Cáp Điện

Lịch sử của cáp điện. Cấu tạo và công dụng của cáp điện.

Thuật ngữ cáp điệnban đầu được gọi là một dòng hải lý có chiều dài cụ thể, nơi mà nhiều dây loại dây thừng được kết hợp để tạo ra một sự liên kết dày để neo các tàu lớn. Khi công nghệ được phát triển, người ta đã thay đổi từ việc sử dụng dây đồng trần sang các nhóm dây và các phương pháp xiềng xích tương tự như hệ thống cáp cơ học. Vì vậy thuật ngữ Cáp điện được áp dụng cho hệ thống dây điện. Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, cáp điện thường được cách nhiệt bằng vải, cao su hoặc giấy. Còn ngày nay, vật liệu nhựa thường được sử dụng phổ biến, ngoại trừ các loại cáp điệncông suất lớn và đòi hỏi phải dung vật liệu chuyên dụng.

  1. Hệ thống cáp điện đầu tiên được phát triển bởi Thomas Edison vào 1882 ở thành phố New York. Ông đã sử dụng các thanh đồng được bọc lại và đặt trong các ống chứa đầy hợp chất nhựa ( Asphalt ). Mặc dù cao su lưu hóa đã được cấp bằng sang chế bởi Charles Goodyear năm 1844, nhưng nó không được áp dụng cho cáp điệnđể cách điện. Mãi đến những năm 1880, khi nó được sử dụng cho hệ thống mạch chiếu sang. Cáp cách điện cao su được sử dụng cho cách mạch 11.000V vào năm 1897 ( được lắp đặt cho dự án điện Niagara Falls ).
  2. Cáp điện trung thế cách điện bằng giấy đã được ngâm tẩm hóa chất cách điện được thực hiện vào năm 1895. Trong thế chiến thứ 2, một số loại cao su tổng hợp và lớp cách nhiệt Polyethylene được áp dụng cho cáp điện.
  • Cấu tạo và công dụng cáp điện :

  • Các dây cáp điện hiện đại có nhiều kích cỡ, vật liệu và loại khác nhau, mỗi loại được thiết kế đặc biệt để thích nghi với các công dụng của nó. Cáp bao gồm ba thành phần chính: dây dẫn, lớp cách điện, áo bảo vệ. Việc tranh điểm các dây cáp cá nhân khác nhau tùy theo ứng dụng. Việc xây dựng và vật liệu được xác định bởi ba yếu tố chính :

Điện áp làm việc, xác định độ dày của vật liệt cách nhiệt.

– Khả năng mang dòng điện hiện tại, xác định kích thước mặt cách ngang của dây dẫn.

– Các điều kiện môi trường như nhiệt độ, nước, tiếp xúc với hóa chất hoặc ánh sáng mặt trời và tác động cơ học, xác định hình dạng và thành phần của vỏ khoác ngoài.

  • Cáp điện

  • Được sử dụng để kết nối hai hoặc nhiều thiết bị, cho phép truyền tín hiệu điện hoặc nguồn điện từ thiết bị điện này sang thiết bị khác. Cáp phải được thiết kế riêng cho mỗi mục địch sử dụng. Cáp được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử cho các mạch điện và tín hiệu.Trong giao tiếp đường dài diễn ra trên các cáp dưới biển. Cáp nguồn được sử dụng để truyền tải số lượng lớn dòng điện xoay chiều và dòng điện trực tiếp, đặc biệt là sử dụng cáp điện cao áp. Cáp điện được sử dụng rộng rãi trong xây dựng hệ thống điện cho các mạch chiếu sang, công suất và điều khiển được lắp đặt cố định trong các tòa nhà.

Dây cáp chống cháy đóng vai trò rất lớn trong hệ thống điện đặc biệt là những nơi có mật độ truyền tải điện cao để phòng chống cháy nổ cho hệ thống. Trong ứng dụng các kỹ thuật cũng như về cơ sở hạ tầng thì an toàn cháy nổ là vấn đề được lưu ý hàng đầu. Chính vì thế các thiết bị cáp chống cháy được sử dụng để giảm thiểu những tai nạn cháy nổ xảy ra.

1) Cáp chống cháy là gì

Cáp chống cháy là loại cáp được sản xuất bằng chất rắn được tôi nhẵn hoặc lõi đồng được bện. Trước đây vỏ cáp chống cháy được làm bằng nhựa tổng hợp (PVC). Nhưng vì khi lớp vỏ cháy sẽ tạo ra khói và thải một lượng lớn khí độc ra môi trường gây nguy hiểm cho tính mạng nên đã được các nhà cung cấp thay đổi cho an toàn hơn. Hiện nay, vỏ cáp chống cháy được làm từ những chất liệu ít khói và không tạo ra khí độc.

2) Công dụng cáp chống cháy

Cáp chống cháy là loại cáp được sử dụng trong những công trình có tầm cỡ và đòi hỏi tính an toàn cao ( Sân bay , các cao ốc, khu thương mại, chung cư cao cấp, các khu resort…). Ở những nước phát triển như Singapore thì cáp chống cháy được sử dụng rất nhiều trong hệ thống điện của công trình ( nhất là hệ thống thoát hiểm, hệ thống báo cháy, hệ thống điện chính..)

Được sử dụng trong các hệ thống:

•                 Hệ thống báo cháy

•                 Hệ thống phun nước chữa cháy

•                 Thiết bị dò tìm và thoát khói

•                 Hệ thống đèn báo nguy khẩn cấp và báo lối thoát hiểm.

3) Cấu tạo và tính năng cáp chống cháy

Lõi dẫn điện được bảo vệ bằng băng chắn lửa và được cách điện bằng hợp chất nhiệt rắn ít khói không Halogen hoặc XLPE. Các lõi được đặt cùng nhau và được bảo vệ bằng vỏ bọc chất liệu ít khói không Halogen được bọc thép quanh dây cáp điện đối với các dây cáp nhiều lõi hoặc dây dẫn bằng nhôm đối với các cáp đơn và cuối cùng được bảo vệ bằng lớp vật liệu ít khói không Halogen ở ngoài.

Dây cáp chống cháy là loại cáp có cấu tạo gồm : Lõi đồng, lớp cách điện Mica chống cháy, lớp cách điện XLPE (loại 1 lõi có tiết diện dưới 6mm² thì không có lớp này), lớp vỏ bảo vệ LSZH.

Các cáp không có giáp bảo vệ không có lớp đệm bên trong và lớp bọc thép. Vỏ bọc ít khói không Halogen của tất cả các loại cáp này chống được tia cực tím. Loại Cáp FR có loại điện áp 600/1000V và được sản xuất theo BS 7211 (Dây dẫn đơn), IEC 60502 (không có giáp) và BS 7846 (Có giáp).

Loại : 1C x 1.5mm 2 tới 1C x 1000mm 2 (Dây dẫn lõi đơn)

Loại : 1C x 10mm 2 tới 1C x 1000mm 2, 2C x 1.5mm 2tới 4C x 500mm 2 (Có giáp)

Loại : 1C x 1.5mm 2 tới 1C x 1000mm 2, 2C x 1.5mm 2tới 4C x 500mm 2 (Không có giáp)

Mục đích của việc sử dụng cáp chống cháy là để đảm bảo sự an toàn cho con người, giảm tỉ lệ tai nạn hỏa hoạn cũng như mức thiệt hại về tài sản cho chủ công trình. Đây là một trong những thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống công trình. Đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống những tai nạn về người lẫn tài sản.

Những nguy hiểm khi sử dụng dây cáp kém chất lượng

Dây cáp kém chất lượng sẽ dẫn đến dẫn điện kém, gây sụt áp trên đường dây làm cho thiết bị hoạt động không hiệu quả, tuổi thọ thiết bị giảm nhanh.

– Phát nóng quá mức trên đường dây, gây hư hại lớp cách điện, gây chạm chập cháy nổ.

– Ruột đồng kém chất lượng rất dễ gãy, khó nối và khó lắp vào các phụ kiện điện khác.

Những dây cáp chống cháy chất lượng nói riêng mà dây điện nói chung sẽ có cùng đặc điểm là lớp vỏ bảo vệ luôn được nhà sản xuất chú trọng tăng cường bảo vệ cáp chịu được các tác động bên ngoài như lực va chạm, nước , tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời. Bạn nên hỏi rõ nhân viên tư vấn để lựa chọn cho thích hợp với nhu cầu của mình.

Việc chọn dây dẫn điệncáp điện trong nhà chuẩn là điều rất quan trọng để đảm bảo việc cung cấp điện cho các thiết bị trong hệ thống hoạt động một cách tốt nhất. Ngoài ra, lựa chọn chính xác và chuẩn dây dẫn sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí thi tiến hành thi công lắp đặt điện trong nhà. Dưới đây là cách chuẩn nhất hiện nay mà dienhathe.com muốn gửi đến bạn trong việc chọn dây dẫn điệncáp điện.

Cách chọn dây dẫn điệncáp điện trong nhà

Trong hướng dẫn này, công suất chịu tải và tên gọi các loại dây điện được đề nghị sử dụng lắp đặt trong nhà – được tham khảo theo tiêu chuẩn TCVN 2103, và tiêu chuẩn của ngành Điện lực cũng như các nhà sản xuất dây và cáp điện uy tín tại Việt nam hiện nay.

Giới thiệu các nguồn điện sử dụng cho nhà ở

Nguồn điện 1 pha 2 dây (thông dụng nhất)

Nguồn 1 pha 2 dây gồm có: 1 dây pha và 1 dây trung tính (còn được gọi là 1 dây nóng và 1 dây nguội).

Hiện nay, đây là nguồn điện thông dụng nhất cho nhà ở tại Việt Nam.

Nguồn điện 1 pha 3 dây

Nguồn điện 1 pha 3 dây gồm có: 1 dây pha, 1 dây trung tính và 1 dây nối đất (còn được gọi là 1 dây nóng, 1 dây nguội và 1 dây bảo vệ).

Tại Việt Nam, nguồn điện này được áp dụng ở các tòa nhà cao tầng, khách sạn, biệt thự, các trung tâm lớn… các nơi có sử dụng các máy móc thiết bị điện dân dụng quan trọng.

Một số cách đi dây điện thông dụng

Đi dây nổi:

Dây điện sẽ được luồn trong các ống nhựa hoặc nẹp nhựa và được cố định bằng đinh trên tường, trần nhà.

Lưu ý: Số lượng dây trong ống cần xem xét sao cho đừng quá chật để tiện lợi khi rút dây, luồn dây khi cần thiết sửa chữa thay thế.

Các loại dây điện thích hợp đi nổi như: VCm, VCmd, VC.

Đi dây âm tường, âm trần, âm sàn:

Dây điện được luồn trong các ống nhựa đặt âm trong tường, trần nhà (dùng ống trơn khi đi thẳng, ống ruột gà khi chuyển hướng).

Những loại dây điện thích hợp đi âm như: VC, CV, CVV.

Lưu ý: Trường hợp nếu nhà bạn thi công đường điện âm tường bạn nên yêu cầu thi công đúng theo bản vẽ, hoặc nếu quá trình thi công thực tế có thay đổi so với bản vẽ, bạn nên yêu cầu thợ điện thi công vẽ lại sơ đồ đường điện (hoặc nếu kĩ tính bạn nên tự vẽ sơ đồ) để phòng ngừa sau này khi có khoan tường treo đồ tránh những nơi đi đường điện ra.

Số lượng dây trong ống cần xem xét sao cho đừng quá chật để tiện lợi khi rút dây, luồn dây khi cần thiết sửa chữa thay thế.

Dây dẫn từ điện kế đến các thiết bị tiêu thụ điện (dây dẫn trong nhà)

Ở Việt Nam, đoạn dây điện từ ngoài đường vào tới cột điện trước nhà (hay còn gọi là đoạn dây ngoài trời) và đoạn dây điện từ trước nhà vào điện kế (còn gọi là đoạn cáp điện kế) đều do ngành Điện lực tự lựa chọn và lắp đặt nếu chủ nhà không có yêu cầu gì riêng.

Dưới đây là những loại dây dẫn cáp điện được đề nghị sử dụng:

• Dây đơn cứng (VC),

• Dây đơn mềm (VCm),

• Dây đôi mềm dẹt (VCmd),

• Dây đôi mềm xoắn (VCmx),

• Dây đôi mềm tròn (VCmt),

• Dây đôi mềm ôvan (VCmo),

• Dây đơn cứng, ruột nhôm (VA),

Dây điện lực ruột đồng, cách điện PVC (CV),

Cáp điện lực ruột đồng, cách điện PVC, vỏ bảo vệ PVC (CVV)

Lưu ý: Khi chọn mua các thiết bị điện, hoặc dây dẫn điện cho nhà ở bạn phải chọn các thiết bị điện đảm bảo chất lượng có độ bền cao, muốn vậy bạn phải chọn cửa hàng uy tín và là Đại lý phân phối cấp 1 để bảo đảm mua được thiết bị chất lượng chính hãng – nhà mình chọn mua thiết bị điện của hãng Panasonic và dây điện CV của Cadivi.

Công suất chịu tải của các loại dây điện sử dụng cho nhà ở

Mỗi cỡ dây điện (tiết diện ruột dẫn) và mỗi loại dây điện sẽ có mức chịu tải (công suất chịu tải) khác nhau.

Đối với công trình dân dụng (nhà ở), công suất chịu tải của các loại dây điện nếu trong 02 bảng này là phù hợp với nhiệt độ môi trường đến 40 độ C và cũng đã xem xét đến vấn đề sụt áp nhằm đảm bảo chất lượng điện sinh hoạt cho nhà ở.

Bảng 1: Công suất chịu tải của dây VC, CV, CVV

Tiết diện ruột dẫn

Công suất chịu tải

Tiết diện ruột dẫn

Công suất chịu tải

0,5 mm2

≤ 0,8 kW

3 mm2

 ≤ 5,6 kW

0,75 mm2

≤ 1,3 kW

4 mm2

≤ 7,3 kW

1,0 mm2

≤ 1,8 kW

5 mm2

≤ 8,7 kW

1,25 mm2

≤ 2,1 kW

6 mm2

 ≤ 10,3 kW

1,5 mm2

≤ 2,6 kW

7 mm2

 ≤ 11,4 kW

2,0 mm2

≤ 3,6 kW

8 mm2

≤ 12,5 kW

2,5 mm2

≤ 4,4 kW

10 mm2

≤ 14,3 kW

Công suất chịu tải trong bảng trên phù hợp cho chiều dài dây đến 30m, với độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải

Bảng 2: Công suất chịu tải của dây đôi mềm VCm, VCmx, VCmd, VCmo, VCmt

Tiết diện ruột dẫn

Công suất chịu tải

Tiết diện ruột dẫn

Công suất chịu tải

0,5 mm2

 ≤ 0,8 kW

2,5 mm2

≤ 4,0 kW

0,75 mm2

≤ 1,2 kW

3,5 mm2

≤ 5,7 kW

1,0 mm2

≤ 1,7 kW

4 mm2

≤ 6,2 kW

1,25 mm2

 ≤ 2,1 kW

5,5 mm2

 ≤ 8,8 kW

1,5 mm2

≤ 2,4 kW

6 mm2

 ≤ 9,6 kW

2,0 mm2

≤ 3,3 kW

Công suất chịu tải trong bảng trên phù hợp cho chiều dài dây đến 30m, với độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải.

Chọn lựa dây điện trong xây dựng nhà là một việc làm cần thiết và quan trọng để bảo đảm an toàn cho người, tài sản và tránh lãng phí nếu bạn không muốn sớm phải thay mới các thiết bị gia dụng trong nhà. Trên đây là những ý kiến giúp bạn khỏi bỡ ngỡ trong quá trình thực hiện chọn dây dẫn điện, cáp điện trong nhà.

Ngoài hệ thống dây điện âm tường thì vẫn còn có những vị trí lắp đặt cần để hở để có thể lắp đặt các thiết bị khác. Vậy quy tắc thiết kế lúc này cần tuần thủ những quy chuẩn nào để mang đến độ an toàn cao nhất cho người sử dụng mà không ảnh hưởng quá nhiều đến độ thẩm mỹ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Dây dẫn bọc cách điện không có bảo vệ, đặt hở trực tiếp trên các bề mặt, puli, sứ đỡ, kẹp, treo dưới dây căng, trên thang cáp, trong khay cáp… phải được thực hiện như sau:

a) Khi điện áp trên 42 V trong phòng ít nguy hiểm và khi điện áp đến 42 V trong các phòng bất kì, phải đặt ở độ cao ít nhất 2 m so với mặt sàn hoặc mặt bàn làm việc;

b) Khi điện áp trên 42 V trong phòng nguy hiểm và rất nguy hiểm phải đặt ở độ cao ít nhất là 2,5 m so với mặt sàn hoặc mặt bàn làm việc.

Khi đường dây đi xuống công tắc đèn, ổ cắm điện, thiết bị điều khiển và bảo vệ, bảng tủ điện, đèn và các thiết bị dùng điện khác đặt trên tường, không phải thực hiện các yêu cầu trên.

Khi dây dẫn, cáp điện xuyên sàn nhà và đặt hở thẳng đứng (hoặc chéo) theo tường nhà, phải được bảo vệ tránh va chạm. Độ cao bảo vệ ít nhất 1,5 m so với mặt sàn.

2. Không quy định độ cao đặt dây dẫn có vỏ bảo vệ, dây dẫn trong ống cách điện có vỏ bọc bằng kim loại, dây dẫn và cáp điện trong ống thép, ống mềm bằng kim loại.

3. Khi đặt hở, dây dẫn và cáp điện có vỏ bảo vệ bằng vật liệu cháy, dây dẫn và cáp điện không có vỏ bảo vệ, khoảng cách từ vỏ dây dẫn, cáp điện đến các bề mặt đặt các kết cấu, các chi tiết bằng vật liệu cháy ít nhất 10 mm. Khi không đảm bảo được khoảng cách trên, phải ngăn bằng lớp vật liệu không cháy (vữa ximăng, fibro ximăng…) dày ít nhất 3 mm.

4. Ở những chỗ buộc dây dẫn, phải dùng vải nhựa (băng dính…) quấn dây dẫn để tránh dây buộc làm hỏng lớp cách điện của dây dẫn. Buộc dây dẫn vào puli hoặc sứ đỡ, phải dùng dây thép mềm không gỉ, dây đồng mềm hoặc các loại dây khác có độ bền tương tự và không bị hư hỏng do tác động của môi trường.

5. Cáp điện có vỏ chì, vỏ nhôm, vỏ cao su, vỏ chất dẻo,… được phép đặt hở với các điều kiện ở nơi không có động vật gặm nhấm phá hoại, không có các tác động cơ lí, không có các chất ăn mòn.

6. Khi ống và hộp bằng vật liệu khó cháy đặt hở trên bề mặt các cấu kiện, các chi tiết bằng vật liệu cháy hoặc khó cháy, khoảng cách từ ống (hộp) đến các bề mặt nói trên không được nhỏ hơn 10 mm. Khi không đảm bảo được khoảng cách trên, phải ngăn bằng lớp vật liệu không cháy (vữa ximăng, fibro ximăng…) dày ít nhất 3 mm.

7. Trong các phòng rất ẩm, độ cao từ mặt sàn đến mặt dưới của hộp không được nhỏ hơn 2 m.

8. Độ cao từ mặt sàn tới mặt dưới của máng, thang cáp không được nhỏ hơn 2 m. Riêng trong phòng kỹ thuật điện cũng như phòng của nhân viên quản lí vận hành điện, độ cao đặt máng không quy định.

9. Khoảng cách giữa các điểm cố định dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ đặt trên các giá đỡ cách điện không được lớn quá các trị số ở bảng 6.

Khoảng cách lớn nhất cho phép giữa các điểm cố định dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ đặt trên các giá đỡ cách điện

Phương pháp đặt dây dẫn

Khoảng cách lớn nhất cho phép (m) khi tiết diện ruột dẫn điện (mm2)

Đến 2,5

4

6

10

16 đến 25

35 đến 70

95 trở lên

Trên puli, kẹp

0,8

0,8

0,8

0,8

1,0

1,2

1,2

Trên vật cách điện đặt ở tường và trần nhà

1

2

2

2

2,5

3

6

Trên vật cách điện đặt ở tường thuộc đường dẫn điện ngoài nhà

2

2

2

2

2

2

2

Trên vật cách điện đặt ở vì kèo, cột hoặc tường

Trên vật cách điện đặt ở vì kèo, cột hoặc tường

6

12

– Với dây dẫn ruột nhôm

6

6

12

10. Khi cáp điện đặt hở theo trần nhà, tường hoặc các kết cấu xây dựng của công trình phải được bắt chặt bằng cách kẹp theo các khoảng cách quy định ở Bảng 7.

11. Ống cách điện có vỏ bằng kim loại, cáp điện, dây dẫn có vỏ bảo vệ, ống mềm bằng kim loại phải được bắt chặt trên các giá đỡ. Khoảng cách giữa các vật đỡ ống từ 0,8 m đến 1 m; giữa các vật đỡ dây dẫn, cáp điện và ống mềm bằng kim loại từ 0,5 m đến 0,7 m.

12. Ống luồn cáp điện không được uốn thành góc nhỏ hơn 90o. Bán kính uốn cong đoạn ống không được nhỏ hơn các trị số sau:

a) Khi ống đặt kín, bán kính uốn cong đoạn ống phải lớn hơn hoặc bằng 10 lần đường kính ngoài của ống.

b) Khi ống đặt hở và mỗi đoạn của ống chỉ có 1 chỗ uốn, bán kính uốn cong đoạn ống phải lớn hơn hoặc bằng 4 lần đường kính ngoài của ống.

c) Với các trường hợp khác, bán kính uốn cong đoạn ống phải lớn hơn hoặc bằng 6 lần đường kính của ống.

d) Khi cáp có cách điện bằng cao su có vỏ bảo vệ bằng chì hoặc nhựa tổng hợp đặt trong ống thép, bán kính uốn cong đoạn ống phải lớn hơn hoặc bằng 10 lần đường kính ngoài của cáp điện, cáp điện có vỏ bọc bằng thép, nhôm, bán kính uốn cong đoạn ống phải lớn hơn hoặc bằng 15 lần đường kính ngoài của cáp điện.

Vị trí quy định các điểm giữ cáp điện

Vị trí đặt cáp điện

Vị trí các điểm giữ cáp điện

 Mặt phẳng nằm ngang

 Cáp điện đặt trên giá đỡ: 1 m với cáp điện động lực và chiếu sáng.

Mặt phẳng thẳng đứng

Cáp điện đặt trên giá đỡ: 1 m với cáp điện động lực và chiếu sáng

Cáp điện đặt bằng các kẹp: 0,8 m đến 1 m

– Tất cả các điểm cần tránh cho vỏ chì biến dạng, đồng thời tránh ruột cáp điện trong hộp đấu dây kế cận bị tác động bởi trọng lượng bản thân của cáp điện gây ra

Mặt phẳng nằm ngang chỗ uốn cong

Điểm cuối mỗi đoạn cáp điện. Điểm cuối của đoạn cáp điện uốn cong, nếu cáp điện lớn thì cần đặt kẹp ở giữa đoạn uốn cong.

Gần hộp nối cáp điện và đầu hộp nối cáp điện, cáp điện dẫn vào thiết bị điện hoặc chỗ bịt đầu cáp điện

Ở hai bên hộp nối cáp điện. Cách hộp nối, đầu cáp điện hoặc chỗ bịt đầu cáp điện không quá 100 mm.

Chỗ đi qua khe lún, mạch co dãn

Hai bên khe lún, mạch co dãn

13. Khoảng cách giữa các điểm treo dây dẫn bọc cách điện hoặc cáp điện không có vỏ bảo vệ cáp thép (dây thép) không được nhỏ hơn 1 m với dây dẫn cáp điện có mặt cắt ruột dẫn điện 1 mm2, không được nhỏ hơn 1,5 m với dây dẫn hoặc cáp điện có mặt cắt ruột dẫn điện từ 1,5 mm2 trở lên.

14. Nếu khoảng cách giao chéo giữa dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ với dây dẫn bọc cách điện có hoặc không có vỏ bảo vệ nhỏ hơn 10 mm thì dây dẫn không có vỏ bảo vệ phải được tăng cường cách điện ở những chỗ giao chéo nhau.

15. Khi dây điệncáp điện có hoặc không có vỏ bảo vệ giao chéo với đường ống kỹ thuật khác phải đảm bảo khoảng cách không nhỏ hơn 50 mm, với đường dẫn nhiên liệu lỏng và khí đốt không nhỏ hơn 100 mm. Khi không đảm bảo được các khoảng cách trên phải tăng cường bảo vệ cho dây dẫn và cáp điện chống các tác động về cơ lí và đoạn dây dẫn, cáp điện được tăng cường bảo vệ ít nhất 250 mm về mỗi phía của đường ống.

Khi giao chéo với các đường ống dẫn nhiệt, phải bảo vệ dây dẫn và cáp điện chống nhiệt độ cao hoặc phải có các biện pháp thích hợp.

16. Khoảng cách giữa dây dẫn và cáp điện với đường ống khi song song với nhau không nhỏ hơn 100 mm, với đường dẫn nhiên liệu, chất lỏng dễ cháy hoặc khí đốt không nhỏ hơn 400 mm. Khi dây dẫn và cáp điện song song với ống dẫn nhiệt phải bảo vệ chống nhiệt độ cao hoặc phải có các biện pháp thích hợp.

17. Dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ khi xuyên tường, vách ngăn, sàn, trần nhà,… phải đặt trong ống cách điện. Ở phòng khô ráo thì ở đầu cuối ống phải có đầu bọc cách điện. Ở phòng ẩm, rất ẩm hoặc ở đầu xa bên ngoài nhà phải dùng ống cách điện có đầu cong xuống để tránh đọng nước, nước mưa chảy vào ống. Khi tường, vách ngăn, sàn, trần nhà,… bằng vật liệu dễ cháy, cháy, ống phải bằng vật liệu không cháy (sành, sứ,…).

18. Khi xuyên tường, sàn, trần nhà, vào hoặc ra ngoài nhà…, dây dẫn và cáp điện phải luồn trong ống, hộp… để dễ dàng thay thế. Để tránh nước thấm hoặc lọt vào ống (hộp), đọng nước hoặc chảy lan ra. Ở những chỗ ống (hộp) đó phải điền đầy các khe hở giữa dây dẫn, cáp điện với ống (hộp) đó, kể cả với các ống, hộp dự trữ. Chất điền đầy phải đảm bảo thay thế bổ sung dây dẫn, cáp điện được dễ dàng và phải có cấp chịu lửa không nhỏ hơn cấp chịu lửa của tường, sàn, trần nhà.

19. Trong máng, trên bề mặt đỡ, dây treo, thanh đỡ và các kết cấu đỡ khác, cho phép đặt dây dẫn hoặc cáp điện áp sát vào nhau thành bó (nhóm) có hình dạng khác nhau (ví dụ hình tròn, chữ nhật, thành nhiều lớp v.v.)

20. Cho phép đặt nhiều lớp dây dẫn, cáp điện trong hộp, nhưng phải ngăn cách mỗi lớp với nhau. Tổng mặt cắt các dây dẫn, cáp điện kể cả các lớp vỏ bọc cách điện và các lớp vỏ bọc bên ngoài không được lớn hơn 35% mặt cắt bên trong với hộp kín và 40% với hộp có nắp có thể mở ra.

21. Ống, hộp và ống mềm bằng kim loại của đường dẫn điện phải đặt sao cho không tích tụ hơi ẩm, ví dụ như ẩm do ngưng tụ hơi nước trong không khí.

22. Trong phòng khô không bụi, ở đó không có hơi và khí tác động bất lợi đối với cách điện và vỏ bọc của dây dẫn hoặc cáp điện, cho phép chỗ nối ống, hộp và ống mềm bằng kim loại không cần bịt kín.

Việc nối ống, hộp và ống mềm bằng kim loại với nhau, cũng như khi nối vào các hộp nối dây, các thiết bị điện phải thực hiện như sau:

a) Trong các phòng có hơi hoặc khí gây tác động bất lợi đối với cách điện và vỏ bọc của dây dẫn hoặc cáp điện, những chỗ có khả năng dầu mỡ, nước hoặc chất nhũ tương lọt vào ống, hộp và ống mềm, việc nối thực hiện bằng cách gắn kín; trong trường hợp này, hộp phải có vách kín, nắp phải kín;

b) Trong các phòng có bụi, chỗ nối ống, hoặc chỗ nối ống với hộp và hộp phải kín khít, tránh bụi.

23. Nối ống hoặc nối ống với hộp bằng kim loại để sử dụng trong các hệ thống nối đất hoặc nối trung tính, phải tuân theo điều I.7.89 trong quy phạm trang bị điện 11 TCN – 18 : 2006.

Hi vọng rằng qua bài viết chi tiết này bạn đã có thể có được những kiến thức cần thiết cho việc lắp đặt hệ thống dây cáp điện hở cho nhu cầu sử dụng của mình.