Sự Cố

Vì một vài lý do về kỹ thuật, chuyên mục tủ sách kỹ thuật sẽ được chuyển về tên miền https://news.dienhathe.com

Các bài viết mới sẽ không được cập nhật trên web sản phẩm nữa còn các bài viết vẫn được giữ nguyên.

Mong các bạn thông cảm

Hãy truy cập https://news.dienhathe.com dể cập nhật những bài viết hay về lĩnh vực kỹ thuật

Sóng hài là gì?

Thành phần cơ bản và sóng hài

Hình ảnh: Thành phần cơ bản và sóng hài

 

Sóng hài là một dạng nhiễu không mong muốn, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng lưới điện và cần được chú ý tới khi tổng các dòng điện hài cao hơn mức độ giới hạn cho phép. Dòng điện hài là dòng điện có tần số là bội của tần số cơ bản. Ví dụ dòng 250Hz trên lưới 50Hz là sóng hài bậc 5. Dòng điện 250Hz là dòng năng lượng không sử dụng được với các thiết bị trên lưới. Vì vậy, nó sẽ bị chuyển hoá sang dạng nhiệt năng và gây tổn hao.

Sóng hài được đặc trưng của dao động hoàn toàn trên phổ tần số công nghiệp cơ bản. Thành phần sóng hài trong nguồn AC được định nghĩa là thành phần sin của một chu kỳ sóng có tần số bằng số nguyên lần tần số cơ bản của hệ thống.

fh = h.fb

trong đó: h là số nguyên dương.

Nguyên nhân gây ra sóng hài là do các phụ tải dạng phi tuyến trong hệ thống điện. Điện áp đầu vào của tải phi tuyến là dạng hình sin nhưng dòng qua nó có dạng không sin.

Một dạng sóng bất kỳ là tổng của các dạng sóng hình sin. Khi đồng nhất từ chu kỳ này sang chu kỳ khác nó có thể được miêu tả như những sóng sin cơ bản và bội số của tần số cơ bản, có nghĩa là bao gồm sóng sin cơ bản và chuỗi của các dạng sóng sin hài bậc cao, gọi là chuỗi Fourier.

Quá trình tính toán có thể độc lập với mỗi hài riêng. Kết quả tính toán của mỗi tần số sẽ được kết hợp vào một dạng của chuỗi Fourier để có dạng sóng ra tổng quát nếu cần. Thông thường chỉ cần quan tâm đến biên độ của sóng hài.

Khi cả nửa chu kỳ âm, dương của một dạng sóng có dạng đồng nhất, chuỗi Fourier chỉ chứa hài bậc lẻ. Vì hầu hết các thiết bị sinh ra sóng hài thông thường có dạng sóng đồng nhất nên trong thực tế ta chỉ cần quan tâm đến sóng hài bậc lẻ 3,5,7,…

Các nguồn sinh ra sóng hài:

Các tải công nghiệp: Các thiết bị điện tử công suất, biến tần, lò hồ quang, máy hàn, bộ khởi động điện tử, đóng mạch máy biến áp công suất lớn…

Các tải dân dụng: Đèn phóng điện chất khí, tivi, máy photocopy, máy tính, lò vi sóng…

Với nhiều biện pháp khác nhau, người ta có thể giảm một số sóng hài đến một giá trị nhỏ không đáng kể. Việc khử bỏ hoàn toàn chúng tất nhiên không thể hoàn toàn thực hiện được.

 

Tác hại sóng hài lên lưới điện:

Sóng hài gây tác hại biến dạng lưới điện

Hình ảnh: Sóng hài bậc 5 gây tác hại biến dạng lưới điện

 

Sóng hài là dạng nhiễu không mong muốn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng điện năng, xuất hiện khi sử dụng những tải không tuyến tính (biến tần, bộ chuyển điện thế, UPS,…) có tác dụng rất xấu đến những thiết bị, máy móc được sử dụng trong nhà máy như:

Sóng hài làm cho cáp bị quá nhiệt, phá hỏng cách điện.

– Giảm tuổi thọ động cơ, gây ra quá nhiệt động cơ, gây tiếng ồn lớn khi vận hành.

– Quá tải CB, quá nhiệt và gây cháy nổ máy biến áp (trong khi lượng điện sử dụng vẫn nhỏ hơn định mức).

– Máy cắt, Aptomat, cầu chì có thể bị tác động mà không rõ nguyên nhân.

Sóng hài gây tác hại nghiêm trọng đến tụ bù do phá hỏng chất điện môi, tụ bị phồng, giảm tuổi thọ tụ bù, thậm chí gây nổ tụ bù bất thường.

– Gây nhiễu ảnh hưởng đến các thiết bị viễn thông, hệ thống tự động hóa như PLC, Role,…

– Các thiết bị đo hoạt động không chính xác.

– Lãng phí năng lượng…

 

Tiêu chuẩn quy định ngưỡng sóng hài:

Để giảm ảnh hưởng của sóng hài trong hệ thống điện, Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Công Thương quy định:

Yêu cầu về sóng hàiđiện áp (trích Điều 7):

1. Tổng độ biến dạng sóng hàiđiện áp tại mọi điểm đấu nối trung và hạ áp không được vượt quá giới hạn như sau:

– Tổng biến dạng sóng hài: ≤ 6,5%

– Biến dạng riêng lẻ: ≤ 3,0%

2. Cho phép đỉnh nhọn điện áp bất thường trên lưới điện phân phối trong thời gian ngắn vượt quá tổng mức biến dạng sóng hài quy định như trên nhưng không được gây hư hỏng thiết bị của lưới điện phân phối.

Yêu cầu về sóng hàidòng điện (Điều 32):

1. Giá trị cực đại cho phép của tổng độ biến dạng sóng hàidòng điện phụ tải gây ra được quy định như sau:

a) Đối với đấu nối vào cấp điện áp trung áp và hạ áp có công suất nhỏ hơn 50 kW: Giá trị dòng điện của sóng hài bậc cao không vượt quá 20% dòng điện phụ tải;

b) Đối với đấu nối vào cấp điện áp cao áp hoặc các đấu nối có công suất từ 50 kW trở lên: Giá trị dòng điện của sóng hài bậc cao không vượt quá 12% dòng điện phụ tải.

2. Tổng độ biến dạng sóng hàidòng điện do Đơn vị phân phối điện đo tại điểm đấu nối của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối được đo đếm theo tiêu chuẩn IEC1000-4-7, kéo dài ít nhất 24 giờ với chu kỳ 10 phút 01 lần. Chậm nhất 06 tháng kể từ thời điểm phát hiện thiết bị của khách hàng không đạt được giá trị quy định tại Khoản 1 Điều này, khách hàng phải áp dụng các biện pháp khắc phục để đạt được giá trị tổng độ biến dạng sóng hàidòng điện trong giới hạn cho phép.

 

Thiết bị đo và phân tích sóng hài:

Để đo sóng hài cần phải có thiết bị chuyên dụng. Có một số thiết bị đo sóng hài ở mức độ đơn giản dạng như Ampe kìm cầm tay giá khoảng từ vài trăm $, cũng có các thiết bị đo và phân tích sóng hài có đầy đủ tính năng cần thiết (như hình ảnh minh họa) nhưng khá đắt tiền khoảng từ vài nghìn $. Do chi phí đầu tư thiết bị khá cao nên đa phần các nhà máy không trang bị sẵn cho nhân viên kỹ thuật điện. Bên cạnh đó để sử dụng được thiết bị đo và phân tích sóng hài cần phải có kiến thức chuyên sâu.

Thiết bị đo sóng hài, phân tích sóng hài

Hình ảnh: Thiết bị đo sóng hài, phân tích sóng hài

 

Các vấn đề liên quan đến tụ bù:

Tụ bù là thành phần tĩnh và tuyến tính nên nó không gây ra sóng hài. Tuy nhiên nó sẽ tương tác với các nguồn tự cảm của hệ thống điện và có thể tạo ra điều kiện cộng hưởng song song ở tần số hài. Việc này làm tăng dòng qua tụ một cách đáng kể và có thể gây ra nổ cầu chì, nhảy aptomat hay làm điện áp trên tụ tăng cao dẫn đến phá hỏng chất điện môi hoặc tụ bị phồng, nổ.

 

Tác hại của sóng hài gây nổ tụ bù

Hình ảnh: Tụ bù bị nổ do sóng hài

 

Với sóng hài trong hệ thống và việc bổ sung tụ bù để giảm hệ số công suất phản kháng cosφ, rất dễ gây ra sự cố cho hệ thống mặc dù trước đó hệ thống vận hành hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân chính là do tụ bù điện đã gây ra cộng hưởng sóng hài làm tăng mức độ ảnh hưởng của sóng hài.

Thực tế lắp đặt và xử lý sự cố hệ thống tụ bù công suất phản kháng chúng tôi nhận thấy sóng hài gây ra thiệt hại khá nghiêm trọng cho tụ bù. Ngày nay các cơ sở sản xuất ứng dụng nhiều thiết bị điều khiển, tự động hóa hiện đại trong đó có biến tần là tác nhân chính gây ra sóng hài. Trong khi đó hệ thống tủ bù ngay từ đầu đã không được lắp đặt thiết bị lọc sóng hài dẫn tới tụ bị phồng, cháy thậm chí bị nổ rất nhanh. Muốn khắc phục phải lắp lắp ráp lại cả tủ điện, thay vỏ tủ kích thước lớn, khó khăn cho việc thi công, tốn nhiều chi phí, khó bố trí chỗ đặt tủ,…

 

Sử dụng cuộn kháng lọc sóng hài:

Cuộn kháng lọc sóng hài Mikro

Hình ảnh: Cuộn kháng lọc sóng hài Mikro

 

Để lọc sóng hài cho tụ bù chỉ cần lắp nối tiếp Cuộn kháng lọc sóng hài với Tụ bù. Có nhiều loại cuộn kháng 6%, 7%, 14% và được chế tạo tương ứng với các dung lượng khác nhau của tụ bù. Ví dụ cuộn kháng Mikro 7% dùng cho tụ bù 50kVAr cho phép lọc sóng hài bậc 5,7.

Lắp cuộn kháng làm tăng khá nhiều chi phí, có thể tăng thêm khoảng 50% so với phương án không lắp cuộn kháng. Đồng thời kích thước tủ lắp cuộn kháng cũng lớn hơn nhiều do cuộn kháng khá cồng kềnh và nặng. Cuộn kháng có tác dụng triệt tiêu sóng hài nhưng cũng làm tăng điện áp vào tụ do đó nên sử dụng tụ bù có điện áp cao sẽ bền hơn.

 

Lắp cuộn kháng lọc sóng hài cho tụ bù

Hình ảnh: Lắp cuộn kháng lọc sóng hài cho tụ bù.

Theo thống kê các vụ hỏa hoạn do sự cố điện gây ra chiếm tỉ lệ hơn 70% liên quan đến việc sử dụng điện không đúng với quy định.  

Thống kê số vụ hỏa hoạn do sự cố điện

Con số này chính là hồi chuông cảnh báo về sự thiếu hiểu biết về việc phòng và chữa cháy khi có sự cố điện xảy ra. Những nguy hiểm tiềm ẩn xung quanh thiết bị điện ít người có thể để ý, chỉ khi hậu quả nghiêm trọng xảy ra thì mọi việc đã trở nên quá muộn.

Những sự cố, tai nạn điện có thể do những nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan. Tuy nhiên chúng ta có thể hạn chế được những nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng điện nếu biết cách chủ động phòng tránh.

Hãy chắc chắn hệ thống điện bạn đang sử dụng có lắp đặt đầy đủ các sản phẩm MCB, RCCB hoặc RCBO để phòng ngừa các sự cố về điện. Sau đây những sự cố điện phổ biến nhất, có thể gây hỏa hoạn hoặc giật chết người

 

Những sự cố điện phổ biến nhất

Giải pháp hiệu quả cho hệ thống điện dân dụng

Dưới đây là giải pháp hiệu quả cho hệ thống điện dân dụng mà hãng Schneider Electric đưa ra cho bạn:

 

Giải pháp cho hệ thống điện dân dụng

Ngoài ra bạn nên bỏ túi một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện trong gia đình

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện trong gia đình chúng ta cần tuân thủ một số biện pháp sau:

– Thiết kế, lắt đặt hệ thống điện trong nhà nên thuê tư vấn, chuyên viên kỹ thuật thực hiện. Đặt thiết bị bảo vệ (CB hoặc cầu dao điện) phù hợp cho đường dây chính trong nhà, từng gian phòng và từng thiết bị điệncông suất lớn. Dùng thiết bị chống dòng rò ELCB (Earth leakage circuit breaker) phù hợp cho mạng điện trong nhà; đặc biệt nên lắp ELCB riêng cho các thiết bị đấu nối thường xuyên vào mạng điện như máy nước nóng….

– Sử dụng dây dẫn điện có bọc cách điện chất lượng tốt, có tiết diện phù hợp với dòng điện của các thiết bị sử dụng điện.

– Thiết bị, dụng cụ sử dụng điện trong nhà phải đảm bảo an toàn, phù hợp công suất đường dây cấp điện. Phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh; phải sửa chữa hoặc thay mới khi phát hiện hư hỏng (thay dây mới khi phát hiện đường dây cũ, vỏ cách điện bị biến màu hoặc bong tróc).

– Ngắt ngay các thiết bị, dụng cụ điện sinh nhiệt (Bàn ủi, bếp điện, thiết bị gia nhiệt bằng điện trở…) ra khỏi nguồn điện khi không còn nhu cầu sử dụng hoặc trường hợp đang sử dụng mà bị mất điện. Tắt bớt các thiết bị điện không cần thiết trước khi ra khỏi nhà hoặc trước khi ngủ.

– Sử dụng cáp điện, thiết bị điện ở những bảng quảng cáo ngoài trời đúng chủng loại, đúng tiêu chuẩn, lắp đặt đúng kỹ thuật, phải thường xuyên, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa.

– Khi xảy ra cháy phải nhanh chóng ngắt nguồn điện (CB, cầu dao điện), báo cho mọi người xung quanh, báo Cảnh sát PCCC, dùng phương tiện chữa cháy tại chỗ dập lửa (Cấm dùng nước dập lửa khi chưa cắt điện; nên sử dụng các bình khí (CO2,N2…), bình bột chữa cháy điện).

– Không dùng dây điện trần (không có vỏ cách điện) trong nhà; không sử dụng dây, cáp điện, thiết bị điện không đảm bảo chất  lượng.

– Không dùng giấy bạc và dây kim loại khác để thay thế dây chảy cầu chì, cầu dao

– Không được treo móc hàng hóa, vật dụng lên đường dây, thiết bị điện, không dùng vật liệu dễ cháy như giấy, vải… để bao che bóng đèn

– Không treo bóng đèn sát vách ngăn, trần làm bằng vật liệu dễ cháy.

– Không sử dụng ổ cắm, phích cắm, CB, cầu dao bị nứt, vỡ vỏ nhựa hoặc bị gỉ, sét. Không cắm dây dẫn điện trực tiếp (không có phích cắm) vào ổ cắm.

– Không dùng thiết bị điện sinh nhiệt (bàn ủi, bếp điện, thiết bị gia nhiệt …) khi không có người lớn trông coi, không để trẻ nhỏ, người bị bệnh tâm thần… sử dụng các thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà.

– Không để các chất dễ cháy (ga, xăng, dầu, giấy, vải…) gần đường dây và các thiết bị, dụng cụ sử dụng điện điện như: đèn, bàn ủi, bếp điện, ổ cắm điện, bảng điện, chấn lưu đèn huỳnh quang v.v…; không lắp đặt ổ cắm điện trong nhà vệ sinh, nhà tắm

Trong quá trình sử dụng aptomat có những lúc aptomat bị nhảy liên tục, vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này thế nào?

Aptomat hay còn gọi là MCB là thiết bị được sử dụng để đóng ngắt điện dùng cho gia đình, có chức năng ngắt mạch điện để bảo vệ an toàn khi điện quá tải, ngắn mạch, thấp áp,…Do vậy, nó được sử dụng rất phổ biến, và khuyến khích các gia đình nên lắp đặt thêm CB chống giật (RCBO) cho hệ thống điện gia đình mình. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng Aptomat (MCB) cũng không tránh khỏi một số sự cố nhất định và thường gặp nhất chính là sự cố aptomat bị nhảy liên tục khiến điện trong gia đình bạn bị gián đoạn. Vậy đâu là nguyên nhân khiến aptomat nhảy liên tục và cách xử ý tình trạng aptomat bị nhảy liên tục?

1.Các nguyên nhân khiến aptomat nhảy liên tục

–  Trường hợp quá tải điện

–  Trường hợp aptomat bị hư hỏng trong quá trình sử dụng

–  Trường hợp bị chập cháy hoặc rò rỉ điện

–  Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác

–   Aptomat kém chất lượng

Vì sao aptomat bị nhảy liên tục? cách khắc phục thế nào?

2. Cách xử lý tình trạng aptomat bị nhảy liên tục

– Đối với trường hợp quá tải điện, bạn cần kiểm tra công suất tiêu thụ với công suất aptomat xem có quá tải hay không, nếu có thì bạn chỉ cần mua một aptomat khác với công suất lớn hơn về thay thế là ổn.

– Đối với hiện tượng rò rỉ hay chập cháy bạn chỉ cần bật từng thiết bị để kiểm tra, nếu bật đến thiết bị nào mà aptomat bị nhảy thì các bạn kiểm tra xem có đứt ngầm không. Nếu thấy khó khăn khi gặp trường hợp này bạn nên liên hệ người có chuyên môn để hỗ trợ hiệu quả nhất.

– Nếu đã thử hết các thiết bị điện mà không thiết bị nào bị chập cháy nhưng aptomat vẫn nhảy liên tục thì chắc chắn aptomat nhà bạn đã bị hỏng, bạn cần thay thế aptomat mới.

– Một nguyên nhân nữa là do sản phẩm kém chất lượng. Người dùng nên chọn mua những sản phẩm chất lượng đến từ các thương hiệu nổi tiếng. Chủ động tham khảo chất lượng sản phẩm từ những người đã sử dụng. Đặc biệt, khi bạn có nhu cầu mua sắm online hoặc. những sản phẩm mới lạ, bạn nên dành chút thời gian tìm hiểu thông tin, kinh nghiệm sử dụng hoặc phản hồi từ nhiều nguồn và không nên bỏ qua ý kiến đánh giá của các khách hàng khác trên các hội nhóm, mạng xã hội.

Các dòng aptomat (MCB) Fuji Electric trên thị trường hiện nay

Vì liên quan đến các thiết bị sử dụng điện nên cần phải đảm bảo an toàn tuyệt đối khi kiểm tra cũng như sửa chữa, vì vậy nếu không chắc chắn về kiến thức sử dụng cũng như kiểm tra điện bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của những người có chuyên môn về điện nhé.

Aptomat hay còn gọi là MCB viết tắt của từ “Mini Circuit Breaker” là sản phẩm thuộc danh mục thiết bị đóng cắt, được phân phối bởi Điện Hạ Thế.com. 

Trong quá trình sử dụng Aptomat (MCB) cũng không tránh khỏi một số sự cố nhất định và thường gặp nhất chính là sự cố aptomat bị nhảy liên tục khiến điện trong gia đình bạn bị gián đoạn. Vậy đâu là nguyên nhân khiến aptomat nhảy liên tục và cách xử ý tình trạng aptomat bị nhảy liên tục?

Bỗng một ngày bạn thấy tiền điện của nhà mình cao vọt một cách bất thường, hay điện trong nhà hay chập chờn thì bạn nên xem lại cách sử dụng của mình, có thể đã gặp sai sót ở đâu đó rồi đấy. Có thể bạn chưa biết nhưng một trong những nguyên nhân gây tốn điện cao nhất đó là trong quá trình sử dụng đã thao tác sai không đúng cách quy định của thiết bị.

Những nguyên nhân gây tốn điện cao nhất phổ biến

Kiểm tra rò rỉ trong phòng có điều hòa

Không quá khó để phát hiện ra các lỗ hổng không khí, rò rỉ trong nhà. Tuy nhiên, nếu coi thường, chúng có thể gây hao tổn điện năng, hiệu quả của các thiết bị làm mát, làm ấm trong thời gian dài. Có một cách đơn giản là đóng kín cửa, bật hết các loại quạt thông gió bao gồm cả quạt trong nhà bếp lên, sau đó cầm một thẻ hương trong tay và kiểm tra khắp các ngóc ngách từ cửa sổ, cửa ra vào, thậm chí là cả các ổ điện. Nếu khói có dấu hiệu bị hút hoặc nghiêng về một phía, tức là vết rò rỉ hoặc lỗ thủng đáng để quan tâm.

Giảm lãng phí nguồn năng lượng từ đồ điện tử gia dụng

Các đồ điện có thông số ghi công suất tiêu thụ năng lượng riêng, tuy nhiên, khi không sử dụng mà vẫn cắm vào nguồn, chúng cũng âm thầm tiêu tốn điện năng. Một nghiên cứu từ phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley (Mỹ) cho thấy 5% đến 10% điện năng tiêu thụ của một hộ gia đình bị lãng phí từ việc này. Nó làm tăng tiền điện, cũng như tác động xấu tới môi trường. Vì vậy, người dùng cần rút phích cắm của các thiết bị như TV, laptop, máy in, máy chơi game console… khi không sử dụng. Củ sạc của điện thoại cũng cần rút ra khỏi nguồn sau khi sử dụng. Người dùng cũng có thể “quy hoạch” các thiết bị dạng này vào một ổ cắm chung để có thể ngắt nguồn đồng thời chỉ bằng một thao tác.

Để kiểm tra công suất tiêu thụ điện của thiết bị khi không sử dụng, người dùng có thể sử dụng thiết bị có tên Kill A Watt. Chỉ cần cắm thiết bị vào dụng cụ này, rồi cắm vào ổ cắm điện, nó sẽ hiển thị công suất tiêu thụ với độ sai lệch rất nhỏ. Bên cạnh đó, nó còn có thể ước tính chi phí tiền điện trong một năm của người dùng nếu tiếp tục sử dụng đồ điện đó.

Thói quen khôn ngoan khi dùng đồ gia dụng

Khi chỉ có vài chiếc đĩa hoặc cốc chén, có thể xử lý nhanh gọn bằng tay trong vài phút thì việc sử dụng máy rửa bát là hành vi lãng phí. Tương tự vậy, vận hành máy giặt khi có quá ít đồ, bật điều hòa chỉ để thư giãn trong vòng 10 phút trước khi ra ngoài hay thường xuyên mở tủ lạnh đó ngó xem có thứ gì bên trong hay không dù bạn đã biết chắc chẳng có gì cũng là một thói quen vô cùng tai hại.

Hầu hết các thiết bị điện tử gia dụng được thiết kế để hoạt động đúng với công suất, trong thời gian quy định. Việc sử dụng chúng một cách bừa bãi có thể mang lại cảm giác tiết kiệm thời gian, rảnh tay và cảm giác thoải mái nhưng lại rất tai hại trong vấn đề kinh tế.

Thực hiện việc “kiểm toán năng lượng”

Người dùng nên xem xét lại các hóa đơn tiền điện theo từng tháng để thực hiện việc đánh giá một cách toàn diện về việc sử dụng các thiết bị trong gia đình. Trong quá trình này, bạn có thể phát hiện việc sử dụng điều hòa cao bất thường, hay máy nước nóng có vấn đề, hoặc tủ lạnh đang gặp trục trặc. Hóa đơn tiền điện dù không nói rõ nhưng có thể đưa ra cảnh báo cho người dùng rằng việc sử dụng thiết bị điện đang có khúc mắc ở một khâu nào đó, giúp bạn cảnh giác hơn và không lo sợ việc hóa đơn tăng lên mỗi tháng.

Giảm chi phí sử dụng bình nước nóng

Ngoài việc hạn chế sử dụng sai mục đích bình nước nóng như bật chúng lên nhưng chỉ sử dụng một chút, hoặc khi nhiệt độ môi trường không quá lạnh, người dùng cũng nên hạn chế việc bật bình xong để đó quên tắt. Đây là một trong những thiết bị tiêu tốn rất nhiều điện năng và chúng sẽ liên tục phải hoạt động để đảm bảo cho nước trong bình luôn nóng, sau quãng thời gian bị hạ nhiệt do môi trường xung quanh.

Người dùng cũng nên thay đổi và nâng cấp bình nóng lạnh sau vài năm, bởi ngoài việc đảm bảo an toàn do thiết bị xuống cấp, rò rỉ, các dòng máy mới cũng đi kèm các công nghệ tiết kiệm năng lượng và nhiều tiện ích hơn. Về lâu dài, chi phí này hoàn toàn bù đắp lại sự lãng phí do thiết bị cũ tiêu tốn một cách vô ích trong quá trình hoạt động.

Suy nghĩ nghiêm túc về năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời đang ngày càng được quan tâm và chúng không quá xa vời khi dần tiếp cận tới các hộ gia đình. Giá thành của các thiết bị này đang có chiều hướng giảm, trong khi việc lắp đặt cũng dễ dàng hơn. Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực địa lý có thời gian mặt trời chiếu sáng lâu trong ngày, đây là một lợi thế trong tận dụng nguồn năng lượng sạch.

Bình nước nóng năng lượng mặt trời là một ví dụ điển hình cho thiết bị sử dụng năng lượng sạch và miễn phí. Ngoài ra, người dùng có thể tìm hiểu và lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời để có thêm điện năng chiếu sáng, đun nấu… trong sinh hoạt.

Lắp đặt đường điện ngầm – âm tường là điều mà nhiều người dân muốn hướng đến khi cần đi đường dây điện cho nhà của mình. Ngoài mang đến nét thẩm mỹ việc làm này còn giúp người sử dụng tránh được các tai nạn về điện nhất là trẻ nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày. Vậy nếu đường điện ngầm bị ẩm thì ta phải xử lý như thế nào bài viết này sẽ giúp bạn thực hiện.

Xử lý sự cố đường điện ngầm xảy ra do tường ẩm

Với một số công trình gặp phải tình trạng tường ẩm do nước mưa ngấm vào tường hay do lỗi khi xây dựng sẽ làm cho hệ thống điện ngầm thường xuyên gặp phải những sự cố gây ra nguy hiểm cho người sử dụng. Vậy làm cách nào để có thể khắc phục được những sự cố đường điện ngầm do tường ẩm gây nên?

Nguyên nhân gây ra các sự cố đường điện ngầm

Trước khi đưa ra những biện pháp khắc phục, các bạn cần phải nắm được những nguyên nhân gây ra sự cố cho hệ thống điện ngầm. Có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu như sau:

  • Thiết kế ổ cắm điện quá thấp và gần chân tường nên khi mưa xuống dễ bị ngập và ẩm ướt.
  • Khi các thiết bị điện trong nhà đều hoạt động trong thời gian dài dẫn đến quá tải.
  • Thiếu cầu dao, cầu chì dẫn đến cháy, nổ.
  • Tường bị ẩm ướt sẽ làm ảnh hưởng đến vỏ bọc đường dây dẫn điện, đặc biệt là trong quá trình lắp đặt hệ thống điện ngầm trong tường lâu năm là làm điện bị hở.

Cách khắc phục sự cố điện ngầm do tường ẩm:

  • Thứ nhất: Để tránh những sự cố đến với nguồn điện ngầm được mắc trong tường, các bạn cần phải đảm bảo công trình nhà ở được xây dựng đúng quy trình kỹ thuật để hạn chế được tối đa tình trạng thấm nước dẫn đến ẩm tường.
  • Thứ hai: Bạn cần phải đảm bảo mắc đúng quy trình cho đường dây và hệ thống điện ngầm trong tường. Đồng thời các đường dây phải được bảo vệ bởi những dây bọc, ống nhựa.
  • Thứ ba: Đường dây điện ngầm và ổ cắm điện phải được thiết kế trên cao và tránh những vị trí dễ bị ẩm, không nên đặt ở vị trí thấp vì có thể bị ngập khi mưa lớn.
  • Thứ tư: Lắp đặt thêm cầu dao chống rò, cầu dao tự động, trong hệ thống điện để bảo vệ ngắn mạch, vừa bảo vệ quá tải, vừa ngắt điện khi phát hiện dòng rò rỉ.

Và các bạn hãy lưu ý thêm, mỗi khi tường bị ẩm các bạn nên dùng bút thử điện để kiểm tra xem nguồn điện ngầm có bị hở và rò rỉ hay không để hạn chế tối đa những nguy hiểm có thể gặp phải khi sử dụng.

Tới đây có thể các bạn đã tự xác định được cho mình các sự cố do ẩm ảnh hưởng đến đường điện ngầm trong nhà của mình rồi phải không nào. Nếu trong quá trình thực hiện xử lý bạn có khúc mắc hay khó khăn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

Thiết bị điện lạnh là một trong số những thiết bị điện được sử dụng nhiều nhất hiện nay trong đời sống của người dân. Vì vậy không thể xảy ra vấn đề hư hỏng trong quá trình sử dụng. Bài viết này chúng tôi xin gửi đến quý khách một vài sự cố cũng như giải pháp tối ưu nhất nếu các bạn có thể gặp phải thì dễ dàng áp dụng ngay cho mình trong việc bảo quản thiết bị của mình.

Thiết bị điện lạnh hư hỏng – giải pháp

Thông thường khi những thiết bị điện lạnh bị hư hỏng thì chi phí để sửa chữa khá cao. Và rất nhiều trường hợp, người tiêu dùng bị qua mặt vì các nơi sửa chữa không có tâm hay vẽ vời.

Với các thiết bị như tủ lạnh, tủ cấp đông, máy điều hòa nhiệt độ khi bị hư hỏng thì bạn nên chú ý những điểm sau:

– Kiểm tra xem nguồn điện cung cấp có ổn định không? Có nhiều nơi điện áp xuống dưới mức cho phép nên những thiết bị này hoạt động chập chờn. Rất dễ làm hư các thành phần quan trọng của máy nếu bộ phận điều khiển là IC vi xử lý, đặc biệt là các loại máy có dùng bộ vi xử lý nhưng không được trang bị chức năng ngắt điện lúc điện áp xuống quá ngưỡng cho phép.

– Lắp CB (circuit breaker) để bảo vệ lúc thiết bị có sự cố như quá dòng, đoản mạch là điều rất cần thiết. Nên chọn loại CB có cường độ không quá cao để khi lốc (block) máy bị đứng do áp suất nén không cân bằng thì CB sẽ ngắt điện. Nếu khi đo điện áp ở đầu vào CB, chúng ta có một số liệu nào đó (ví dụ là 220V) nhưng ngõ ra CB lại có một số đo khác (giả sử là từ 200V đến 210V) thì chắc chắn những mặt vít tiếp điện của CB đó đã bị mòn, bị rỗ do đánh lửa lúc khởi động máy.

– Những hư hỏng lặt vặt như đứt bóng đèn thắp sáng ở tủ lạnh, tủ cấp đông bạn có thể tự thay. Khi tháo bóng cũ cũng như lắp bóng mới, chúng ta nên ngắt hệ thống điện vào máy để cho an toàn.

– Khi tụ khởi động (starting capacitor) bị yếu, rò rỉ thì máy nén hoạt động rất khó khăn. Chúng ta sẽ cảm nhận được độ rung của block khác thường, sờ ngoài vỏ block sẽ thấy rất nóng. Việc sửa chữa thiết bị điện lạnh thay tụ khác cũng rất dễ nếu bạn có bản lĩnh. Nếu không tự làm được thì bạn cũng cần biết rằng giá tiền mua tụ điện mới chỉ từ 20.000 – 50.000 đồng/cái để khỏi phải bị thợ lấy giá cao.

– Trong đa số các thiết bị điện lạnh khi block máy hoạt động bất thường, lúc êm lúc rung mạnh. Hư hỏng này khác với trường hợp tụ điện bị rỉ vì tụ rỉ thì block sẽ bị “gầm gừ” liên tục. Những thành phần ngoại vi có thể làm cho block máy chạy cà giựt là mặt vít relay bị dơ, cọc tiếp điện vào ổ cắm hoặc CB bị lỏng. Đây là phần mà nhiều người bị qua mặt vì nghĩ rằng block máy đã hư, thợ xấu có cơ hội đề nghị sửa block để lấy giá cao. Gặp trường hợp như vâỵ, bạn nên nhờ vài nơi để xem ý kiến của họ có giống nhau không. Đừng nên vội vã nhờ một nơi duy nhất trong lần gặp đầu tiên mang máy đi sửa.

Với những mẹo trên hi vọng rằng các bạn có thể tự áp dụng cho bản thân khi thiết bị điện lạnh của mình gặp phải sự cố. Theo dõi chuyên mục của chúng tôi để biết thêm những giải pháp hay cho hệ thống điện của bạn nhé!

Như chúng ta đã biết hiện nay có 2 dòng điện chính đang được con người sử dụng đó là điện một chiều và điện xoay chiều. Tuy nhiên việc nó di chuyển như thế nào trong mạch điện lại là điều mà không nhiều người biết đến. Điều này dẫn đến những tai nạn về điện trong quá trình sử dụng như giật điện, cháy nổ, chập điện,…Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này.

Dòng điện di chuyển như thế nào trong mạch điện?

Dưới đây là những ý kiến đã được chúng tôi tổng hợp được một cách dễ hiểu nhất về sự di chuyển của dòng điện trong mạch điện như thế nào để các bạn tiện theo dõi.

  • Dòng điện một chiều là dòng điện có chiều chuyển động của các điện tích theo một hướng nhất định, không thay đổi theo thời gian. Các loại pin, ắc quy là các dòng điện một chiều.
  • Dòng điện xoay chiều là loại dòng điện mà chúng thay đổi chiều chuyển động của các điện tích một cách liên tục theo thời gian. Ví dụ lưới điện dân dụng ở Việt Nam thường sử dụng dòng điện xoay chiều có tần số 50 Hz, có nghĩa là trong một giây nó thay đổi chu kỳ 50 lần, chiều của nó đảo đi đảo lại 100 lần.

Bất kỳ một dòng điện nào cũng đều có một sự chuyển động khép kín theo một vòng tròn. Chúng không thể chạy ra khỏi cái vòng tròn đó. Ví dụ một quả pin mà ta thường thấy thì dòng điện xuất phát bên trong quả pin, chạy đến cực dương, rồi đi qua mạch tiêu thụ (bóng đèn, đài, điều khiển, điện thoại…bất kỳ cái gì dùng pin) rồi đi về cực âm, vào bên trong quả pin đó để hoàn thành một quá trình chuyển hoá thành điện năng. (Tất nhiên rằng đây là cách nói dễ hiểu chứ thực ra thì dòng điện đi trong các dây dẫn kim loại thì lại là sự chuyển dời của các điện tích (electron) và điện tích đi ra từ cực âm rồi di chuyển qua tải – về cực dương).

Đối với các loại điện được sử dụng trong thiết bị dân dụng, bạn có thể nhận thấy dòng điện được xuất phát từ biến thế hạ áp ở các trạm phân phối điện, đi qua dây dẫn đến nhà bạn, qua các thiết bị điện mà bạn sử dụng rồi lại quay trở lại bằng dây dẫn thứ hai song song với nó, trở lại máy biến áp. Do tính chất xoay chiều nên nó đổi chiều liên tục.

Vậy thì có bao giờ dòng điện đi không khép kín hay không? Chưa bao giờ! Bởi vì nếu bạn có nhận ra ở một trường hợp nào đó ở trong dân dụng có dòng điện đi không theo trường hợp khép kín thì đó hoặc là các trường hợp rất đặc biệt (ví dụ như tụ điện sau quá trình tích điện được phóng điện khi có dây nối hoặc phóng thủng qua lớp điện môi, hoặc các trường hợp đặc biệt khác như sét…).

Tại sao lại bị điện giật ?

Ở trên bạn đã thấy rằng chỉ khi có một dòng điện chạy qua cơ thể người thì mới bị điện giật, mà dòng điện lại đi theo một mạch điện kín, như vậy thì tại sao người sờ vào một cực nào đó thì lại bị điện giật? Lúc này dòng điện chạy qua cơ thể người có tạo ra một mạch điện kín hay không? Có mâu thuẫn với điều trên không?

Bạn hãy nhìn vào hình minh họa bên sẽ nhận thấy rằng dòng điện được xuất phát từ nguồn đi đến thiết bị và nếu sự cách điện ở đâu đó bên trong thiết bị là không tốt thì sẽ xảy ra hiện tượng xuất hiện điện ở vỏ thiết bị. Khi người sử dụng sờ vào và sẽ bị giật. Điều này không cần chứng minh bởi vì nhiều người đã gặp rồi đối với các thiết bị điện bị rò rỉ điện, hoặc ngay như bạn sờ vào chiếc vỏ máy tính của bạn – tuy không giật mạnh nhưng có thể nó cũng tê tê.

Nhưng vì sao lại như thế. Đó là bởi vì hệ thống điện dân dụng luôn sử dụng một cực được nối với đất, do đó cực còn lại luôn luôn có một hiệu điện thế so với “đất”, và như vậy thì dòng điện đã truyền thông qua người để xuống “đất” để tạo ra một mạch điện khép kín.

Vậy bạn có thể thấy khó hiểu đối với một số trường hợp khác thường hay không?

Có bao giờ nhìn thấy các con chim đậu trên các dây điện (không được bọc vỏ bảo vệ) hay không? Có! Ai đó đã giải thích rằng vì chân nó có sừng nên cách điện, nên nó đã không bị giật. Chưa đúng! Con chim đã không bị giật bởi vì không có dòng điện đi qua nó vì nó không tạo thành một mạch điện khép kín – bởi điện đi vào con chim rồi nó đi đâu? thế nên không có dòng điện (thực tế có một dòng rất nhỏ bởi các yếu tố khác, nhưng giải thích điều đó thì rất phức tạp nên tôi coi không có dòng điện).

Không giống như con chim, một số người thán phục một người nào đó đứng trên thang khô, ghế đẩu bằng gỗ…rồi cứ dùng tay “nối sống” điện. Người này đã biết được nguyên lý của dòng điện nên đã khéo léo thao tác với sự sờ tay vào dây điện đang có điện mà không bị giật. Nhưng bạn đừng thực hiện điều này nếu không hiểu biết – bởi có thể bạn sẽ trở thành vật dẫn điện từ tay phải sang tay trái – và nó giật đấy.

Có thể tới đây các bạn đã ngộ ra được nhiều điều mới lạ về dòng điện rồi đúng không nào. Điện là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay. Hiểu rõ về nó bạn sẽ cực kì có lợi trong quá trình sử dụng của mình. Chúc các bạn có được những kiến thức bổ ích cho mình trong việc phòng chống giật điện.

Đời sống con người hiện nay không thể thiếu được sự hỗ trợ của các thiết bị điện trong mọi hoạt động sinh hoạt. Tuy nhiên so với người lớn thì trẻ nhỏ gặp khá nhiều tai nạn đáng tiếc khi sử dụng thiết bị này. Dưới đây là cách tránh và biện pháp xử lý cơ bản nhất cho bạn trang bị để giải quyết tình huống này khi xảy ra.

Chú ý đến những thiết bị trẻ dễ tiếp xúc với điện

Bạn thường để ý đến phần ổ điện, phần giắc cắm nhiều hơn. Tuy vậy nhiều vụ tai nạn do điện gây ra cũng bởi dây điện bị sờn hoặc bị hở.

Ổ cắm được thiết kế sao cho gần như trẻ không thể cho ngón tay vào. Tuy vậy, trẻ lớn một chút có thể cầm các thanh sắt dài nghịch ngợm chọc vào trong.Mỗi ngày, khoảng7 trẻ em phải cấp cứu tại bệnh viện cho sốc điện hoặc bị bỏng do ổ cắm trên tường.

Các thiết bị như bếp điện và ấm đun nước sử dụng nhiều năng lượng hơn so với những thứ như TV và đèn. Quá nhiều thiết bị điện cắm vào một ổ cắm có thể gây cháy.

Cách phòng tránh hữu hiệu

Với các thiết bị điện, có một số lời khuyên an toàn dành cho trẻ đủ mọi lứa tuổi. Cho dù bé nhà bạn mới đẻ, mới biết đi, hoặc bảy tuổi, các bước dưới đây có thể giúp bạn ngăn chặn giật điện.

Những thao tác nên thực hiện để bảo vệ trẻ nhỏ tránh tai nạn về điện

– Rút phích cắm các thiết bị điện sinh nhiệt như máy là tóc, máy sấy, bàn là,… ngay khi sử dụng xong. Bằng cách đó, bạn sẽ loại bỏ được nguy cơ gây bỏng cho bé hoặc cháy nhà.

– Thường xuyên kiểm tra an toàn các thiết bị điện trong nhà. Đảm bảo mọi thiết bị điện trong tình trạng hoạt động tốt, cách điện tốt. Những dấu hiệu thông thường nhất là dây điện bị sờn hay ổ cắm bị cháy sém. Dây cắm chỉ hở một chút cũng chả khác gì không có lớp cách điện bảo vệ.

-Cắm mỗi ổ chỉ 1-2 phích cắm. Ổ cắm điện nhiều lỗ có thể giúp bạn chạy nhiều các thiết bị cùng lúc nhưng cũng đồng nghĩa với nguy hiểm gia tăng. Cố gắng không để ổ cắm quá tải, đặc biệt với những thiết bị như ấm đun nước.

-Tắt các thiết bị điện trước khi đi ngủ. Bạn có biết rằng bộ sạc điện thoại di động, nếu cắm quá lâu,có thể bị quá nóng và gây ra cháy? Ngoài ra, khi bạn không để ý, trẻ rất dễ nghịch cho đầu dây cắm vào mồm.

-Đặt thiết bị điện xa tầm với của trẻ em.

– Che chắn toàn bộ ổ cắm điện và công tắc điện trên tường, và thay thế ngay những thiết bị bị hỏng.

– Nếu cảm thấy phích cắm điện nóng một cách bất thường, phải tắt máy và rút phích ra khỏi ổ cắm. Kiểm tra dây điện, ổ cắm điện và thiết bị sử dụng điện.

– Cách ly mọi thiết bị điện với nguồn nước là cách đơn giản nhưng hiệu quả trong việc phòng chống tai nạn về điện cho trẻ trong gia đình.

– Khi trong nhà có mùi cháy khét của dây điện, lập tức kiểm tra và tìm phích cắm đang quá tải và cháy hoặc thiết bị điện cháy do quá nóng để rút phích cắm và tắt thiết bị điện đó.

– Khi xảy ra cháy do chập điện, phải cắt ngay nguồn điện rồi dùng bình cứu hỏa cho sự cố cháy vì điện nếu có. Tuyệt đối không dùng nước vì sẽ gây điện giật chết người.

– Không nên giật dây điện khỏi ổ cắm. Lâu ngày, cả phích cắm lẫn ổ cắm có thể bị lỏng.

– Không dán dây điện vào tường bằng đinh hoặc đinh kẹp. Vỏ bọc của dây diện có thể bị hỏng do cọ xát gây ra.

– Đóng đinh vào tường gần phần dây điện đi ngầm có thể gây rò rỉ điện.

– Đi dây điện đi dưới thảm hay đồ đạc có thể bị hỏng vỏ bọc mà bạn không hề hay biết.

Nghiêm khắc nhắc nhở trẻ nhỏ không nên đụng vào các thiết bị điện khi không có hướng dẫn hay người lớn bên cạnh cũng là giải pháp giúp bạn bảo vệ trẻ nhỏ trong gia đình.

Tai nạn về điện khi sử dụng là điều mà không người nào muốn. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan không thể tránh được mà các thiết bị điện bị chập cháy gây ảnh hưởng đến con người và tài sản. Vì vậy trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết để xử lý các trường hợp này là điều mà bạn nên chú trọng để tránh những ảnh hưởng lớn hơn do xử lý không đúng phương pháp.

Nguyên nhân xảy ra tình trạng thiết bị điện bị chập cháy

  • Như đã nói, thời tiết xấu là nguyên nhân cơ bản và thường xuyên khiến cho sự cố chập cháy xảy ra. Do điều kiện độ ẩm cao, nước mưa rỉ vào các dụng cụ điện, hệ thống điện, từ đó gây ra sự cố.
  • Do chủ quan từ phía con người. Có thể do những bất cẩn khi sử dụng như: đun nước không đúng cách làm nước  trào ra khi sôi, không tắc các thiết bị điện sau khi sử dụng, không rút phích cắm dây bàn là,…
  • Do hệ thống điện nước không đúng hoặc không đạt tiêu chuẩn: hệ thống bố trí không đúng cách hoặc thiết bị điện, dây điện sử dụng quá lâu dẫn đến hạn chế khả năng truyền tải điện.

Cách xử lý khi hệ thống điện bị chập cháy

  • Điều tiên quyết quan trọng đầu tiên nhất khi hệ thống điện bị chập cháy bạn cần làm đó là phải ngắt ngay cầu giao tổng.
  • Tìm kiếm các dụng cụ chữa cháy. Trong trường hợp cháy nổ xảy ra nghiêm trọng, bạn nên gọi cứu hỏa để được trợ giúp.
  • Khi giải quyết xong tình huống trước mắt, tiếp theo bạn cần làm đó chính là nhanh chóng sửa chữa hệ thống điện để chúng hoạt động bình thường trở lại. Tránh ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của gia đình.

Việc sửa chữa điện đôi khi mất rất nhiều thời gian nếu bạn không phải là một người am hiểu về điện. Bên cạnh đó, do sau khi xảy ra sự cố, hệ thống điện khi cháy nổ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Bạn sẽ không thể biết rõ được nó còn tồn tại thêm rủi ro nào không. Thế nên, trong những trường hợp như vậy bạn cần tìm đến một đội ngũ có tay nghề và chuyên sửa chữa các vấn đề về điện để đảm bảo tuyệt đối an toàn hơn cho bạn cũng như người thân của chính gia đình.

Một trong những vấn đề thường hay xảy ra đối với điện đó chính là chập cháy điện và nhất là trong điều kiện thời tiết thường xuyên mưa gió, vấn đề này càng đáng quan tâm hơn. Vì vậy vào khoảng thời gian này bạn cần phải cực kì chú ý đến các vị trí tiếp nối các mối điện hay vị trí ổ cắm công tắc để tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Hi vọng với bài viết trên bạn đã có được những kiến thức cần thiết cho mình trong việc xử lý thiết bị điện bị cháy nổ trong gia đình hay bất cứ đâu. Với những trường hợp khó đòi hỏi cần kỹ thuật cao thì bạn nên nhờ tới sự trợ giúp của những chuyên gia.