1500 Câu hỏi Nghành Điện | 3 – 8 Cơ cấu thao tác và thao tác mạch điện

3 – 8 – 1

Hỏi: Vì sao trong tiêu chuẩn công tắc mới nhất qui định từng bước loại bỏ cơ cấu thao tác bằng tay đối với bộ ngắt mạch điện?

Đáp: Vì theo sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, điện lưới quốc gia cũng càng phát triển, dung lượng ngắn mạch của lưới điện cũng không ngừng tăng lên theo sự tăng lên của mạng điện. Có khi mạng điện đang có điểm sự cố thì bộ ngắt mạch dầu lại có thể đóng thông mạch, như vậy có khả năng xảy ra sự cố nổ bộ ngắt mạch dầu. Mà cơ cấu thao tác bằng tay, khi đóng thông cầu dao người thợ phải dùng trước công tắc để thao tác, nếu xảy ra sự cố nổ, sẽ nguy hiểm cho người. Do đó, không cho phép sử dụng cơ cấu thao tác bằng tay. Hơn nữa, xét về mặt lắp đặt tự động đóng lại cầu dao và thao tác nhanh, thì cơ cấu thao tác bằng tay là không hợp lý. Hiện nay, trong hệ thống 6 – 10kV còn sử dụng nhiều cơ cấu thao tác bằng tay, vì thế cần từng bước loại bỏ.

3 – 8 -2

Hỏi: Tại sào trên lõi sắt lớn của cơ cấu thao tác điện từ một chiều của bộ ngắt mạch CD2 – CD3 v.v… phải mở một số rãnh dọc (như hình 3 – 8 – 2)?

Đáp: Trổ rãnh dọc có hai tác dụng: (1) có thể giảm thiểu tác dụng cản trở của dòng điện xoáy đối với lực điện từ. Vì khi nam châm điện một chiều vừa thông nguồn, từ thông sẽ từ 0 dần dần tăng lên, mà sự vận động của lõi sắt cũng sẽ dẫn đến thay đổi từ thông, từ thông thay đổi sẽ cảm ứng ra dòng điện xoáy trên lõi sắt lớn. Dòng điện xoáy lại luôn luôn muốn cản trở sự thay đổi của  từ thông. Khi trổ mấy rãnh dọc trên lõi sắt lớn có thể giảm thiểu dòng xoáy, khiến lực điện từ nhanh chóng đạt đến trị  số làm việc bình thường. (2) có thể giảm thiểu lực cản của không khí khi đấu thông cuộn dây điện từ với nguồn, lõi sắt động chịu tác dụng của lực từ hướng lên trên, nếu trở vào đường rãnh dọc có thể giảm thiểu lực cân của không khí bốc lên. Sau khi hoàn tất đóng cầu dao, cũng có  thể rút ngắn thời gian trả lại của lõi sắt.

3 – 8 – 3

Hỏi: Cuộn dây điện từ của cơ cấu thao tác bộ ngắt mạch kiểu CD3, sau khi đấu nối tiếp hai cuộn dây giống nhau, khi dùng với điện một chiều 220V hoặc đấu song song rồi dùng với điện một chiều 110V, độ lớn của lực từ sinh ra phải chăng bằng nhau?

Đáp: Đúng là bằng nhau. Bởi vì độ lớn của lực điện từ quyết định bởi số lượng đường sức từ. Khi lõi sắt không bão hòa, đường sức từ nhiều hay ít tỉ lệ thuận với tích của số vòng cuộn dây kích từ cường độ dòng điện. Trong hai tình huống trên, hai cuộn dây đều cùng sinh ra lực điện từ, điện áp một chiều trên mỗi cuộn dây đều là 110V, tức là cường độ dòng điện trong mỗi cuộn dây cũng giống nhau, cho nên tổng từ thế bằng nhau, sức điện từ sinh ra cũng bằng nhau.

3 – 8 – 4

Hỏi: Tại sao trong cơ cấu thao tác sử dụng nam châm điện thì công tắc điều khiển của nó phải thông qua bộ tiếp xúc một chiều để đấu thông mạch đóng cầu dao, còn khi nhảy cầu dao thì công tắc điều khiển có thể trực tiếp đấu thông mạch nhảy cầu dao?

Đáp: Nói chung, công tắc điều khiển hệ LWI và LW2 thường dùng, nó chỉ cho phép dòng điện vài ampe chạy qua. Khi lõi sắt cầu dao của cơ cấu thao tác điện từ rất lớn, công suất đóng cầu dao cần thiết rất lớn, dòng điện đóng cầu dao của nó có thể đạt mấy chục hoặc mấy trăm ampe, công tắc điều khiển không chịu nổi, đòi hỏi phải dùng bộ tiếp xúc một chiều để đấu thông mạch đóng cầu dao, làm công suất cần thiết cho cơ cấu thao tác điện từ khi nhảy cầu dao thì tương đối nhỏ, cường độ dòng điện của nó cũng chỉ vài ampe, vì thế công tắc điều khiển có thể trực tiếp đấu vào mạch nhảy cầu dao.

3 – 8 – 5

Hỏi: Tại sao công tắc dẫn cao áp phải có thiết bị kéo dài thời gian tiếp điểm?

Đáp: Kéo dài thời gian tiếp điểm chủ yếu phòng ngừa hiện tượng nhảy công tắc, tức cầu dao đóng nhiều lần. Thiết bị kéo dài thời gian tiếp điểm đấu nối tiếp với cuộn dây đóng cầu dao, có thể làm cho cuộn dây đóng cầu dao luôn nhận được điện cho đến khi cơ cấu thao tác đóng cầu dao rồi mới làm cho tiếp điểm nhả ra, bảo đảm công tắc chỉ đóng cầu dao một lần. Có khi thời gian kéo dài tiếp điểm quá ngắn, có thể xuất hiện hai lần đóng cầu dao, vì thế phải tiến hành điều chỉnh.

3 – 8 – 6

Hỏi: Tại sao khi đùng công tắc chuyển đổi thao tác ngắt đóng cầu dao bộ ngắt mạch đều dùng công tắc bổ trợ nối với bộ ngắt mạch để cắt nguồn điện?

Đáp: Trong mạch ngắt – đóng cầu dao ta mắc nối tiếp tiếp điểm công tắc bổ trợ bộ ngắt mạch, có thể tự động, nhanh chóng cắt mạch về của nguồn điện sau khi hoàn thành ngắt đóng cầu dao, bảo đảm an toàn cho cuộn dây ngắt, đóng cầu dao thiết kế thông điện thời gian ngắn. Ngoài ra, dung lượng của tiếp điểm công tắc bổ trợ cắt dòng điện tương đối lớn, thông thường, với điện một chiều 220V có thể ngắt dòng điện điện cảm trong cuộn dây ngắt, đóng cầu dao có thể tránh được cháy tiếp điểm công tắc chuyển đổi có dung lượng tương đối nhỏ.

3 – 8 – 7

Hỏi:Điện áp đầu của cuộn dây đóng cầu dao bộ ngắt mạch trong khi vận hành, tại sao không được thấp hơn 80% trị số định mức?

Đáp: Bộ ngắt mạch mà cơ cấu thao tác sử dụng nam châm điện thì tốc độ đóng cầu dao của nó có quan hệ rất lớn đến nguồn điện đóng cầu dao. Điện áp đầu của cuộn dây đóng cầu dao cơ cấu thao tác càng thấp thì sức hút của điện từ càng nhỏ, tốc độ đóng cầu dao cũng càng nhỏ. Ngoài ra, khi đóng cầu dao, gặp phải dòng điện sự cố lớn, sức điện động sinh ra sẽ cản trở nghiêm trọng đến việc hoàn thành cuối cùng thao tác đóng cầu dao, khiến hồ quang không thể tắt. Vì thế, điện áp đầu của cuộn dây đóng cầu dao không được thấp hơn 80% trị số định mức, để bảo đảm sự vận hành an toàn của bộ ngắt mạch.

3 – 8 – 8

Hỏi: Nói chung ở tủ công tắc đều có lắp đèn chỉ báo, tại sao trên cơ cấu thao tác của công tắc còn lắp phiến chỉ báo ngắt, đóng?

Đáp: Sự chỉ báo của đèn chỉ là tín hiệu bổ trợ. Bởi vì khi nguồn điện của đèn có sự cố tiếp điểm phụ mất tác dụng, bóng đèn hỏng v.v… có thể dẫn đến sự chỉ báo của đèn không chính xác. Vì thế, ở vị trí tuy thao tác còn phải lắp thêm phiến chỉ báo ngắt, đóng cầu dao. Hơn nữa, khi vị trí lắp công tắc và tủ công tắc không cùng chỗ, ở bên công tắc có thể biết trạng thái ngắt, đóng của công tắc.

3 – 8 – 9

Hỏi: Tại sao khi kéo tách cầu dao dây động lực, người ta qui định kéo cầu dao đường dây trước rồi mới kéo cầu dao dây cái sau, còn khi đóng cầu dao thì lại ngược lại?

Đáp: Bộ hỗ cảm dòng điện của dây động lực nói chung lắp giữa công tắc dẫn với cầu dao đường dây. Khi vạn nhất do thao tác nhầm mà kéo cầu dao phụ tải thì trên cầu dao ngắt sẽ sinh ra hồ quang. Nếu kéo cầu dao dây cái trước, thì dòng điện sự cố chỉ chạy qua dây cái đến cầu dao dây cái mà không qua công tắc dẫn của chính dây động lực đó và bộ hỗ cảm dòng điện, cho nên công tắc không nhảy cầu dao, chỉ có sau khi nguồn điện trên dây cái đều nhảy cầu dao, thì sự cố mới hết, và như vậy diện mất điện sẽ khá rộng. Nếu kéo cầu dao đường dây, dòng điện sự cố chạy qua công tắc dẫn của dây động lực và bộ hỗ cảm dòng điện, khiến công tắc nhảy cầu dao, còn nguồn điện trên dây cái không nhảy cầu dao ngắt điện, như vậy điện bị ảnh hưởng sẽ nhỏ.

3 – 8 – 10

Hỏi: Hệ thống phân phối điện như thể hiện ở hình 3 – 8 – 10, các bước đóng cầu dao công tác Al®A2®B là đúng hay A2® Al ®B là đúng? Các bước  ngắt B ® A2® Al là đúng hay B® Al ® A2 là đúng?

Đáp: Khi đóng cầu dao, trước tiên đóng Al rồi đến A2, sau cùng đóng công tắc dẫn B là đúng. Nếu đóng A2 trước rồi mới đóng Al thì khi do những nguyên nhân khác mà công tắc dẫn ở trạng thái đóng, tương đương với việc công tắc cách ly Al đóng cầu dao mang phụ tải có thể sinh ra hố quang hoặc ngắn mạch hồ quang giữa các pha, gây nên hệ thống báo vệ cấp một có động tác; dẫn đến sự cố mất điện trên phạm vi rộng. Nếu thao tác các bước theo Al ® A2®B, tuy công tắc cách ly A2 đóng cầu dao mang phụ tải chỉ làm cho chính bảo vệ hệ thống có động tác (công tắc dẫn B) thu nhỏ phạm vi mất điện.

Khi ngắt, trước tiên phải ngắt công tắc dẫn B, bước thứ hai ngắt A2, rồi ngắt Al. Nếu khi thao tác nhầm (không ngắt công tắt dẫn), ngắt Al trước có thể gây nên hệ thống bảo vệ cấp một có động tác, dẫn đến mất điện diện rộng. Còn ngắt A2 trước thì chỉ ảnh hưởng công tắc dẫn B của hệ thống nhảy cầu dao, gây nên sự cố mất điện cục bộ.

3 – 8 – 11

Hỏi: Khi đấu thông thiết bị phân phối điện phải đóng công tắc cách ly trước rồi đóng bộ ngắt mạch. Khi ngắt thì trước tiên ngắt bộ ngắt mạch rồi đến ngắt công tắc cách ly. Tại sao?

Đáp: Do hạn chế về cấu tạo, nói chung công tắc cách ly không thể đấu thông hoặc ngắt dòng điện tương đối lớn, nếu không sẽ dẫn đến hồ quang tương đối lớn, rất dễ cháy công tắc; thậm chí có thể gây ra sự cố thương vong người hoặc ngắn mạch nguồn điện. Còn bộ ngắt mạch dầu hoặc bộ ngắt mạch không khí do áp dụng cấu tạo thích hợp, có thể làm tắt hồ quang, không đến nỗi dẫn đến hậu quả xấu nói trên, nên khi đấu thông thiết bị phân phối điện thì trước tiên đóng công tắc cách ly rồi đóng rơle, còn khi ngắt thì ngắt rơle trước rồi ngắt công tắc cách ly sau.

3 – 8 – 12

Hỏi: Khi thao tác công tắc cách ly, lúc ngắt phải nhanh, lúc đóng thông phải chậm chậm một tý. Tại sao?

Đáp: Công tắc cách ly thao tác khi không có phụ tải, lúc cắt công tắc cách ly, để phòng ngừa trong mạch kín còn ít phụ tải, khi ngắt, sinh ra hồ quang làm hỏng đầu tiếp xúc, cho nên phải hết sức nhanh, khiến hồ quang nhanh chóng tắt.

Khi đóng thông công tắc cách ly, để phòng ngừa thao tác có phụ tải gây ra sự cố, cho nên cần đóng chậm một tý. Khi mắc tiếp xúc một điểm, nếu trên đầu tiếp xúc có hồ quang thì phải lập tức kéo xuống kiểm tra phụ tải có trong mạch về hoặc có chỗ ngắn mạch chăng, khắc phục xong mới lại thao tác.

3 – 8 – 13

Hỏi: Khi thao tác cầu dao một pha trong nguồn điện ba pha cao áp, tại sao qui định nghiêm ngặt: ngoài việc phải sử dụng cần cách điện ra, còn phải ngắt pha giữa trước rồi mới ngắt cầu dao hai bên?

Đáp: Khi ngắt cầu dao một pha, trong đa phần trường hợp, trên pha bị ngắt trước tuy còn điện áp nhưng không sinh ra hồ quang mạnh ngoại trừ ngắt dòng điện không phụ tải của biến thế động lực, mà khi ngắt có phủ tải cầu dao một pha thứ hai, sẽ sinh ra hồ quang rất mạnh khiến cho có chớp rạch giữa các pha cạnh nhau. Cho nên, ngắt cầu dao một pha giữa trước thì khoảng cách giữa hai pha tăng lên, rồi ngắt cầu dao một pha khác, sẽ không xảy ra chớp rạch giữa các pha.

3 – 8 – 14

Hỏi: Khi thay cầu chì bên cao áp của máy biến thế, ngoài bên cao áp ra, công tắc phía thấp áp tại sao cũng phải ngắt?

Đáp: Mục đích thao tác như vậy chủ yếu là phòng ngừa phản biến áp của lưới điện có thể xấu ra, tức nguy cơ xảy ra hiện tượng cung cấp điện ngược lại từ phía tháp áp thấp do máy biến thế vận hành song song.

https://dienhathe.com


Điện Hạ Thế


Hotline: 0907 764 966 (Zalo) - Ms Nhung

email: [email protected]

Website: www.dienhathe.org

Điện Hạ Thế.com phân phối các sản phẩm thiết bị Điện Công Nghiệp, Biến Tần, Khởi Động Mềm,Phụ kiện tủ điện, dây cáp điện, ATS-Bộ Chuyển Nguồn Tự Động,Điện Dân Dụng,Tụ Bù, cuộn kháng, bộ điều khiển và các loại thiết bị tự động.:

Download Catalog sản phẩm, bảng giá thiết bị Điện Công Nghiệp tại : http://dienhathe.info

Related Posts: