Chiếu Sáng

Sử dụng đèn led để trang trí đem lại những lợi ích tích cực ngoài ra giúp gia chủ tăng được sự sang trọng trong những căn phòng trong nhà của mình. Người người dùng đã cho đây là giải pháp chiếu sáng tối ưu nhất cho mọi gia đình, mọi khu vực công sở, cơ quan, trường học, bệnh viện, …. Dưới đây là những mẫu đèn led nổi bật giúp bạn có hệ thống chiếu sáng cực chất.

Có thể bạn chưa biết, việc bố trí hệ thống chiếu sáng cho ngôi nhà rất cần sự hợp lý cũng như đòi hỏi tính nghệ thuật thẩm mỹ cao. Đặc biệt, khi đã lựa chọn được một loại đèn có chất lượng tốt như đèn led, việc lắp đặt, sử dụng thế nào để phù hợp nhất với nội thất căn nhà của mình là câu hỏi mà nhiều người quan tâm.

Nếu bạn đã biết đến phong cách trang trí Modern_Form thì không thể bỏ qua những mẫu đèn led hắt tường trần hiện nay đang có rất nhiều mẫu mã. Những mẫu đèn led hắt tường, trần độc đáo nhất đang là lựa chọn của nhiều nhà thiết kế hệ thống chiếu sáng trong nhà hiện đại và những người dùng thông minh dành cho các không gian phòng khách cá nhân, biệt thự, hay văn phòng hội nghị.

Tính năng ưu việt của dòng Nếu bạn đã biết đến phong cách trang trí Modern_Form thì không thể bỏ qua những mẫu đèn led hắt tường trần tuyệt vời. Đây là mẫu đèn này là có tuổi thọ cao, kích thước nhỏ gọn, thích hợp lắp đặt tại những vị trí khuất và trên cao tạo điểm nhấn cho những trang trí hay màu sắc ấn tượng trên tường nhà giúp mọi không gian mà nó ngự trị luôn sang trọng, đẳng cấp.

Đèn dây có dạng cuộn, dây nhựa sử dụng hai lớp cách điện nên rất an toàn cho người sử dụng đây được xem là ưu điểm của hệ thống chiếu sáng thông minh so với những mẫu đèn khác. Đèn hắt trần thạch cao được chiếu sáng nhờ bộ biến áp 12v nên tiêu thụ điện năng rất ít giúp tiết kiệm chi phí tối đa cho người dùng.

Các dòng đèn led hắt là thiết bị điện có ưu điểm rất lớn khi vừa có chức năng trang trí và tạo ánh sáng ấn tượng, ấm cúng trong không gian nhà lại vừa tạo điểm nhấn cho người nhìn.

Thêm vào đó, các dòng đèn led hắt thường kích thước nhỏ gọn, lại tiêu ít thụ điện năng và có tuổi thọ nên chiếm được sự tin tưởng của nhiều người. Tuy nhiên nhược điểm của đèn là khó vệ sinh và thay hỏng bởi những khe hở nhỏ. Do đó, khi chọn mua sản phẩm đèn led hắt, bạn nên chọn đèn chính hãng để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Vì tính năng nhỏ gọn, nên đèn led hắt thường được dùng để hắt bậc cầu thang, hắt trần (trần thạch cao), hắt chân tường, hắt tường. Đặc biệt có tác dụng chiếu sáng cầu thang, giúp chủ nhân trong quá trình đi lại lúc lên xuống không bị khó chịu do ánh sáng chiếu vào mắt.

Đặc biệt, ánh sáng dịu nhẹ của đèn hắt bậc cầu thang, đèn hắt tường hay đèn hắt chân tường đều có tác dụng trang trí độc đáo khá lạ mang một không gian mới có ngôi nhà. Các loại đèn led hay được sử dụng để hắt trần như LED dây, tuýp LED t5, LED thanh, với độ sáng cao, và dễ dàng lắp đặt!

Sử dụng những chiếc đèn led hắt như thế này, giúp gia chủ có thể tăng thêm hình khối và chiều sâu cho ngôi nhà. Nếu như ánh sáng từ đèn led hắt màu vàng, tạo cảm giác ấm áp cho căn phòng thì ánh sáng trắng lại tạo cảm giác tinh khiết, mát mẻ, khỏe khoắn cho căn phòng.

Ngôi nhà hay cơ quan của bạn sẽ trở nên lung linh hơn với hệ thống đèn điện chiếu sáng này. Đây thực sự là một loại đèn có các sản phẩm vô cùng đa dạng về mẫu mã để cho ta thỏa sức lựa chọn những sản phẩm tốt nhất và phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của bạn.

Tùy vào ngôi nhà mà có nhiều yếu tố khác nhau để giúp bạn có thể chọn lựa và thiết kế thiết bị chiếu sáng cho nhà ở để phục vụ cho mục đích sử dụng. Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố chuẩn làm chủ đạo để bạn có thể căn cứ vào để xác định thiết kế, để đảm bảo được độ sáng thích hợp và cân bằng đồng thời tiết kiệm được điện năng tiêu thụ.

Thiết bị chiếu sáng bổ sung

Đèn được se dụng để phục vụ những công việc như đọc sách, khâu vá…nên có đô cao vào khoảng từ 71- 81 cm.

Đèn sàn thường có độ cao trung bình từ 102 –112 cm.

Cả đèn sàn và đèn bàn nên được đặt ở vị trí sao cho ánh sáng đi qua vai và bóng sẽ ở khu vực đầu người, như thế thì ánh sáng sẽ chiếu rõ lên bàn tay,nơi bạn cầm sách hay dụng cụ khâu vá…

Tránh không để đèn ở chính giữa bàn, và đặt ở vị trí sao cho bạn có thể sử dụng công tắc tắt mở một cách dễ dàng.

Đèn sử dụng để trang trí cho những đồ vật hay khuc vực trọng tâm nên có độ cao duới 61 cm, thường là từ 51 –61 cm.

Những thiết bị chiếu sáng trên cao

Đèn chùm cần phải có tỷ lệ phù hợp với bàn ăn để phát huy hết được vẻ đẹp cũng như hiệu quả chiếu sáng của nó. Trước tiên bạn cần đo chiều rộng của bàn ăn sau đó lấy 1/2 chiều rộng cộng với 23 cm để có đường kính của đèn phù hợp.

Chẳng hạn chiều rộng của bạn ăn là 122cm. 122cm x 1/2 = 61cm

61cm + 23cm = 84cm – là đường kính của chiếc đèn mà bạn cần mua.

Bạn đã có một chiếc đèn phù hợp cho phòng ăn của mình, nhưng công việc chưa dừng ở đó mà bạn còn cần phải treo đèn ở độ cao thích hợp với từng diện tích phòng.

Đối với phòng có độ cao tính từ sàn nhà đến trần là 2,4m thì bạn nên treo đèn ở khoảng cách 77cm so với mặt bàn ăn. Với trần nhà có độ cao 2,8m thì khoảng cách từ mặt bàn đến đèn là 84cm, và trần cao 3,1m thì khoảng cách giữa mặt bàn và đèn là 92cm.

Còn đối với đèn chùm ở lối vào bạn nên treo đèn cách sàn nhà vào khoảng 2,1m để mọi người không bị đụng đầu khi di chuyển trong nhà. Bạn cũng đừng nên treo đèn quá cao bởi như thế sẽ không thu được ánh sáng đèn đẹp nhất cũng như gây rối hệ thống đèn điện của mình.

Chụp đèn

Sau khi đã nắm bắt được những nguyên tắc cơ bản để có thể chọn được những chiếc đèn chiếu sáng có kích cỡ phù hợp bạn lại phải đối mặt với việc chọn cho mình những chiếc chụp đèn ưng ý, nhưng đó không phải vấn đề quá phức tạp.

Bạn nên chọn chụp đèn có độ cao vào khoảng 2/3 độ cao của chân đế. Chẳng hạn như chiếc đèn của bạn có độ cao chân đế là 38 cm thì chiều cao chụp đèn nên là 25cm.

Bạn cũng cần đảm bảo khi lắp chụp đèn vào chân đế, chụp đèn phải bao phủ được hết phần chân đế, và cân bằng về tất cả các bên.

Chụp đèn hình vuông hoặc ô van sẽ mang lại nét hiện đại trong khi chụp đèn có dạng chiếc trống hoặc chiếc chuông lại mang vẻ đẹp cổ điển. hãy chọn cho mình một chiếc đèn phù hợp với không gian kiến trúc chung của cả căn phòng, điều đó sẽ giúp bạn rất nhiều không chỉ trong việc chiếu sáng mà còn bổ sung, tô điểm thêm cho cuộc sống của bạn.

Để có được thiết kế hệ thống đèn điện phù hợp thì đòi hỏi rất nhiều yếu tố phải không nào. Hi vọng rằng với những chia sẻ trên bạn đã có được những nhận định bước đầu để phác họa được hệ thống đèn điện cho nhà ở của mình thêm bắt mắt và sang trọng.

Nếu bạn đang sở hữu một khu vườn với nhiều loại cây hoa khác nhau thì việc lắp đặt cho nơi này một hệ thống chiếu sáng để khu vườn trở nên lung linh là điều cần thiết. Với các bước cơ bản mà chúng tôi giới thiệu dưới đây sẽ là những gợi ý tuyệt vời cho bạn để thực hiện và sáng tạo cho mình một hệ thống chiếu sáng ưng ý cho khu vườn của mình.

Lắp đặt thiết bị chiếu sáng cho khu vườn

Để tiến hành lắp đặt đèn điện dân dụng trang trí cho khu vườn, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ và vật liệu sau đây:

  • 1. Thiết bị chiếu sáng Paragon (có thể thay thế bằng những thương hiệu khác).
  • 2. Bóng đèn điện áp thấp.
  • 2. Dây điện.
  • 3. Vỏ bọc chịu nước.
  • 4. Bộ đổi nguồn.
  • 5. Tuốc nơ vít, kìm điện.
  • 6. Xẻng và cọc.

Tiến hành lắp đặt thiết bị chiếu sáng như sau:

Bước 1. Lắp đặt bộ đổi nguồn điện.

Bộ đổi nguồn điện chính là giải pháp tiết kiệm điện cho hệ thống thiết bị chiếu sáng khu vườn của bạn, đồng thời chúng cũng được đánh giá cao về mặt an toàn, khi có sự cố xảy ra điện áp 12V từ bộ đổi nguồn này sẽ không gây thiệt hại nhiều cho người sử dụng. Bạn cần lắp đặt bộ đổi nguồn bên trong hộp điện với vỏ chịu nước, sau đó hãy treo nó lên tường (đảm bảo cách mặt đất tối thiểu là 1m), đừng quên lắp thêm dây tiếp đất để bảo đảm an toàn.

Bước 2. Nối dây.

Bạn nên chọn lựa kỹ các loại dây dẫn điện, tốt nhất hãy đọc hướng dẫn để tìm đúng loại phù hợp. Trước khi tiến hành nối dây nhớt ngắt nguồn điện. Cắt vỏ bọc của dây dẫn điện khoảng 1.5cm bằng kiềm điện, tiếp đó nối đầu dây và đầu ra của bộ đổi nguồn. Sau đó bạn hãy dùng vít cố định dây sao cho chúng gắn thật chặt vào thiết bị chiếu sáng, làm như thế sẽ hạn chế được các hiện tượng đánh lửa.

Bước 3. Thiết kế vị trí đèn.

Đến bước này, bạn cần tính toán sao cho khoảng cách giữa đoạn đường đi đến vị trí gắn đèn hài hòa và đẹp mắt, giai đoạn này bạn cần phải thật sự tỉ mỉ. Sau khi đã tính toán được khoảng cách thích hợp, bạn tiến hành đào các rãnh nhỏ (khoảng tầm 7 đến 10cm) giữa các bóng đèn để đi dây điện.

Bước 4. Chôn dây.

Tiếp theo bước 3, bạn tiến hành chôn dây xuống các rãnh nhỏ đã được đào ở trên, nhớ là hãy chừa lại nhừng đầu nối ở các nơi bố trí đèn.

Bước 5. Cố định đèn và đấu dây.

Tiến hành đấu dây dẫn điện với những đầu nối của các bộ đèn, sau đó lắp bóng điện khu vườn vào và bật công tắc đèn để kiểm tra lại các mối nối.

Bước 6. Gắn đèn.

Dùng các chân đèn để cố định phần thân đèn tại những vị trí đã chuẩn bị trước đó, nhớ đảm bảo rằng các chân đèn của bạn sẽ không bị đỏ khi trời mưa gió. Tiếp tục kiểm tra tất cả mọi thứ một lần nữa, bạn chỉ được chôn đầu nối dây xuống đất khi mọi thứ đều hoàn hảo.

Với khu vườn lung linh cùng với hệ thống đèn điện này bạn sẽ khiến những người khác phải trầm trồ khen ngợi. Với nhiều mẫu mã những loại đèn chiếu sáng hiện nay thì bạn có thể dễ dàng chọn được những loại đèn bắt mắt với nhiều màu sắc khác nhau để trang trí cho khu vườn của mình.

Lighting control là từ tiếng Anh của thuật ngữ điều khiển hệ thống chiếu sáng hiện nay. Nếu bạn quan tâm kỹ đến điều này thì ánh sáng cho mỗi công trình điện sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho người lắp đặt lẫn người sử dụng. Vậy những lợi ích này là gì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hệ thống điều khiển chiếu sáng là gì

Hệ thống điều khiển chiếu sáng là một mạng lưới thông minh tích hợp các thiết bị điều khiển chiếu sáng. Các thiết bị này có thể bao gồm rơ le, cảm biến tại chỗ, công tắc điều khiển đèn hoặc màn hình cảm ứng và các tín hiệu khác.

Việc điều chỉnh hệ thống diễn ra ở cả những vị trí lắp đặt thiết bị lẫn các máy tính trung tâm thông qua các chương trình phần mềm hoặc giao diện khác. Hệ thống điều khiển chiếu sáng được sử dụng trong nhà và ngoài trời, cho các công trình dân cư, thương mại và công nghiệp.

Các hệ thống điều khiển chiếu sáng phổ biến

Hệ thống điều khiển chiếu sáng tập trung

Một hệ thống điều khiển ánh sáng tập trung có tất cả các mạch điện cùng chạy đến một vị trí trung tâm thay vì chuyển mạch trong khắp không gian. Những bàn phím đơn giản nhưng mạnh mẽ sẽ cung cấp cho bạn khả năng kiểm soát ánh sáng theo những cách khác nhau.

Bộ xử lý trung tâm chính là bộ não của hệ thống, cho phép kiểm soát và cài đặt các tính năng lập trình khác nhau. Các hệ thống lập trình cho phép bạn lưu lại những phối cảnh ánh sáng và giảm cường độ các nhóm đèn khác nhau chỉ với một nút bấm.

Một số hệ thống chiếu sáng  phức tạp hơn thậm chí có thể cho phép bạn điều khiển đèn chiếu sáng từ một chiếc iPhone, iPad, hoặc thiết bị Android. Một lợi ích chính của hệ thống điều khiển ánh sáng tập trung là nó giúp xóa bỏ cảnh những hệ thống công tắc chằng chịt  trên tường nhà- một điều có thể gây mất mỹ quan cho một căn nhà hiện đại.

Hệ thống điều khiển chiếu sáng không dây

Một hệ thống điều khiển chiếu sáng không dây là một loại hệ thống bao gồm các bộ điều chỉnh ánh sáng (dimmer) và các công tắc có thể điều khiển từ xa. Loại hệ thống này rất dễ dàng cài đặt, giá thành hợp lý, và là một lựa chọn rất phổ biến và  phù hợp cho các dự án cải tạo hệ thống chiếu sáng. Một hệ thống điều khiển chiếu sáng không dây còn có khả năng kết hợp các bàn phím điều khiển và các tùy chọn chương trình của một hệ thống tập trung. Tất cả các bộ điều chỉnh ánh sáng và công tắc sẽ giao tiếp không dây với bộ xử lý, do vậy hệ thống này không đòi hỏi cài đặt nhiều thiết bị, nhờ đó chi phí không quá đắt đỏ.

Hệ thống điều khiển chiếu sáng lai

Một hệ thống điều khiển ánh sáng lai (hybrid) là sự kết hợp của hệ thống tập trung và không dây. Các thiết bị không dây và có dây được tích hợp vào một hệ thống và có thể giao tiếp với nhau. Đây là một lựa chọn tuyệt vời cho một không gian đang được nâng cấp một phần, nơi một số các mạch điện chiếu sáng có thể được cài đặt đến một vị trí trung tâm qua các bức tường và trần nhà mở.

Lợi ích từ việc điều khiển hệ thống chiếu sáng

Chúng ta có thể kể ra dưới đây rất nhiều lợi ích thiết thực của hệ thống lighting control:

  • Tiết kiệm năng lượng : đây có lẽ là lợi ích chính yếu và căn bản nhất. Trong một tòa nhà, triển khai lighting control có thể giảm thiểu năng lượng tiêu thụ cho việc thắp sáng lên đến 30%, giúp giảm năng lượng toàn tòa nhà đi khoảng 10% hoặc cao hơn.
  • Sự tiện nghi : lighting control là một hệ thống công nghệ cao, một hệ thống điều khiển tự động, do đó nó đem lại sự tiện nghi nhiều hơn cho con người. Việc chiếu sáng được tự động, được giám sát ,được lập trình sao cho đem đến sự thoải mái cho con người.
  • Cung cấp thông tin : từ các bộ điều khiển kỹ thuật số, thông tin về trạng thái, thông số vận hành, quá trình hoạt động, điện năng tiêu thụ .v.v liên tục được hiển thị, lưu giữ và truyền tải về các khu vực quản lý trung tâm của tòa nhà. Các thông tin từ đó được phân tích, giám sát và cải tiến hiệu quả của việc chiếu sáng.
  • Gia tăng hiệu năng làm việc : đây cũng là một lợi ích thú vị của hệ thống lighting control. Các nghiên cứu cho thấy việc tối ưu hóa chiếu sáng sẽ giúp cho con người trong không gian sống làm việc hiệu quả hơn. Học sinh có thể gia tăng 26% của việc tiếp thu bài, hay là công nhân gia tăng gần 40% năng suất khi việc chiếu sáng kết hợp với ánh sáng ban ngày được triển khai hợp lý.
  • An ninh, an toàn : với hệ thống lighting control, các bóng đèn thoát hiểm hay các khu vực bãi xe, hành lang, lối đi sẽ được giám sát và vận hành có chương trình, từ đó tăng cường khả năng an ninh cho khu vực người sinh sống.

Hệ thống chiếu sáng là một trong những hệ thống quan trọng nhất trong tất cả các dự án lắp đặt thiết bị điện. Vì vậy mà việc chú tâm điều khiển nó sao cho mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất là điều mà ai ai cũng quan tâm. Áp dụng lighting control hoàn hảo bạn sẽ phải bất ngờ về những lợi ích không tưởng mà nó mang lại.

Bất cứ lĩnh vực nào cũng có những khái niệm cơ bản để tiện trong việc quản lý và sử dụng. Hệ thống chiếu sáng cũng vậy, các nhân viên kỹ thuật đều phải nắm rõ những thông tin này để thực hiện việc lắp đặt sao cho chuẩn nhất và hợp lý. Dưới đây là những khái niệm cơ bản trong hệ thống chiếu sáng mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn.

Khái niệm cơ bản trong hệ thống chiếu sáng

Quang thông(Φ)

Đại lượng thông lượng ánh sáng dùng trong kỹ thuật chiếu sáng được đo trong đơn vị lumens (lm). Một lumen của ánh sáng, không phụ thuộc vào bước sóng của nó (màu), tương ứng với độ sáng mà mắt người cảm nhận được. Mắt người cảm nhận khác nhau đối với các ánh sáng có bước sóng khác nhau, cảm nhận mạnh nhất đối với bước sóng 555 nm.

Cường độ sáng(I)

Cường độ sáng I, đo trong đơn vị candela(cd). Đó là thông lượng của một nguồn sáng phát ra trong một đơn vị góc không gian (steradian).

Candela là một đơn vị cơ bản dùng trong việc đo thông số nguồn sáng và được tính như sau: 1 candela là cường độ mà một nguồn sáng phát ra 1 lumen đẳng hướng trong một góc đặc. Một nguồn sáng 1 candela sẽ phát ra 1 lumen trên một diện tích 1 mét vuông tại một khoảng cách một mét kể từ tâm nguồn sáng. Có thể thấy cường độ nguồn sáng giảm theo khoảng cách kể từ nguồn sáng. 1cd = 1lm/ 1steradian.

Độ rọi(E)

Độ rọi E(đơn vị lux) là đại lượng đặc trưng cho thông lượng ánh sáng trên một đơn vị diện tích. Một diện tích mặt cầu 1m2 có một nguồn sáng cường độ 1 candela sẽ có độ rọi là 1 lux. 1lux = 1lm/ 1m2.

Độ chói(L)

Độ chói L là cường độ của một nguồn sáng phát ánh sáng khuếch tán mở rộng hoặc của một vật phản xạ ánh sáng. Độ chói là đại lượng đặc trưng cho mật độ phân bố cường độ sáng I trên một bề mặt diện tích S theo một phương cho trước. 1nit = 1cd/ 1m2

Hệ số phản xạ(ρ)

Hệ số phản xạ của một vật thể là đại lượng đo bằng tỷ số giữa quang thông phản xạ(Φr) của vật thể so với quang thông tới của nó(Φ).

ρ=Φr/Φ.

Hệ số hấp thụ(α)

Hệ số hấp thụ của một vật thể là đại lượng đo bằng tỷ số giữa quang thông được hấp thụ (Φa) của vật thể so với quang thông tới của nó(Φ). Đây là một thông số quan trọng của các thiết bị điện chiếu sáng hiện nay.

α= Φa/ Φ

Phân bố phổ

Phân bố phổ trình diễn phổ của bức xạ vùng nhìn thấy nêu lên mối tương quan giữa công suất bức xạ phụ thuộc vào bước sóng.

Nhiệt độ màu

Nhiệt độ màu(đo bằng đơn vị Kenvin) là màu của ánh sáng mà nguồn sáng phát ra. Nhiệt độ màu được định nghĩa là nhiệt độ tuyệt đối của một vật bức xạ đen có phổ bức xạ giống phổ bức xạ của nguồn sáng.

Độ hoàn màu

Độ hoàn màu được biểu diễn bằng chỉ số hoàn màu(CRI) có độ lớn từ 0 đến 100, diễn tả độ hoàn màu của các vật được chiếu sáng trong mắt người so với màu thực của nó. CRI càng cao thì khả năng hoàn màu càng lớn.

Hiệu suất của đèn

Hiệu suất của đèn là đại lượng đo hiệu suất của nguồn sáng trong đơn vị lumen trên Oát(LPW), là tham số xác định lượng ánh sáng phát ra khi tiêu thụ một Oát năng lượng điện.

Thời gian sống trung bình

Thời gian sống trung bình là thời gian mà 50% số lượng bóng đèn sử dụng bị cháy(thường được xác định trong phòng thí nghiệm).

Để thuận tiện cho việc tìm hiểu sâu hơn về kỹ thuật chiếu sáng, thì việc nắm rõ được những khái niệm cơ bản trên là điều rất quan trọng dùng trong chiếu sáng như quang thông, độ rọi, hệ số phản xạ…

Những nguyên tắc lắp đặt đèn chiếu sáng khi trang trí nếu bạn áp dụng nhuần nhuyễn thì sẽ tạo ra được một hệ thống đèn cực kì bắt mắt và thu hút. Ngày nay với những mẫu đèn trang trí nhiều màu sắc bạn có thể dễ dàng phối màu và áp dụng cho từng khu vực riêng trong nhà để tạo nên những hiệu ứng ánh sáng đặc biệt. Dưới đây là những nguyên tắc mà chúng tôi đã tổng hợp muốn gửi đến các bạn.

Nguyên tắc khi lắp đặt đèn chiếu sáng khi trang trí

Chiếu sáng phòng không chỉ là thắp sáng mà muốn tạo hiệu ứng đèn trang trí tốt cần phải thực hiện theo một số nguyên tắc như sau :

Trước tiên, đèn trang trí phải được thiết kế để đảm bảo rằng các hoạt động khác nhau cần công năng thực hiện của chiếu sáng khác nhau. Đọc sách, vui chơi, nghỉ ngơi, tiếp khách, vv, bất kể loại hoạt động nào cũng cần phải có ánh sáng thích hợp. Đèn phải bố trí được ánh sáng khoa học giúp người sử dụng không cảm thấy mệt mỏi, điều này không chỉ có lợi cho sức khỏe của mắt, mà còn để tiết kiệm điện.

Thứ hai, để có hệ thống chiếu sáng trang trí phòng hoàn hảo hơn thì mức độ chiếu xạ ánh sáng trên đường viền và hình ảnh chính của nội thất nên đặt phù hợp để chiếu được một số đồ đạc đặc biệt như đồ trang trí, tranh vẽ, thảm, lọ hoa, bể cá, cũng như biểu thị được hết vẻ đẹp và màu sắc của nó.

Thứ ba ánh sáng còn được xem như là một thực thể tạo ra cảm giác tin cậy và an toàn.

Các loại đèn trang trí không được phép rò điện có thể gây ra hỏa hoạn và các hiện tượng khác, mà cần chú ý được mở khi đi vào và tắt khi đi ra ngoài. Ví trí lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí cho đèn là rất quan trọng vì thế hãy lựa chọn nguồn sáng để chiếu lên vật thể phù hợp.

Ánh sáng chiếu từ các góc độ khác nhau, người dùng sẽ có các biểu hiện khác nhau, nếu một người đang đứng ngay dưới một đèn chùm, ánh sáng chiếu xuống trực tiếp làm cho khuôn mặt trở nên lạnh lùng và nghiêm trang. Gương mặt sẽ tỏa sáng nếu có một đèn chiếu từ dưới lên, và tồi tệ hơn, khuôn mặt sẽ giống khủng bố, thậm chí còn dữ dội hơn. Vì vậy, ở những vị trí thường xuyên có người tụ tập như trong phòng khách, phòng ăn, ghế sofa thì không nên để ánh sáng chiếu trực tiếp lên trên hoặc xuống dưới. Nếu ánh sáng phân bổ khuếch tán rải rác, khi chiếu lên khuôn mặt, bạn sẽ đạt được một hình ảnh rõ ràng và dễ tiếp cận. Và các hiệu ứng này đều tùy thuộc vào ý muốn của bạn.

Nếu bạn mua đồ nội thất mới, bạn nên làm nổi bật màu sắc và ánh sáng đường viền bằng nhiều nguồn sáng, như thế bạn có thể đạt được hiệu ứng bóng mờ của đồ nội thất. Hệ thống chiếu sáng phải đóng vai trò như một phần của trang trí và phải có các loại khác nhau để sắp xếp các nguồn ánh sáng vào vị trí của nó.

Ở nước ta, các phòng ngủ còn có cả một loạt các chức năng, chẳng hạn như phòng khách, phòng nghiên cứu, phòng thay đồ. Yêu cầu phải thay đổi tính đồng nhất của ánh sáng từ phía trước để có được một hình ảnh rõ ràng trong gương, đèn không nên đặt ở vị trí trên trung tâm mà nên được thiết lập trên cả hai mặt của ánh sáng phụ trợ, chẳng hạn như bàn trang điểm, vì như vậy mỗi một sợi lông trên khuôn mặt có thể được nhìn thấy rõ ràng.

Bàn làm việc cần đèn bàn, việc chiếu sáng ở phòng này có thể làm cho không gian nhẹ nhàng hơn để có thể kết hợp ngủ. Đó cũng là thói quen đọc sách trong giường trước khi đi ngủ vì thế bố trí đèn tường đầu giường và đèn bàn đầu giường là tốt nhất để dễ điều chỉnh độ sáng và góc. Cách đơn giản nhất là lắp đặt hai đèn.

Với những nguyên tắc trên hi vọng rằng bạn có thể có thêm được những kiến thức bổ ích trước khi tiến hành lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng trang trí cho mình. Chỉ qua những bước nhỏ bạn đã có được một hệ thống đèn cực kì bắt mắt với những hiệu ứng lung linh.

Bóng đèn Compact là một trong những mẫu bóng đèn được người dân sử dụng nhiều nhất hiện nay, ưu điểm đặc biệt dễ thấy của nó là tuổi thọ khá cao, dễ sử dụng,…Tuy nhiên nếu muốn phát huy được tối đa những lợi ích mà mẫu đèn nay mang lại bạn phải có những mẹo ngay từ lúc chọn mua và sử dụng. Dưới đây là những bí quyết mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn!

Chọn mua bóng đèn Compact

– Tùy thuộc vào không gian cần chiếu sáng để lựa chọn bóng compact thích hợp.

– Nên chọn sản phẩm của các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất có uy tín như: Bóng đèn compact MPE, Philips, Điện Quang, Rạng Đông….

– Nên đọc kỹ thông số kỹ thuật ghi trên sản phẩm trước khi mua. Do tâm lý thích mua sản phẩm giá rẻ, đẹp nên người tiêu dùng ít quan tâm đến chất lượng hay các thông số kỹ thuật ghi trên thiết bị. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến người tiêu dùng mua phải bóng đèn có tuổi thọ thấp.

Lưu ý khi sử dụng bóng đèn chiếu sáng Conpact

Lắp đặt:

– Không nên lắp bóng đèn compact ở những nơi có nhiệt độ cao, độ ẩm lớn và nhiều bụi như: Gần bếp, trong nhà tắm, ngoài trời. Bởi nhiệt độ môi trường quá cao rất dễ gây hư hỏng, với những nơi có độ ẩm cao, nhiều bụi, bụi và hơi nước dễ xâm nhập vào bên trong mạch điện tử, đây chính là nguyên nhân gây hỏng bóng đèn compact. Nếu sử dụng đèn compact ở những địa điểm này, cần lắp thêm chóa đèn để bảo vệ bóng.

– Không lắp đặt chung bóng đèn compact với các loại bộ đèn không đủ không gian thoát nhiệt. Vì trong quá trình hoạt động, bóng compact sẽ tỏa nhiệt, nếu bộ đèn không đảm bảo thoát nhiệt tốt thì nhiệt độ sẽ ngày càng cao ảnh hưởng đến tuổi thọ. Do đó, người tiêu dùng cần sử dụng bóng compact với loại chóa đèn và bộ đèn phù hợp, đảm bảo tỏa nhiệt tốt.

Bảo quản:

– Khi vận chuyển phải tránh va đập.

– Khi lắp đặt phải nhẹ tay và đúng quy cách. Nếu bị chấn động sẽ ảnh hưởng đến các mối nối, khi tiếp xúc với nguồn điện bóng đèn nóng lên sẽ làm hở các mối nối này.

– Cần bảo quản tốt, tránh để bóng bị xì, nứt. Chỉ 1 vết rạn nhỏ bóng cũng không còn khả năng sử dụng.

Quá trình sử dụng:

– Hạn chế bật, mở bóng đèn compact quá nhiều lần trong ngày.

– Nên có thời gian ngắt quãng giữa mỗi lần bật, tắt. Lí do là đèn compact khi khởi động đòi hỏi công suất làm việc cao, nếu cứ bật, mở đèn nhiều lần trong ngày, hoặc không ngắt quãng giữa mỗi lần bật sẽ ảnh hưởng đến các linh kiện bên trong. Đây là nguyên nhân làm bóng mau bị đen đầu.

– Nguồn điện chập chờn không ổn định cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tuổi thọ bóng đèn. Nếu nguồn điện xuống thấp sẽ ảnh hưởng đến độ phát sáng, nguồn điện càng thấp thì ánh sáng càng yếu. Ngược lại, nguồn điện vượt ngưỡng sẽ tác động trực tiếp đến các linh kiện bên trong, thậm chí gây “cháy” bóng (làm ảnh hưởng đến các con Diode nắn dòng, cuộn dây điện thế, transitor, tụ điện…).

One lit bulb among unlit ones.

Tuy bóng đèn Led đã và đang xâm chiếm thị trường các thiết bị chiếu sáng hiện nay tuy nhiên giá thành lại mắc hơn khá nhiều so với bóng đèn Compact. Hiện trên thị trường có rất nhiều chủng loại đèn compact với nhiều nhãn hiệu và xuất xứ, giá thành và chất lượng hàng hóa khác nhau. Bạn nên tìm hiểu kỹ những đơn vị cung cấp có uy tín để lựa chọn tránh tiền mất tật mang.

Hệ thống chiếu sáng luôn đóng một vai trò quan trọng trong mỗi ngôi nhà hiện nay, từ phòng khách phòng ngủ đến nhà bếp sân vườn, nếu bạn không chịu khó đầu tư kỹ lưỡng thì không thể nào có được một hệ thống hoàn hảo. Tuy nhiên cũng có một vị trí khá quan trọng nhưng không được nhiều gia chủ chú ý đó chính là cầu thang cũng như hệ thống chiếu sáng tại vị trí này.

Cầu thang là một điểm nhấn quan trọng mà các nhà thiết kế nội thất hiện nay luôn luôn chú trọng, để có thể làm nổi bật cho các đường nét tinh tế của nó thì việc sử dụng kết hợp với các mẫu đèn chiếu sáng là điều vô cùng cần thiết.

Phong cách thiết kế chiếu sáng cầu thang đẹp lung linh

Trước hết là một phong cách thiết kế khá cổ điện, các bậc thang của bạn sẽ được gán đèn chiếu sáng backlight (đèn chiếu sáng ở mặt sau) và được cố định vị trí với những bức tường, các chi tiết chủ đạo này mang đến cảm giác khá thú vị. Các bạn hoàn toàn có thể lựa chọn kết hợp các vật liệu như kim loại, cẩm thạch hoặc là đá để tạo nên phong cách riêng của mình.

Thiêt bị chiếu sáng bằng đèn backlight cũng được nhiều nhà thiết kế sử dụng với các phương pháp khác nhau. Cụ thể như với hình thiết kế ở trên, thiết bị chiếu sáng chỉ được đặt một bên của cầu thang bêtông này và sự kết hợp hoàn hảo giữa 2 sắc thái là màu vàng pha chút cam với màu xám cầu thang tạo nên cảm giác cuốn hút khi nhìn.

Không chỉ có cầu thang, lan can cũng có thể áp dụng các chi tiết thiết kế về chiếu sáng để làm nổi bật lên tính thẩm mỹ của nó. Với bức hình này, chúng ta hoàn toàn dễ dàng nhận ra ánh sáng dễ chịu và ấm ấp dược cung cấp cho các bậc thang và bức tường là một chi tiết hoàn hảo đối với loại cầu thang gỗ trên.

Thiết kế này sẽ làm bạn nhầm tưởng rằng dải ánh sáng mỏng trên tường chỉ là sự phản chiếu ánh sáng. Sự thật không phải như vậy, dải sáng này thật ra là một điểm nhấn quan trọng với thiết bị điện chiếu sáng trong thiết kế cầu thang.

Cảm giác huyền diệu, ảo ảnh đến từ thiết kế của dải ánh sáng mỏng được đặt dọc 2 bên cầu thang chắc hẳn sẽ mê hoặc được bất kỳ vị khách khó tính nào. Đối với những kiểu cầu thang thiếu ánh sáng tự nhiên và được bao quanh ở các bức tường gạch thì đây là một thiết kế tuyệt vời mà ai cũng sẽ yêu thích.

Với những ai ưa thích sự thanh lịch và ngoạn mục thì kiểu thiết kế cầu thang xoắn ốc là điều mà bạn không thể bỏ qua, đây chính là cơ hội để bạn thỏa sức với các ý tưởng thiết kế của mình bằng các thiết bị chiếu sáng được lắp dọc theo 2 bên. Thiết kế đèn trang trí đợn giản theo kiểu uốn lượn này cũng đáng để tham khảo đó chứ!

Nếu ngôi nhà của bạn được thiết kế với một chiếu cầu thang đôi thì bạn có thể sử dụng theo cách thiết kế cổ điện thường thấy với loại đèn chùm đặt chính giữa, điều này sẽ giúp cầu thang của bạn thêm phần quyến rũ và hoành tráng. Đây chắc chắn là cách khiến mọi người ấn tượng nhất khi ghé thăm ngôi nhà của bạn. Ngoài ra, ánh sáng dịu nhẹ từ chiếc đèn chùm cũng giúp không gian sống của bạn lôi cuốn hơn.

Trường hợp bạn là một người ưa thích ánh sáng ấm ấp thì thiết kế các kiểu đèn ốp tường cho cầu thang sẽ là lựa chọn hoàn hảo đối với bạn. Nếu không gian xung quanh cầu thang của bạn được chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiện từ giếng trời hoặc cửa số thì đây sẽ là lựa chọn thích hợp nhất, chúng sẽ trở thành điểm nhấn vào ban đêm.

Một thiết kế mang hơi hướng lãng mạn và độc đáo hơn chính là sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng hắt lên từ bên dưới gầm cầu thang. Đối với thiết kế trên, việc sử dụng các bức tường kính càng làm tăng sức hấp dẫn của ý tưởng thiết kế này hơn. Nếu bạn muốn làm cho căn phòng của mình bừng sáng vào ban đêm thì bị đã tìm được cách rồi đấy!

Phòng khách là nơi được xem là bộ mặt của mỗi gia chủ dùng để tiếp đón những người khách đến chơi, đây cũng là mà cả nhà xum vầy mỗi tối hay có thời gian rảnh để cùng nhau thưởng thức những chương trình ti vi yêu thích. Vì vậy mà hệ thống chiếu sáng nơi đây thiết kế lắp đặt bố trí ra sao cho chuẩn và đầy đủ là điều rất quan trọng.

Phòng khách là không gian chung của các thành viên trong gia đình và cũng là không gian được đầu tư nội thất nhiều nhất bởi nó là bộ mặt của ngôi nhà, nơi gia chủ tiếp khách ghé chơi. Chiếu sáng phòng khách cần đáp ứng linh hoạt các nhu cầu khác nhau tạo một không gian sinh hoạt chung sang trọng, ấm cúng, thoải mái, thể hiện phong cách gia đình.

Nguồn sáng chính là hệ thống chiếu sáng cho toàn bộ gian phòng. Để chiếu sáng nguồn sáng này, Sunmax khuyên bạn nên tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên làm nguồn ánh sáng chính ban ngày và các đèn công suất tương đối lớn lắp đặt trên tường hoặc trần để cung cấp ánh sáng cho không gian vào ban đêm. Có thể lựa chọn hệ thống đèn LED Downlight cho nguồn sáng chính. Thiết kế chiếu sáng với các bộ đèn âm trần cung cấp chiếu sáng chung tốt và hạn chế chói lóa có thể sử dụng chóa lóa downlight âm trần. Ngoài ra, có thể sử dụng những loại mang đến sự sang trọng như đèn chùm, đèn chùm gắn quạt… để tạo điểm nhấn cho hệ thống chiếu sáng chính.

Đối với nguồn sáng phụ, cần lưu ý chiếu sáng tranh hoặc các vật trang trí khác được treo trên tường trong phòng khách bằng các đèn tường, đèn âm tường hoặc đèn hắt. Ngoài ra, phòng khách sẽ trở nên ấn tượng hơn khi bạn chọn đèn rọi cho những bức tranh hoặc sử dụng ánh sáng chiếu hắt trong các hốc tường trần nhà. Chiếu sáng tường có xu hướng trực quan tạo cảm giác căn phòng rộng mở hơn. Chiếu sáng trần với độ sáng lớn, tạo cảm giác chiều cao căn phòng được cải thiện hơn. Còn nếu sử dụng đèn âm trần hỗ trợ nguồn sáng chính nên lựa chọn các loại đèn cho một ánh sáng nền vừa phải, cân bằng với ánh sáng đèn chùm. Khu vực cần tập trung nhiều ánh sáng như kệ tivi, bàn uống nước …

Bạn có thể lựa chọn những chiếc đèn LED Downlight chiếu sáng tập trung tại đây. Bạn cũng có thể sử dụng bộ đèn thả tập trung cho bàn uống nước giữa những chiếc đèn downlight cho dải sáng trải đều cả căn phòng sẽ tạo ra một sự kết hợp tinh tế. Những chiếc đèn thả trong phòng khách đều dùng những bóng đèn LED buld giúp cho trong quá trình chiếu sáng lượng nhiệt tỏa ra không gian phòng thấp, không gây ảnh hưởng tới mọi ng xung quanh khu vực bàn uống nước.

Về màu sắc nên chọn ánh sáng trắng (6500K) cho không gian phòng khách để tạo cảm giác mát mẻ và làm cho các đồ nội thất trở lên đẹp hơn, sang trọng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tạo không gian ấm cúng cho không gian chung có thể dùng ánh sáng ấm (3000K), hoặc có thể lắp đặt đèn led đa sắc có khả năng thay đổi màu mỗi lần bật tắt sẽ rất tiện lợi để điều chỉnh theo mục đích sử dụng, cũng như tạo sự hiệu quả với màu sắc ánh sáng khác cho hệ thống chiếu sáng phòng khách.

Trên đây là giải pháp chiếu sáng phòng khách tối ưu cho các phòng khách có thiết kế dễ thấy nhất hiện nay, còn với các phòng khách khác có thiết kế đặc biệt,