch.

Một mẹo nhỏ khi sử dụng điện nữa là không “nhồi nhét” đồ ăn và thực phẩm trong tủ lạnh. Bởi vì, chúng sẽ chặn luồng khí mát, khiến việc làm mát mọi thứ trở nên khó khăn hơn và các thiết bị sẽ phải làm việc quá tải.

2. Lò vi sóng

Các thiết bị hỗ trỡ việc nấu nướng nhanh chóng có thể sử dụng kéo dài khoảng 10 năm, nhưng để chuẩn bị được nhiều bữa ăn nhất, bạn cần làm sạch nó thường xuyên và thật kỹ càng. Các hạt vật lý lưu lại quá lâu có thể chuyển thành các-bon làm tổn hại các thiết bị, dẫn đến phát ra tia lửa điện.

3. Bếp điện

Vệ sinh sạch sẽ cũng là bí quyết để bếp điện của bạn có thể hoạt động tốt trong 13 năm hoặc lâu hơn. Quá nhiều tích tụ và bản thân thiết bị phải hoạt động quá tải sẽ rút ngắn tuổi thọ của bếp điện.

Đối với loại bếp điện có bề mặt kính hiện đại, sử dụng chất tẩy rửa làm sạch kính ít nhất 2 lần/tuần. Đối với loại bếp điện sợi đốt, làm sạch tất cả các phần có thể tháo rời và khu vực xung quanh bộ phận đánh lửa với nước ấm và chất tẩy rửa nhẹ để tránh nguy cơ cháy nổ và mức nhiệt đốt nóng bị giảm xuống.

4. Bếp ga

Mặc dù bếp ga có xu hướng bền hơn bếp điện khoảng 2 năm thì việc làm sạch chúng cũng không kém phần quan trọng. Lau sạch các vết bẩn và đồ ăn dây trên bếp một cách cẩn thận để không làm tắc các khe, lỗ thoát lửa. Sử dụng nước xà phòng để vệ sinh khu vực phát lửa để làm chúng nóng nhanh hơn khi cần.

5. Điều hòa nhiệt độ

Hoạt động với cường độ cao trong những tháng mùa hè oi nóng, điều hòa nhiệt độ có thể làm mát hiệu quả từ 10 – 15 năm. Để vượt qua thách thức về thời gian, bạn nên lưu ý làm sạch các bộ lọc mỗi 225 – 360 giờ hoạt động, hoặc sau 9 – 15 ngày sử dụng liên tục. Mật độ vệ sinh có thể tăng lên thường xuyên hơn nếu gia đình có vật nuôi và có người dễ bị dị ứng.

Chỉ cần rửa sạch bộ lọc trong chậu hoặc bồn rửa bát bằng khăn ấm hoặc miếng bọt biển với xà phòng. Dùng máy sấy thổi bay bụi bẩn ra khỏi các lỗ thông hơi.

6. Máy giặt

Tuổi thọ trung bình của máy giặt tối thiểu là 10 năm, cộng thêm 1 năm tuổi thọ cho máy giặt cửa trước và 3 năm cho máy giặt cửa trên. Sức mạnh bền bỉ của máy giặt phụ thuộc vào việc thay thế các ống vòi dễ vỡ bằng chất liệu thép mạ để tránh ngập nước.

Ngoài ra, không bao giờ đóng sầm cửa máy giặt vì nó có thể cửa bị hỏng, gãy. Ngay cả khi bạn muốn tốn càng ít thời gian để giặt quần áo càng tốt thì cũng không bao giờ giặt quá trọng lượng quy định. Việc giặt quá trọng lượng khiến mô-tơ máy giặt dễ bị cháy và làm mòn dây cu-roa nhanh chóng.

Qua những mẹo trên hi vọng bạn đã có được những kiến thức cần thiết trong quá trình sử dụng các thiết bị điện trong nhà của mình để có thể kéo dài tuổi thọ của chúng.

Để hệ thống điện sử dụng được lâu dài và an toàn thì mọi nguyên tắc đều phải được coi trọng để tránh xảy ra sự cố. Hôm nay dienhathe.com sẽ chia sẻ kinh nghiệm lắp đặt hệ thống điện dân dụng trong gia đình thực tế từ những dự án mà chúng tôi đã thực hiện.

Lắp đặt hệ thống điện dân dụng trong gia đình

1. Dây dẫn trong hệ thống điện dân dụng trong nhà không được dùng dây dẫn trần mà phải dùng dây dẫn có bọc cách điện chất lượng tốt. Cỡ (tiết diện) dây dẫn điện được chọn sao cho có đủ khả năng tải dòng điện đến các dụng cụ điện mà nó cung cấp, không được dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ vào các dụng cụ điện có công suất quá lớn để tránh gây hỏa hoạn cháy nhà.

2. Lắp đặt dây dẫn trong nhà thường đặt trên sứ kẹp, puli sứ hoặc ống luồn dây điện, ống này thường làm bằng nhựa.

3. Khoảng cách giữa 2 sứ kẹp hoặc 2 puli sứ kề nhau không nên quá lớn, đảm bảo sao cho khoảng cách giữa dây dẫn và vật kiến trúc ( tường, trần nhà,… ) không nhỏ hơn 10 mm.

4. Khi nối dây dẫn điện phải nối so le và có băng cách điện quấn ở ngoài mối nối (nhất là loại dây đôi).

5. Dây dẫn điện xuyên qua tường, mái nhà phải đặt trong ống sứ bảo vệ. Không được để nước mưa đọng lại trong ống hoặc chảy theo ống vào nhà. Khoảng cách từ các sứ cách điện đỡ đầu dây dẫn điện vào nhà đến mái nhà không được nhỏ hơn 2m.

6. Cầu dao điện, công tắc điện dân dụng phải đặt ở vị trí thao tác dễ dàng, phía dưới không để vật vướng mắc, chỗ đặt phải rộng rãi và đủ sáng, bảo đảm khi cần thiết đóng, cắt điện được nhanh chóng, kịp thời.

7. Cầu dao điện, công tắc điện thường được lắp trên bảng gỗ nhỏ, và được bắt chặt vào tường hay cột nhà, vị trí hợp lý nhất để gắn bảng gỗ là cách mặt đất khoảng chừng 1,5 m. Cầu dao điện, công tắc điện phải có nắp che an toàn. Nắp che có tác dụng đề phòng tai nạn về điện khi ta vô ý va chạm vào và tránh tia hồ quang điện phóng ra khi đóng, cắt điện.

8. Đường dây chính trong nhà và mỗi đường dây phụ cũng như mỗi đồ dùng điện trong nhà phải đặt cầu chì bảo vệ loại có nắp che. Dây chảy của cầu chì bảo vệ phải phù hợp với công suất sử dụng bảo đảm khi có chạm chập điện thì dây chảy phải nổ, cắt mạch điện (nên nhớ rằng dây chảy không phải để bảo vệ người khỏi bị điện giật). Dây chảy phải lắp đúng tiêu chuẩn qui định thí dụ như trong mạch điện 1 pha (1 dây nóng và 1 dây nguội) thì bắt buộc phải đặt cầu chì trên dây nóng. Nếu cả 2 dây điện đều là dây nóng (2 dây pha) thì bắt buộc phải đặt cầu chì trên cả 2 dây.

9. Ở những nơi ẩm ướt, đặc biệt trong phòng tắm, không đặt ổ cắm điện, công tắc điện, không kéo dây điện qua nơi này sẽ gây nguy hiểm cho hệ thống điện trong nhà. Đối với phòng tắm giặt, chỗ đặt công tắc điện an toàn hơn cả là ở mé ngoài cửa phòng, kề khung cửa phía không có bản lề.

10. Nếu các cầu dao điện, công tắc, ổ cắm điện bị hư hỏng phải thay thế ngay, vì nếu không, mọi người rất dễ chạm phải các phần dẫn điện.

11. Cần phải giải thích và giáo dục trẻ em hiểu và không được đưa các dây kim loại, đinh sắt hoặc đút ngón tay vào ổ cắm điện.

12. Không bao giờ đóng, cắt cầu dao, công tắc,… khi tay còn ướt vì nước ở bàn tay có thể chảy vào những bộ phận có điện trong cầu dao, công tắc và sẽ truyền điện ra làm người bị điện giật.

13. Tuyệt đối không được dùng ngón tay để thử xem có điện hay không mà phải dùng bút thử điện hạ thế hoặc để bóng đèn để xác định.

14. Khi điện trong nhà bị hỏng, nếu phần hỏng nằm phía trên điện kế phải báo cho chi nhánh điện cử công nhân đến sửa chữa, tuyệt đối không được gọi người ngoài không phải công nhân ngành điện. Nếu phần hỏng nằm phía sau điện kế bắt buộc phải cắt cầu dao điện chính rồi mới sửa chỗ hỏng.

15. Chỉ được phép sử dụng các thiết bị điện và khí cụ điện đã được nối đất, nối không bảo vệ an toàn.

Lưu ý khi tiến hành lắp đặt điện dân dụng

Nối đất bảo vệ, tác dụng:

– Nối đất bảo vệ là dùng dây dẫn điện nối vỏ kim loại của thiết bị điện lúc bình thường không có điện với vật nối đất bằng sắt, thép chôn dưới đất.

– Nối đất bảo vệ được áp dụng trong mạng 3 pha có trung tính cách ly, có tác dụng làm cho dòng điện khi chạm vỏ-do lớp cách điện bị hỏng (chập mạch 1 pha), sẽ truyền xuống đất nhờ dây dẫn nối liền vỏ thiết bị với vật nối đất. Khi chạm vào vỏ thiết bị như vậy, thân người sẽ coi như mắc song song với vật nối đất có điện trở rất nhỏ do đó sẽ là giảm trị số dòng điện đi qua người nên không còn gây nguy hiểm.

Nối không bảo vệ, tác dụng:

– Nối không bảo vệ là dùng dây dẫn điện nối vỏ kim loại của thiết bị điện dân dụng lúc bình thường không có điện với dây trung tính đã nối đất của lưới điện.

– Nối không bảo vệ áp dụng trong mạng 3 pha 4 dây, khi có dòng điện chạm vỏ thiết bị, sẽ tạo ra dòng điệnngắn mạch 1 pha làm đứt cầu chì hay làm cho công tắc tự động ngắt điện ở đoạn mạch của mạng điện hay thiết bị hư hỏng với thời gian ngắn mạch nhỏ nhất. Để đảm bảo sự bảo vệ được liên tục ngay cả trong trường hợp dây trung tính bị đứt, cần thực hiện nối đất nhiều lần (lập lại) và nhất thiết phải nối đất ở cuối lưới điện.

Đây là những kinh nghiệm mà chúng tôi đúc kết từ thực tiễn những dự án đã thực hiện. Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt hệ thống điện dân dụng cho ngôi nhà thân yêu của mình vui lòng liên hệ

Các thiết bị điên dân dụng đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của con người, vì vậy mà khi tiến hành sản xuất vấn đề đảm bảo an toàn cho người sử dụng là điều tất yếu. Các chuyên gia đều khuyên mọi người nên lựa chọn những sản phẩm từ những thương hiệu có uy tín để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên về thiết bị một phần, trong quá trình sử dụng nếu bạn không tuần thủ các quy tác an toàn thì dù có sử dụng các thiết bị tốt đến đâu bạn cũng sẽ không tránh khõi những sự cố đáng tiếc.

Không chủ quan với mọi sản phẩm điện gia dụng

Các nhóm thiết bị điện dễ phát sinh giật điện và cháy nổ gồm: bàn ủi, bếp điện, lò nướng, ấm điện, bình thủy điện và nồi cơm điện. Theo thiết kế, nguyên lý hoạt động của nhóm đồ dùng này là sử dụng dây đốt bên trong (điện trở) để làm nóng trực tiếp hay gián tiếp nên nguy cơ rò rỉ điện là rất cao nếu nhà sản xuất không sử dụng nguyên liệu chất lượng hoặc do lắp ráp sai kỹ thuật.

Nếu dây dẫn sử dụng nhựa bọc không chất lượng dễ mau bị lão hóa do nhiệt, giòn, chảy… hoặc sử dụng dây dẫn không đúng công suất thiết kế cũng gây nên hiện tượng cháy nổ. Điều đặc biệt nguy hiểm hơn khi các sản phẩm này luôn được lắp ráp và vỏ bảo vệ cũng bằng kim loại nên khi có hiện tượng chập điện bên trong sẽ nhanh chóng truyền qua người. Nhất là đối với các loại bình đun siêu tốc (sôi nhanh sau vài phút), sản phẩm này sử dụng công suất rất lớn nên mức độ rủi ro càng cao. Không chỉ vậy, nguồn dây dẫn điện và ổ cắm của gia đình đôi khi cũng không kịp đáp ứng với công suất sử dụng của các thiết bị này cũng có thể gây ra hiện tượng chập điện và cháy nổ.

Một sản phẩm điện gia dụng cũng dễ bị chập điện và cháy nổ là loại ăngten xoay ngoài trời. Đây là một thiết bị suốt ngày phơi sương, phơi nắng nên mô-tơ rất nhanh chóng bị hư và lão hóa. Không chỉ vậy, sản phẩm này đa số là hàng trôi nổi của Trung Quốc nên chất lượng cũng không thể kiểm tra chất lượng. Đã vậy, khi sử dụng dây dẫn, người tiêu dùng lấy luôn loại dây dẫn chỉ dùng trong nhà sử dụng cho ăngten ngoài trời nên lớp nhựa bọc cũng nhanh chóng bị giòn và chảy. Dây dẫn bị chập, đến khi mưa đến sẽ nhanh chóng dẫn điện, người tiêu dùng sơ ý chạm vào đầu nối tivi, hậu quả khó lường.

Micro, hát karaoke thì vui nhưng nếu để ý, bạn sẽ thấy có hiện tượng tê tê ngay khi micro chạm vào môi hay tay đang cầm. Về bản chất, hiện tượng giật tê tê (cũng có khi giật rất mạnh) không phải do micro mà do các thiết bị điện khác như amply, đầu đĩa truyền dẫn sang.

Ý kiến của chuyên gia khi sử dụng điện gia dụng

Không sử dụng quá nhiều thiết bị điện dân dụng cho một ổ cắm điện vì đường dây và ổ cắm sẽ quá tải, gây cháy nổ. Nên sử dụng cầu chì an toàn cho mỗi ổ cắm nhằm hạn chế rủi ro khi các thiết bị gia dụng có sự cố bên trong. Nên thay đường dây dẫn điện nếu thấy hiện tượng giòn, gãy…, nhất là đối với những đường dây tiếp xúc nhiều với ánh nắng hay ngoài trời. Nếu có thể, không sử dụng những thiết bị gia dụng quá lâu năm hay quá cũ.

Khi nghi ngờ có hiện tượng chập điện, không được đi chân đất và chạm tay ướt vào các thiết bị gia dụng mà nên dùng bút thử điện để kiểm tra. Tuyệt đối không sử dụng nếu thiết bị có hiện tượng rò rỉ điện.

Hàng ngày, hạn chế tối đa việc chạm trực tiếp vào các thiết bị điện gia dụng, nhất là bình thủy điện, nồi cơm điện, bàn ủi và nên dùng miếng đệm lót cách điện. Ngắt điện hay rút phích cắm sau khi sử dụng xong. Bạn có thể mua và lắp thêm bộ chống rò rỉ điện hay thiết bị chống giật ELCB.

VIệc sử dụng các thiết bị điện nhất là các thiết bị điện gia dụng đòi hỏi mọi người cần bảo có sự quan tâm kỹ lưỡng. Vì những sự chủ quan, không có bảo vệ nên gây ra những sự cố đáng tiếc trong quá trình sử dụng. Nếu là những gia đình có con nhỏ thì việc này cần phải được lưu tâm kỹ lưỡng hơn.

Việc các thiết bị điện trong gia đình bị rò điện là điều mà ít nhất bạn sẽ gặp một lần trong đời, sự cố này nếu không có phương án triệt để có thể sẽ mang lại những tai nạn không đáng có cho mọi người trong gia đình. Vì vậy việc bạn cần làm đó là tìm cách nối đất cho thiết bị điện gia đình để không còn xảy ra tình trạng này nữa. Dưới đây là những lưu ý và phương pháp an toàn hiệu quả cho bạn khi thực hiện công việc này.

Các thiết bị điện trong gia đình có nguy cơ rò rỉ điện, gây nguy hiểm cho bạn và người thân. Chính vì vậy, khi sử dụng đồ điện, đừng bỏ qua hướng dẫn nối đất các thiết bị điện gia đình đảm bảo an toàn tránh rò rỉ điện dưới đây nhé!

Hiện nay, đa số các gia đình đều sử dụng nguồn điện 220V để sinh hoạt. Do đó, nếu các thiết bị điện bị rò rỉ thì sẽ gây nguy hiểm lớn đối với người sử dụng. Chính vì vậy, nối đất các thiết bị điện trong gia đình là điều cần thiết hơn cả. Bởi điện trở của dây nối đất nhỏ hơn so với điện trở của cơ thể người. Do đó, dòng điện nếu bị rò rỉ sẽ truyền xuống đất. Người dùng sẽ không bị giật khi chạm vào ngay cả khi thiết bị hở điện.

Cách nối đất các thiết bị điện gia đình

Với những điều phân tích ở trên thì chắc hẳn bạn cũng đã nhận ra tầm quan trọng của việc nối đất các thiết bị điện trong gia đình rồi đúng không nào? Phần tiếp theo đây, Làm thợ giới thiệu đến bạn cách nối đất an toàn và hiệu quả cho các thiết bị điện chỉ với 2 bước đơn giản như sau:

  • Bước 1: Sử dụng một cây sắt hoặc cây đồng cắm sâu xuống đất. Càng sâu càng tiếp đất tốt (tối thiểu 10cm)
  • Bước 2: Sử dụng 1 đầu dây điện để nối với cây tiếp đất và 1 đầu nối với thân máy, vỏ máy của thiết bị bị rò rỉ điện của gia đình.

Dây điện trung gian nối giữa vỏ máy và thiết bị điện phải có lớp bỏ bọc cách điện an toàn.

Nếu bạn ở chung cư, căn hộ cao tầng, thay vì cắm cây sắt/đồng xuống đất. Bạn có thể cắm vào khung cửa kim loại của cửa sổ hay cửa ra vào hoặc phần kim loại nào có cắm vào sàn hoặc tường từ 10cm nhé.

Nên nối đất các thiết bị điện nào trong gia đình?

Khi nói đến nối đất các thiết bị điện trong gia đình. Bạn nghĩ ngay đến thiết bị nào chứa nguy cơ rò rỉ điện cao? Đó chính là những thiết bị có chứa nước. Bởi nước có khả năng dẫn điện rất tốt. Nếu con người bị chạm vào dòng nước chứa điện thì hậu quả khôn lường. Do đó, các thiết bị như tủ lạnh, máy giặt, bình nóng lạnh chính là những thiết bị điện nên được nối đất.

  • Tủ lạnh là thiết bị thường xuyên phải tiếp xúc với đá hoặc nước . Do đó nguy cơ nhiễm điện bị rò rỉ rất cao. Đặc biệt, đây là thiết bị có tần suất sử dụng thường xuyên đối với mỗi gia đình
  • Tương tự máy giặt cũng hoạt động và tiếp xúc với nước thường xuyên và số lượng nhiều hơn. Chưa kể, môi trường xung quanh luôn ẩm ướt. Cộng với lớp vỏ ngoài bằng kim loại nên khả năng bị nhiễm điện rò rỉ là rất lớn.
  • Ngoài ra, nối đất còn có thể áp dụng cho các thiết bị như: lò vi sóng, lò nướng, máy lạnh. Bởi lẽ đây là những thiết bị có vỏ bằng kim loại nên khả năng dẫn điện cũng cao.

Các thiết bị điện trong gia đình là vật dụng mà bạn thường xuyên sử dụng hằng ngày, vì vậy việc bảo vệ đảm bảo an toàn khi sử dụng là điều mà mọi người đều quan tâm. Nối đất là một trong những phương án hữu hiệu tránh được những sự cố về điện nghiêm trọng cho mọi người trong gia đình bạn

Sử dụng các thiết bị điện là việc mà ai ai trong mỗi chúng ta cũng thực hiện hằng ngày hiện nay, vì vậy mà vấn đề an toàn luôn được đặt lên hàng đầu. Để có một phương án quản lý các thiết bị điện gia đình mà mọi thành viên trong nhà đều có thể mắm bắt được là điều không phải dễ. Tuy nhiên điều đó không phải là không thể làm được.

Trao dồi kiến thức sử dụng và quản lý thiết bị điện an toàn

Những kinh nghiệm quý báu dưới đây được các chuyên gia kỹ thuật điện đúc kết và chia sẻ với khách hàng thường xuyên, bạn nên ghi nhớ và bỏ túi để đảm bảo cho cuộc sống gia đình mình luôn được an toàn trong cuộc sống hiện đại – khi mọi thứ hoàn toàn phụ thuộc vào điện như hiện nay:

+ Hãy ghi nhớ luôn lắp đặt và sử dụng thiết bị điện đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tốt nhất nên nhờ thợ kỹ thuật khi bạn không “rành” về điền.

+ Đối với các thiết bị có tỏa nhiệt: tủ lạnh, điều hòa, bếp điện, lò nướng,… hãy luôn giữ khoảng cách thông thoáng tối thiểu theo yêu cầu của nhà sản xuất, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng các loại thiết bị đó.

+ Nếu sử dụng bàn ủi, hãy chắc chắn rằng bạn cũng đang sử dụng đế lót bàn ủi cách điện cách nhiệt giúp chống cháy khi ủi quần áo an toàn.

+ Đối với quạt điện, bạn cần phải kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, tránh trường hợp cánh quạt bị kẹt không quay được mà vẫn cố dùng, bởi điều này có thể làm cho cuộn dây bên trong động cơ nóng lên làm chạm chập điện và có thể gây cháy.

+ Nên nhớ kiểm tra dây dẫn điện thường xuyên và liên tục, xem thử dây dẫn điện nhà bạn có khả năng chịu tải được hay không. Có thể sử dụng thử điện để kiểm tra các thiết bị điện xem có bị rò rỉ điện, nếu cần đem thiết bị điện đến thợ điện tử kiểm tra bằng đồng hồ đo điện để khắc phục.

+ Tuyệt đối không nên sử dụng nếu thiết bị có biểu hiện bị rò rỉ điện.

+ Khi nấu, nướng xong nên ngắt nguồn điện. Khi ra ngoài nên tắt hết tất cả các thiết bị điện để tránh rủi ro.

+ Một số biện pháp phòng ngừa khác là các bảng điện cần phải có cầu chì, công tắc tự động ngắt điện để đề phòng trườc hợp chạm điện, sử dụng ổ, phích cắm 3 chấu được nối đất đúng kỹ thuật.

+ Lắp đặt cầu dao chống rò rỉ điện, bộ phận chống giật. Loại cầu dao này không giống như những loại câu dao thông thường, nó có chức năng phát hiện và tự động ngắt ngay khi có hiện tượng rò điện. Đặc điểm để nhận biết loại cầu dao này là ngoài công tắc On/Off nó còn có một nút Test cho phép kiểm tra thử chức năng ngắt điện.

Cẩn thận với điện và quan tâm tới an toàn của gia đình

Sử dụng an toàn của các thiết bị điện gia đình luôn là việc cần được quan tâm thường xuyên, nhất là các loại thiết bị điện có phát sinh ra nhiệt cao như: bàn ủi, bếp điện, lò nướng, lẩu điện… một chút sơ ý hay bất cẩn đều có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng khó lường.

Luôn cảnh giác với tất cả các thiết bị điện có nguy cơ gây cháy nổ cao

Các loại đồ điện gia dụng có khả năng gây rò rỉ, cháy nổ điện cao là bàn ủi, bếp điện, lò nướng điện, nồi cơm điện, ấm điện, bình thủy điện, máy nước nóng…. Nguyên lý hoạt động chung của các thiết bị này là đều sử dụng dây đốt (điện trở) để làm nóng trực tiếp hoặc gián tiếp, nên nguy cơ rò rỉ điện rất cao nếu nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu không bảo đảm chất lượng hoặc lắp ráp không đúng kỹ thuật. Dây dẫn sử dụng vỏ bọc bằng nhựa kém chất lượng, không đúng kỹ thuật dễ dẫn đến giòn, nứt hoặc bị chảy.

Hơn thế nữa, các nguồn dây dẫn điện không đảm bảo, không đạt tiêu chuẩn có thể dẫn đến tình trạng “quá tải trọng” gây nóng, chảy đường dây và có nguy cơ chạm mạch điện. Đặc biệt, các dây đốt sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, quá trình lắp ráp sai kỹ thuật sẽ khiến cho dây đốt chạm vào thành bao, hoặc chạm mâm nhiệt sẽ tạo điều kiện gây chập điện. Ngoài ra, nếu sử dụng điện trong môi trường nhiệt cao, các linh kiện dễ bị lão hóa, gỉ sét cũng có khả năng dẫn đến chập điện, cháy nổ.

Cẩn thận với các thiết bị điện có nguy cơ rò rỉ, chạm, chập điện

Việc bạn sử dụng các loại bếp điện, nồi lẩu điện, lẩu nướng, các loại lò nướng, lò vi ba,… sản xuất bằng kim loại, nếu không cẩn thận, điện bị rò rỉ sẽ nguy hiểm đến người sử dụng, đặc biệt là những nhà có trẻ nhỏ chơi đùa, nghịch phá. Bên cạnh đó, trên thị trường có bán khá nhiều loại bình nấu nước nhanh, chỉ mất khoảng 3 phút nước sẽ sôi. Do những loại bình này có công suất lớn, do đó, nếu ổ cắm, dây dẫn không đủ tải trọng, hoặc không bảo đảm chất lượng rất dễ gây chập điện.

Nếu bạn áp dụng đúng như phương pháp quản lý như trên chúng tôi tin chắc rằng bạn sẽ không còn quá lo lắng nhiều về vấn đề sử dụng điện an toàn cho ngôi nhà của mình. Theo dõi chuyên mục của chúng tôi để cập nhật những thông tin bổ ích khác về điện các bạn nhé!

Bảng tiêu thụ công suất tham khảo của một số thiết bị điện gia đình

STTTên Thiết BịCông Suất Thiết BịGhi chú – Model
1Tivi LED Sony 32 inches69 WSony KDL-32W700B
2Tủ lạnh Panasonic NR-BJ176 152 lít97 – 130 WPanasonic NR-BJ176 152 lít
3Máy giặt Toshiba AW-E920LV 8.2kg410 WToshiba AW-E920LV 8.2kg
4Bóng đèn Huỳnh quang 1.2m36WNSX: Rạng Đông
5Bóng đèn Huỳnh quang 0.6 m18 WNSX: Rạng Đông
6Sạc Laptop65-85 W
7Màn hình vi tính CRT 15 inch120 W
8Màn hình vi tính CRT 17inch150 W
9Màn hình máy tính LCD-17inches35 W
10Màn hình máy tính LCD-19 inches40 W
11Màn hình vi tính CRT 19inch250 W
12Quạt55 W
13Máy lạnh 1.5HP1200 W
14Quạt thông gió25 W
15Máy Photocopy1200 W
16Máy in Laser300 W
17Điện thoại bàn9W
18Thiết bị mạng modem10 W
19Máy tính xách tay160 W
20Sạc iPad10 W(5.1 V – 2100 mA)
21Sạc iPhone5 W5V – 1A
22Sạc ASUS Zenfone 57.02 W
23Sạc Laptop ASUS90.06 WModel: K42JC
24Quạt bàn FUNA67 W
25Sạc Laptop DELL65 WModel: N4050
26Loa SoundMax 2.118 WGồm: 1 Sub (10w) – 2 rear (2 x 4w)
27Bộ Phát Sóng Wifi TP-Link TL-WR740N5.4 W9 V – 0.6 A
281000 bóng LED quảng cáo30 W1000 bóng Led 5mm
295m LED dây (cuộn)60-70 W
30Loa Karaoke JBL RM 10 II50 – 400 W
31Loa BOSE 301 V150 W
32Loa Du Lịch SIVITE DP-297V350 W
33Đầu máy ARIRANG DVD AR360030 W
34Đầu máy SAMSUNG DVD E3600.5 -10 W
35Ampli FUJIYAMA DA-3600N240W
36Quạt Phun Sương Q-HOME QMF-1803RCCông suất quạt: 90W
Công suất hơi nước: 40W
37Máy in HP LaserJet Pro P1102360 W
38Quạt Đứng Asia Vina D1601155 W
39MÀN HÌNH MÁY TÍNH HP LV201122 W
40Máy Giặt TOSHIBA AW-B1000GV (WB)Công suất tiêu thụ – giặt 470 W
Công suất tiêu thụ – vắt 510 W
41Nồi Cơm SHARP KSH-317V600 W
42Đèn sợi đốt (dây tóc) Rạng Đông25 – 60 W
43Máy tính bàn200 – 250 W
43Tổng đài 8-16 line45 W
43Camera hồng ngoại15 W
43Đầu ghi hình camera45 W
43TIVI SAMSUNG 40 Inches UA40H5003AKXXV LED84 W
44Quạt Phun Sương Kangaroo KG50Công suất quạt (W) 85W
Công suất hơi nước 40W
45Quạt hơi nước Megasun MGS-F702180W
45Quạt hơi nước Megasun MGS-QN2525W -> 45W
45Quạt hơi nước Megasun MGS-QN150150W -> 180W

 


Có Thể Bạn Quan Tâm:

Xem Thêm các tài liệu khác tại :https://dienhathe.info

https://dienhathe.com


Điện Hạ Thế


Download Bảng GiáCatalog mới nhất Tại:

http://dienhathe.info

Hotline: 0907 764 966

email: [email protected]

Website: www.dienhathe.org


Điện Hạ Thế.com phân phối các sản phẩm thiết bị Điện Công Nghiệp, Biến Tần, Khởi Động Mềm,Phụ kiện tủ điện, dây cáp điện, ATS-Bộ Chuyển Nguồn Tự Động,Điện Dân Dụng,Tụ Bù, cuộn kháng, bộ điều khiển và các loại thiết bị tự động.:

Thiết bị điện ABB, LS, Mitsubishi, Schneider, Hitachi, Huyndai, Fuji Siemens, MPE, C&S.

Cáp điện: Cadivi, Daphaco, Sang jin, Tài Trường Thành, Lion, Evertop, Taya.

Biến Tần: ABB, LS, Siemens, Mitsubishi

Khởi Động Mềm: ABB, LS, Mitsubishi.

Thiết Bị Tự Động: Siemens, Omron, Autonics,

Dây và Cáp Điều Khiển: Sang Jin

Bộ Chuyển Nguồn Tự Động: ABB, Socomec, Soung, Osemco

Phụ Kiện Tủ Điện : Leipole, CNC, Idec, Hanyoung, Selec, Đầu Cos, Phụ kiện Trung Quốc.

Tủ Điện: Các loại tủ điện có sẵn hoặc tủ điện đặt theo yêu cầu.

Điện Dân Dụng: MPE, Panasonic, Sino.

Tụ Bù, cuộn kháng và bộ điều khiển: Mikro, Selec, Samwha.

Tags Sản Phẩm

Điện Công Nghiệp, thiết bị điện, Phụ kiện tủ điện, dây cáp điện, ABB, LS, Mitsubishi, Schneider, Hitachi, Huyndai, Fuji Siemens, MPE, C&S. Cadivi, Daphaco, Sanjin, Tài Trường Thành, Lion, Evertop, Taya, Leipole, CNC, Idec, Hanyong, MPE

Download Catalog sản phẩm, bảng giá thiết bị Điện Công Nghiệp tại : http://dienhathe.info

 

dsdsd