CIF – FOB và giá CIF – FOB là gì?

Đây có lẽ là câu hỏi khá dễ dàng với những người làm việc trong lĩnh vực thương mại xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, với những người ngoài không trong lĩnh vực này thì đây có thể là một từ xa lạ và hoàn toàn mới. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những thuật ngữ xuất nhập khẩu cơ bản này

Cif là gì?

Cif chính là tên viết tắt của điều kiện giao hàng, có nghĩa là giao hàng tại cảng dỡ hàng: C – cost: Tiền hàng; I – insurance: Bảo hiểm; F – freight: Cước phí. Thông thường Cif sẽ được viết liền với tên một cảng biển nào đó. Ví dụ Cif Cát Lái.

Về cơ bản, Cif còn có nghĩa là sự phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và bán hàng trong thương mại quốc tế. Với điều kiện cơ sở giao hàng là CIF, người bán trả phí vận chuyển (bao gồm chi phí thuê tàu, bảo hiểm đến cảng dỡ hàng) nhưng không chịu rủi ro cho hàng hóa trên chặng vận chuyển biển.

 

Ví dụ Cif Cát Lái, người bán sẽ mua bảo hiểm và chuyển hàng đến cảng Cát Lái, người mua nhận hàng và làm tiếp thủ tục từ địa điểm giao hàng này.

Giá CIF là chính là giá tại cửa khẩu của bên nhập ( giá này đã bao gồm chi phí bảo hiểm, vận chuyển hàng hoá tới cửa khẩu của bên Nhập).

xuất khẩu CIF là người bán (người xuất khẩu) phải giao hàng qua lan can tầu tại cảng gửi hàng, phải mua bảo hiểm cho hàng hoá và thuê tầu (hoặc container) vận chuyển hàng hoá đến cảng dỡ hàng.

 

Sơ đồ minh họa xuất nhập khẩu CIF

FOB trong xuất nhập khẩu là gì?

FOB là một thuật ngữ được dùng nhiều trong thương mại quốc tế. Trong xuất nhập khẩu FOB là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Free On Board, nghĩa là miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là ” Giao lên tàu”.Khi xuất khẩu FOB người bán hàng chỉ giao hàng qua lan can tàu là đã hàng thành trách nhiệm. Mọi rủi ro sẽ được chuyển giao ngay tại thời điểm hàng đã lên tàu.

 

Giá FOB là giá tại cửa khẩu của bên xuất ( giá này chưa bao gồm chi phí bảo hiểm và vận chuyển hàng hoá tới cảng của bên nhập)

Có thể thấy, fob và cif đều giống nhau ở điều kiện là rủi ro được chuyển từ người bán qua người mua ngay sau khi hàng qua lan can tàu; chỉ khác nhau ở trách nhiệm chi phí. Đối với CIF thì người bán phải chịu thêm chi phí bảo hiểm hàng hóa. Đối với Fob, bên nhập sẽ có nhiều lợi ích cả trên bình diện quốc gia và cho doanh nghiệp nhập khẩu.

 

Sơ đồ minh họa xuất nhập khẩu FOB

 

Khi ký kết hợp đồng nhập khẩu theo điều kiện FOB có nghĩa là doanh nghiệp đã giành quyền quyết định vận tải và bảo hiểm hàng hóa về cho mình. Họ sẽ chủ động thương lượng hợp đồng vận tải, bảo hiểm, do đó mà cũng có thể tiết kiệm chi phí khi họ thương lượng được giá cước vận tải tốt hơn, phí bảo hiểm rẻ hơn.

 

Trong thời gian vừa qua, phần lớn các doanh nghiệp trong nước chỉ thực hiện xuất khẩu theo điều kiện FOB, nhập khẩu theo điều kiện CIF.

Hi vọng qua bài biết Xuất nhập khẩu CIF – FOB và giá CIF và FOB là gì bạn đã hiểu hơn về khái niệm và bản chất của hai thuật ngữ thường dùng trong lĩnh vực xuất khẩu này.

Ngoài ra, còn có các điều kiên thường được sử dụng như:

• ExWork – Giao hàng tại nhà máy. Người mua nhận hàng tại nhà máy của người bán, sau đó chịu chi phí, rủi ro, và làm mọi thủ tục cần thiết để đưa hàng về nước nhập khẩu.

• DDU – Giao hàng tại đích chưa nộp thuế. Người bán giao hàng tại địa điểm của người mua ở nước nhập khẩu, nhưng chưa nộp thuế nhập khẩu phát sinh tại nước nhập khẩu.

• DDP – Giao hàng tại đích đã nộp thuế. Gần giống như DDU, nhưng người bán nộp thuế nhập khẩu và các thuế phát sinh tại nước nhập khẩu. Trường hợp này, người mua chỉ việc phối hợp với người bán làm thủ tục nhập khẩu, và nhận hàng.

– Nguồn: Internet

Đây có lẽ là câu hỏi khá dễ dàng với những người làm việc trong lĩnh vực thương mại xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, với những người ngoài không trong lĩnh vực này thì đây có thể là một từ xa lạ và hoàn toàn mới. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những thuật ngữ xuất nhập khẩu Xuất nhập khẩu CIF và FOB cơ bản này

https://dienhathe.com


Điện Hạ Thế


Hotline: 0907 764 966 (Zalo) - Ms Nhung

email: [email protected]

Website: www.dienhathe.org

Điện Hạ Thế.com phân phối các sản phẩm thiết bị Điện Công Nghiệp, Biến Tần, Khởi Động Mềm,Phụ kiện tủ điện, dây cáp điện, ATS-Bộ Chuyển Nguồn Tự Động,Điện Dân Dụng,Tụ Bù, cuộn kháng, bộ điều khiển và các loại thiết bị tự động.:

Download Catalog sản phẩm, bảng giá thiết bị Điện Công Nghiệp tại : http://dienhathe.info

Related Posts:

bao-duong-dong-co-dien

Các bước thực hiện khi sửa chữa và bảo dưỡng động cơ điện

Động cơ điện là một thiết bị rất khó để...

ĐÈN BÁO NÚT NHẤN IDEC DÒNG YW SERIES, PHI 22

1. Giới thiệu: + Sử dụng để hiện thị các...

Các phương pháp bù công suất phản kháng

Phân loại các phương pháp bù công suất phản kháng...