1500 Câu hỏi Nghành Điện | 17 – 5 Mạch Chỉnh lưu

 

17 – 5 – 1
Hỏi: Trong mạch chỉnh lưu nửa sóng như thể hiện ở hình 17 – 5 – 1 (a), khi đấu song song tụ lọc sóng C, tại sao diode D thường có hiện tượng hỏng đột ngột?
Đáp: Khi mạch điện chưa đấu song song tụ C, dòng điện bình quân chạy qua diode D là , sau khi đấu song song C, nguồn điện đối với C sẽ có dòng điện nạp điện ban đầu rất lớn chạy qua D. Ngoài ra, khi chưa đấu song song C, điện áp ngược chiều lớn nhất mà D chịu đựng là U2; sau khi đấu song song C, khi nguồn điện nạp bán chu kỳ dương, điện áp hai đầu C gần bằng U2; khi bán chu kỳ âm lại cộng nối tiếp với điện áp nguồn U2, khiến điện áp ngược chiều lớn nhất mà hai đầu D chịu đựng tăng đến 2 U2 như thể hiện ở hình (a), (c). Cho nên, khi chọn sử dụng diode D, nếu trong mạch điện chỉnh lưu nửa sóng, trước và sau khi đấu song song tụ C, thì dòng điện chạy qua D và điện áp ngược chiều lớn nhất mà nổ chịu đựng có sự chênh lệch tương đối lớn, thế nên diode D có khả năng bị cháy hoặc đánh thủng.

17 – 5 – 2
Hỏi: Điện áp đầu vào xoay chiều của mạch điện chỉnh lưu kiểu cầu như thể hiện ở hình 17 – 5 – 2 (a) là 36 vôn, điện áp đầu ra một chiều không tải là 32 vôn, sau khi tăng thêm tụ điện 50F (như hình (b)), đo lại điện áp đầu ra, có thể đạt khoảng 50 vôn. Tại sao?
Đáp: Bởi vì, trước khi tăng thêm tụ điện, điện áp mà vôn kế một chiều kiểu điện từ đo được là điện áp một chiều mạch xung, kim đồng hồ hiển thị là trị số bình quân của điện áp mạch xung này.
Ubình quân = .
Sau khi tăng thêm tụ điện, tụ điện sẽ nạp điện với trị số đỉnh điện xoay chiều, sau khi nạp đầy, điện áp đầu ra đạt trị số đỉnh, do điện trở trong của vôn kế kiểu điện từ vô cùng lớn, dòng điện rất nhỏ, cho nên trị số hiển thị gần bằng điện áp trị số đỉnh.
Utrị số đỉnh= 1.41 x Uhữu hiệu= 1.41 x 36 = 50V.

17 – 5 – 3
Hỏi: Mạch chỉnh lưu kiểu cầu một pha (như thể hiện ở hình 17 – 5 – 3 (a)) do 4 diode kiểu 2CZ13D tạo thành, trong sử dụng, nếu xảy ra sự cố, luôn luôn hỏng cả hai diode mà ít khi hỏng một. Tại sao?
Đáp: Đó là do diện tích tiếp giáp PN của diode hệ 2CZ tương đối lớn, khó bị cháy đứt mà dễ bị đánh thủng gây ra. Bốn diode chia thành hai nhóm đấu song song trên nguồn điện xoay chiều, khi một chiếc trong đó, như D1 do quá áp (hoặc quá dòng) bị đánh thủng, nó sẽ mất tính năng dẫn điện, có thể coi gần như là một dây dẫn. Lúc này D2 sẽ tương đương như trực tiếp đấu song song vào nguồn điện, vì dòng điện không chạy qua điện trở phụ tải, cho nên dòng điện chạy qua nó sẽ vượt xa dòng điện cho phép lớn nhất của nổ, nên cũng bị đánh thủng. Nếu bên phía xoay chiều đấu vào cầu chì (xem hình (b)) thì cầu chì sẽ đứt trước khi chưa có dòng điện cho phép lớn nhất chạy qua diode, từ đó mà bảo vệ được diode.

17 – 5 – 4
Hỏi: Mạch chỉnh lưu kiểu cầu toàn sóng diode như thể hiện ở hình 17 – 5 – 4. khi D2 hở mạch hoặc ngắn mạch, dòng điện, điện áp đầu ra có thay đổi gì?
Đáp: Nếu D2 hở mạch, khi nguồn điện ở bán chu kỳ dương, giả thiết cực tính của e2 là trên dương dưới âm thì Dl, D3 thông mạch phụ tải RL có được điện áp chỉnh lưu nửa sóng. Khi nguồn điện ở bán chu kỳ âm, cực tính của e2 là trên âm dưới dương, do D2 hở mạch, nên không có dòng điện chạy qua RL, do đó trên RL không có điện áp. Có thể thấy, D2 hở mạch, mạch chỉnh lưu toàn sóng biến thành mạch chỉnh lưu nửa sóng, dòng điện đầu ra IL và điện áp đầu ra UL đều giảm 1/2 so với mạch chỉnh lưu toàn sóng.
Nếu D2 ngắn mạch. Khi nguồn điện ở bán chu kỳ dương, giả thiết cực tính e2 là trên dương dưới âm, toàn bộ e2 đưa đến hai đầu D3 dẫn thông chiều dương nên bị ngắn mạch, dòng điệnngắn mạch rất lớn có khả năng làm cháy D3 gây hở mạch, cuối cùng khiến điện áp đầu ra và dòng điện đầu ra bằng 0. Khi nguồn điện ở bán chu kỳ âm thì cực tính của e2 là trên âm dưới dương, do D3 đã hở mạch cho nên D4 vẫn có thể làm việc, lúc này trên RL có được điện áp chỉnh lưu nửa sóng. Có thể thấy D2 ngắn mạch có thể làm cháy cả D3, khiến mạch điện chỉnh lưu cả sóng kiểu cầu biến thành mạch chỉnh lưu nửa sóng.

17 – 5 – 5
Hỏi: Một bộ chỉnh lưu (nửa sóng, không lọc sóng và ổn áp) nạp điện cho ắc qui, nhưng điện áp đầu ra lại tăng cao hơn so với khi không tải. Tại sao?
Đáp: Hình sóng điện áp đầu ra khi không tải là nửa sóng, có một nửa thời gian điện áp bằng 0, trị số bình quân của nó bằng 0.32 lần trị số đỉnh. Sau khi đấu ắc qui vào, chỉ cần điện áp ắc qui thấp hơn trị số đỉnh là có thể nạp điện, nhưng điện áp đầu ra không sụt tới 0, cho nên trị số bình quân tăng lên.

17 – 5 – 6
Hỏi: Làm sao lợi dụng hai phiến chỉnh lưu kiểu cầu bị ngắn mạch một nhánh (như thể hiện ở hình 17 – 5 – 6 (a)) để tạo thành một bộ chỉnh lưu kiểu cầu hoàn chỉnh? Tham số dòng điện, điện áp như thế nào?
Đáp: Phiến chỉnh lưu kiểu cầu là một thể hoàn chỉnh, bất kể một nhánh nào bị ngắn mạch đều mất chức năng chỉnh lưu nên không thể sử dụng. Lợi dụng hai phiến chỉnh lưu vô dụng này có thể làm lại thành một bộ chỉnh lưu kiểu cầu có ích. Cách đấu dây của nó như thể hiện ở hình (b). Đấu song song đầu ra “+”,”-” của hai phiến chỉnh lưu cũ làm đầu ra “+”,”-” của cầu chỉnh lưu mới. Đầu vào của nguồn điện xoay chiều đấu ở đầu vào xoay chiều bên linh kiện hoàn toàn tốt của hai phiến cầu, đầu vào xoay chiều của hai phiến cầu có nhánh bị ngắn mạch để trống, như vậy sẽ làm thành bộ chỉnh lưu kiểu cầu hoàn chỉnh.
Bộ chỉnh lưu kiểu cầu mới tạo thành, tham số dòng điện, điện áp đều có thể theo tham số của bộ chỉnh lưu kiểu cầu cũ, chỉ có thể tích là gấp hai lần so với trước.

17 – 5 – 7
Hỏi: Hiện có 3 máy nạp điện mà mỗi mạch chỉnh lưu có thể điều chỉnh là một pha nửa sóng, một pha toàn sóng và ba pha nửa sóng, mỗi loại một máy. Trị số bình quân của dòng điện nạp ở đầu ra đều là 15 vôn. Cầu chì đầu ra liệu có thể chọn lớn bằng nhau? Tại sao?
Đáp: Không thể chọn lớn bằng nhau. Bởi vì chọn cầu chì là căn cứ vào trị số hữu hiệu của dòng điện, còn dao động hình sóng của dòng điện đầu ra máy nạp tương đối lớn, trị số hữu hiệu lớn hơn nhiều trị số bình quân, cho nên dây cầu chì phải chọn lớn hơn nhiều trị số bình quân của dòng điện nạp đầu ra. Hiện có trị số bình quân của dòng điện đầu ra là 15 ampe, nhưng mạch chỉnh lưu nửa sóng một pha cứ mỗi chu kỳ dẫn điện một lần, trị số đỉnh dòng điện của nó rất lớn, do đó trị số hữu hiệu cũng lớn nhất, dây cầu chì cũng phải chọn lớn nhất (khoảng 50 ampe); mạch chỉnh lưu toàn sóng một pha mỗi chu kỳ dẫn điện hai lần, do đó trị số đỉnh và trị số hữu hiệu của dòng điện nhỏ hơn nửa sóng một pha, nên dây cầu chì cũng chọn nhỏ hơn một chút (khoảng 40 ampe). Trị số đỉnh và trị số hữu hiệu của dòng điện mạch chỉnh lưu nửa sóng ba pha là nhỏ nhất, cho nên dây cầu chì cũng chọn nhỏ nhất (khoảng 30 ampe).

17 – 5 – 8
Hỏi: Bộ phận một chiều của mạch chỉnh lưu cấu, trực tiếp dùng điện lưới 220 vôn, tại sao không thể tiếp đất?
Đáp: Trong hệ thống cung cấp điện hệ 4 dây ba pha, điện xoay chiều 220 vôn là do một sợi dây pha và dây đất tạo thành. Sau khi tiếp đất một cực của bộ phận một chiều, diode b liền bị ngắn mạch (xem hình (a)). Khi bộ phận xoay chiều làm việc ở bán chu kỳ dương của nguồn điện, dòng điện thông qua diode d, phụ tải R trở về dây đất của nguồn điện, khi làm việc ở bán chu kỳ âm của nguồn điện thì dòng điện không qua diode c và R mà trực tiếp ngắn mạch qua diode a, nên a cháy. Cho nên, trong mạch chỉnh lưu cầu trực tiếp dùng điện lưới 220 vôn thì bộ phận một chiều không thể tiếp đất. Nếu lắp thêm biến thế ngăn cách vào bộ phận xoay chiều (xem hình (b)) thì có thể phòng ngừa diode bị cháy hỏng khi xảy ra sự cố tiếp đất của R hoặc mạch điện.

17 – 5 – 9
Hỏi: Trong mạch chỉnh lưu có thể điều khiển nửa sóng một pha, như thể hiện ở hình 17 – 5 – 9, vì sao cho dù là phụ tải điện trở thuần, hệ số công suất của nguồn điện cũng nhỏ hơn 1, mà góc điều khiển càng lớn thì hệ số công suất càng thấp?
Đáp: Trong mạch chỉnh lưu có thể điều khiển nửa sóng một pha, điện áp nguồn điện là sóng sin, điện áp đạt được trên phụ tải là dạng sóng của sóng sin sau khi bị cắt bỏ một phần, mà góc điều khiển càng lớn thì phần bị cắt cũng càng nhiều. Tỉ số giữa trị hữu hiệu của điện áp trên phụ tải và trị hữu hiệu của điện áp nguồn nhỏ hơn 1, mà góc điều khiển càng lớn thì tỉ số càng nhỏ, công suất có ích do nguồn điện cung cấp (bỏ qua tổn hao thirixto) bằng tích giữa trị hữu hiệu của điện áp trên phụ tải và trị hữu hiệu của dòng điện phụ tải, còn công suất thực tế do nguồn điện cung cấp bằng tích giữa trị hữu hiệu của điện áp nguồn và trị hữu hiệu của dòng điện phụ tải. Cho nên, cho dù là phụ tải điện trở thuần, tỉ số giữa công suất có ích và công suất thực tế do nguồn điện cung cấp, tức hệ số công suất của nguồn điện cũng nhỏ hơn 1, mà góc điều khiển càng lớn thì hệ số công suất càng thấp.

17 – 5 – 10
Hỏi: Khi mạch chỉnh thử như hình 17 – 5 – 10 (a), nếu rơle J1, Jg hút, J2 chưa hút, dùng vôn kế đo được điện áp điểm K2 đối với đất có trị số gần bằng nguồn + Ea. Tại sao?
Đáp: Đồng thời với việc đặt điện áp dương vào giữa cực dương, cực âm của thirixto KG, cho cực cổng của nó thông với dòng xúc phát đủ, thì KG từ trạng thái đóng chặn chuyển sang trạng thái dẫn thông. Khi J1, Jg hút, KG1 do thỏa mãn điều kiện thông mạch nên dẫn thông. Hình (b) là mạch điện tương đương của hình (a). Qua hình có thể biết: do trực tiếp nối thông nhau nên 1P2 của KG1 và 2P2 của KG2 ở vào điện thế bằng nhau. Vì thế, 1P2 – 2P2 – 2N2 tương đương với 1 diode chiều dương, do đó, sau khi KG1 dẫn thông, + Ea thông qua 1P1 – 1N1 – 1P2 (2P2) – 2N2 giáng lên điểm K2. cho nên dùng vôn kế có thể đo được điện áp giữa K2 với đất có trị số gần bằng +Ea (khoảng trị số sụt áp của KG nhỏ). Do điện áp xúc phát Eg < Ea, vì thế sau khi KG1 dẫn thông, điện áp 2P2 đối với đất lớn hơn trị số E , từ đó làm cho diode D chặn ngắt, tức Eg sẽ không giáng lên điểm K2. Tuy điện thế cực âm của KG2 đối với đất tương đối cao, nhưng do trị số điện trở của KG2 tương đối lớn sẽ không kéo nổi phụ tải. Nếu tăng thêm một diode ở bộ phận xúc phát (hình (c)) thì K2 đối với đất không tồn tại điện áp tương đối cao nữa.

17 – 5 – 11
Hỏi: Trong mạch chính của chỉnh lưu thirixto ở hình 17 – 5 – 11, diode D có tác dụng gì? Cực tính của nó nếu đấu nhầm sẽ có hậu quả gì?
Đáp: Đặc điểm của phụ tải có tính cảm ứng là sự thay đổi của dòng điện đi sau thay đổi của điện áp. Ở thời điểm điện áp cực dương thirixto vượt qua điểm 0, muốn tự động ngắt, thì hai đầu phụ tải có tính cảm ứng sẽ sinh ra thế điện động cảm ứng; căn cứ định luật Lenxơ, chiều của điện thế tự cảm luôn luôn cản trở sự thay đổi của dòng điện, tức đầu b là dương, đầu a là âm. Nếu không có diode D thì điện thế cảm ứng này sẽ thông qua diode D1, D2 hoặc D3, D4 đưa đến hai đầu cực dương và cực âm của thirixto 3CT. Do lúc này 3CT còn chưa kịp hoàn toàn khôi phục khả năng cản chặn cho nên sẽ dẫn thông khi không cổ tín hiệu xúc phát, từ đó làm mất tác dụng điều khiển của thirixto. Sau khi đấu diode D vào, điện thế cảm ứng nói trên sẽ thông qua diode D nhanh chóng ngắn mạch, bảo đảm sự hoạt động bình thường của thirixto. Diode D có thể làm dòng điện của phụ tải có tính cảm ứng tiếp tục thông mạch, thường gọi là “diode tiếp dòng”. Nếu đấu nhầm cực tính, sẽ trở thành ngắn mạch đối với nguồn điện chỉnh lưu (D1 – D4), sẽ gây ra sự cố ngắn mạch.

17 – 5 – 12
Hỏi: Hình 17 – 5 – 12 (a), (b) là hai loại mạch chỉnh lưu cầu nửa điều khiển một pha phụ tải điện cảm, có thể đều hoạt động bình thường không?
Đáp: Trong mạch điện hình (a), khi điện áp nguồn quá 0 thì diode đổi dòng, khi xúc phát thì thirixto đổi dòng. Nếu đột ngột giảm góc dẫn thông xuống bằng 0 hoặc cắt mạch điều khiển, thì do dòng điện phụ tải có tính điện cảm duy trì dòng điện liên tục chạy qua diode khi thirixto ở bán chu kỳ âm của nguồn điện, hình thành mạch kín, còn khi ở bán chu kỳ dương thì thirixto tiếp tục dẫn thông, từ đó xảy ra hiện tượng khác thường là một thirixto luôn dẫn thông, còn hai diode luân lưu thông mạch. Cho dù xung xúc phát đã ngừng xúc phát, nhưng thirixto đóng chặn không được, trên phụ tải vẫn giữ lại điện áp đầu ra tương đương với chỉnh lưu nửa sóng một pha, chứ không thể sụt áp phụ tải xuống đến 0. Vì thế, mạch điện hình (a) do chưa đấu song song diode tiếp dòng vào hai đầu phụ tải điện cảm nên không thể hoạt động bình thường, gọi là “mất tác dụng điều khiển”.
Dòng điện phụ tải điện cảm của hình (b) có thể thông qua D1 – D2 hình thành mạch kín dòng điện liên tục, khi ở bán chu kỳ âm của nguồn điện thì thirixto tự động ngắt, cho nên có thể hoạt động bình thường. Nhưng cần chú ý: nếu cả hai thirixto dùng chung một mạch điện xúc phát thì biến thế mạch xung phải có hai cuộn dây đầu ra, và đề phòng nghiêm ngặt đấu nhầm dây hoặc ngắn mạch lẫn nhau.

17 – 5 – 13
Hỏi: Trong mạch chỉnh lưu cầu có thể điều khiển một pha, dùng điện áp 220 vôn trực tiếp chỉnh lưu (như hình 17 – 5 – 13) tại sao điện áp định mức của linh kiện chỉnh lưu 1D, 2D thấp hơn điện áp định mức của thirixto IKG, 2KG?
Đáp: Trong mạch chỉnh lưu như hình thể hiện, điện áp thuận chiều lớn nhất, điện áp ngược chiều lớn nhất mà thirixto chịu đựng và điện áp ngược chiều lớn nhất mà diode chịu đựng đều là trị số đỉnh của điện áp đầu vào; tức x 220 = 311V. Xét tới điện lưới có quá áp, do đó điện áp định mức của thirixto thường chọn bằng 1.5 ~ 2 lần trở lên trị số đỉnh của điện áp làm việc thực tế; nói chung chọn 500 vôn trở lên. Điện áp chuyển ngoặt chiều dương của thirixto trừ đi 100 vôn gọi là điện áp chặn cản chiều dương. Điện áp đánh thủng một chiều trừ đi 100 vôn gọi là điện áp trị số đỉnh ngược chiều; trị số tương đối nhỏ trong điện áp trị số đỉnh ngược chiều và điện áp chặn cản chiều dương là điện áp định mức của linh kiện này. Cho nên, diện áp chuyển ngoặt chiều dương hoặc điện áp đánh thủng ngược chiều của 1KG, 2KG có điện áp định mức 500 vôn là 600 vôn. Còn điện áp làm việc ngược chiều cao nhất của diode bằng một nửa điện áp đánh thủng ngược chiều, do đó khi chọn điện áp làm việc ngược chiều của lạ, 2D trong mạch điện này là 300 vôn thì trị số điện áp đánh thủng ngược chiều của nó cũng ]à 600 vôn. Do điện áp định mức của diode đã có lượng dư tương đối lớn, cho nên cho phép điện áp định mức của nó chọn thấp hơn thirixto. Nhưng trong thực tế, để giảm nhỏ qui cách của linh kiện thường chọn trị số điện áp định mức của diode giống như thirixto.

17 – 5 – 14
Hỏi: Giữa ắc qui cần nạp điện với thiết bị chỉnh lưu Silic có lắp một đoạn cáp điện bọc kim. Căn cứ vào lượng tải dòng điện thì tiết diện cáp điện đã đủ. Nhưng sau khi dùng lại nóng ghê gớm. Về sau đem dây cáp này dùng vào mạch từ trường kích từ chỉnh lưu thirixto của máy điện xoay chiều, tuy dòng điện lớn hơn nhưng lại không nóng. Tại sao?
Đáp: Điện áp đầu ra của bộ chỉnh lưu Silic như thể hiện bằng đường nét liền trong hình 17 – 5 – 14 (a) (khi chỉnh lưu 3 pha). Khi đấu (dây cáp bọc kim) lên ắc qui với điện thế ngược Eb như thể hiện bằng nét đứt, dưới tác dụng của hiệu điện áp chỉnh lưu và điện thế ngược uz – Eb, nếu điện trở trong của ắc qui là ra thì dòng điện sinh ra là i = (uz – Eb)/rb , hình sóng của nó như thể hiện ở hình (b), có thể thấy phân lượng xoay chiều của dòng điện rất lớn. Dòng điện này chạy qua cáp bọc kim sẽ cảm ứng ra dòng điện trên vỏ ngoài của nó, khiến cáp điện nóng lên. Nhưng cùng một cáp điện này, khi sử dụng trong mạch kích từ, do nhóm cuộn dây kích tử của môtơ đồng bộ là phụ tải điện cảm lớn, dòng điện chạy qua nó không thể nhanh chóng thay đổi, bị lọc sóng thành gần như một chiều, nên không cảm ứng ra dòng điện ở vỏ ngoài, chỉ cần cáp điện có đủ tiết diện sẽ không phát nhiệt.

17 – 5 – 15
Hỏi: Tại sao chỉnh lưu thirixto không dùng tụ điện lọc sóng?
Đáp: Nếu mạch chỉnh lưu thirixto dùng tụ điện để lọc sóng thì khi thirixto qua xúc phát dẫn thông sẽ có dòng điện nạp cho tụ điện chạy qua thirixto. Độ lớn của dòng điện này do hiệu điện áp nguồn và điện áp tụ điện cùng với trở kháng của mạch kín được tạo thành bởi nguồn điện và tụ điện quyết định. Khi hiệu giữa điện áp nguồn và điện áp của tụ điện tương đối lớn mà trở kháng của mạch kín lại rất nhỏ sẽ làm cho dòng điện xung kích khi thirixto vừa dẫn thông sẽ rất lớn. Sự tăng lên của dòng điện mà khi thirixto dẫn thông cho phép là có hạn. Nếu sự tăng lên vượt quá trị số cho phép của thirixto sẽ làm cháy thirixto do bị nóng cục bộ. Vì thế mạch chỉnh lưu thirixto không nên dùng tụ điện để lọc sóng.

17 – 5 – 16
Hỏi: Tại sao trong mạch chỉnh lưu kiểu 0 ba pha, không thể dùng bộ hỗ cảm xoay chiều để đo kiểm dòng điện chỉnh lưu?
Đáp: Phương pháp lợi dụng bộ hỗ cảm xoay chiều để đo kiểm dòng điện chỉnh lưu bên phía xoay chiều chỉ có thể sử dụng trong mạch chỉnh lưu mà phía xoay chiều không có phân lượng một chiều. Còn mạch chỉnh lưu kiểu 0 ba pha, trong tình hình dòng điện liên tục, trong một chu kỳ chỉ có 1/3 thời gian dòng điện chạy qua cuộn dây bên thứ cấp biến thế chỉnh lưu, vì thế bên thứ cấp biến thế là dòng điện dao động một chiều. Thành phần một chiều trong dòng điện dao động này không thể từ bên thứ cấp phản ánh đến bên sơ cấp, chỉ có thành phần xoay chiều mới có thể từ bên thứ cấp phản ánh bên sơ cấp, cho nên dùng bộ hỗ cảm xoay chiều không thể đo chính xác dòng điện chỉnh lưu. Đối với mạch điện chỉnh lưu như thế này phải trực tiếp đo bên phía một chiều.

17 – 5 – 17
Hỏi: Một biến thế chỉnh lưu kéo hai máy chỉnh lưu vận hành song song (hình 17 – 5 – 17 (a)), bây giờ muốn cải tiến thành vận hành nối tiếp (hình 17 – 5 – 17 (b)) được không?
Đáp: Để nâng cao điện áp một chiều, cải tiến thành cách đấu nối tiếp như hình (b) là hết sức sai lầm. Bởi vì khi một máy biến thế chỉnh lưu kéo hai bộ chỉnh lưu vận hành thì điểm A, C trên mạch điện cùng điện thế, điểm B, D cùng điện thế, nếu nối B với C lại một chỗ sẽ xảy ra ngắn mạch một chiều nghiêm trọng, hình thành dòng điệnngắn mạch rất lớn, cháy hỏng linh kiện. Cho nên không thể đổi thành vận hành nối tiếp như hình (b).

https://dienhathe.com


Điện Hạ Thế


Hotline: 0907 764 966 (Zalo) - Ms Nhung

email: [email protected]

Website: www.dienhathe.org

Điện Hạ Thế.com phân phối các sản phẩm thiết bị Điện Công Nghiệp, Biến Tần, Khởi Động Mềm,Phụ kiện tủ điện, dây cáp điện, ATS-Bộ Chuyển Nguồn Tự Động,Điện Dân Dụng,Tụ Bù, cuộn kháng, bộ điều khiển và các loại thiết bị tự động.:

Download Catalog sản phẩm, bảng giá thiết bị Điện Công Nghiệp tại : http://dienhathe.info

Related Posts: