Đồng Hồ

Đồng hồ đo điện trở cách điện Kyoritsu 3132A là một thiết bị đo dòng điện chuyên dụng dùng để đo điện trở với dải đo rộng. Sản phẩm giúp việc đo đạc, đánh giá điện trở một cách nhanh chóng, chính xác. Vì thế, vai trò của đồng hồ đo điện trở rất quan trọng.

Vậy, thành phần cấu tạo của nó như thế nào và cách sử dụng đồng hồ này ra sao? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu qua bài viết này.

Hình 1. Đồng hồ đo điện trở cách điện Kyoritsu Model 3132A.

1. Cấu tạo

Hình 2. Cấu tạo của Kyoritsu 3132A.

– Cấu tạo của Kyoritsu 3132A bao gồm:

  1. Chỉnh đồng hồ đo về 0.
  2. Nút test (kiểm tra).
  3. Đồng hồ hiển thị.
  4. Đầu vào.
  5. Đèn báo có điện trong mạch.
  6. Điều chỉnh điện trở (Ohm) về 0.
  7. Núm vặn (xoay) chọn chế độ làm việc.
  8. Đầu đo màu đỏ.
  9. Đầu đo màu đen.
  10. Nắp đậy của đầu đo màu đỏ.
  11. Nắp đậy của đầu đo màu đen.
  12. Kẹp an toàn hình cá sấu.

2. Hướng dẫn sử dụng

– Đầu tiên kết nối 2 đầu (cực dương và cực âm) với điện môi qua 2 dây dẫn, dùng dây dẫn thứ ba nối với thiết bị bảo vệ đầu cuối của đồng hồ (nếu có) – Đây là thiết bị nhằm loại bỏ nhiễu cho phép đo.

– Sau đó áp điện áp thử nghiệm lên điện môi trong 1 phút và đọc giá trị điện trở.

– Giữ nguyên các thông số điều kiện và tiếp tục đọc kết quả sau 1 phút, tiếp tục tiến hành như vậy nhiều lần. Vì các kết quả đo được sẽ thay đổi theo thời gian do tác dụng của điện dung, do đó cần có nhiều kết quả để tổng hợp, đánh giá đúng.

3. Các chức năng của thiết bị

3.1. Chức năng cảnh báo điện áp xoay chiều

– Lưu ý trước khi tiến hành đo:

  • Không bao giờ thực hiện các phép đo khi nắp của ngăn chứa pin chưa được đóng lại.
  • Không bao giờ nhấn nút test (kiểm tra) nếu đèn cảnh báo sáng hoặc tiếng chuông cảnh báo kêu. Điều này có thể làm hỏng mạch.

– Thực hiện kiểm tra điện áp bằng cách xoay núm vặn tại bất kì vị trí nào:

  • Ta kiểm tra được có sự xuất hiện của điện áp xoay chiều AC và chú ý rằng chức năng này hoạt động khi nút kiểm tra không bị đè (không bị nhấn xuống, không bị kẹt). Ghi chú: Thiết bị này chưa thể kiểm tra sự xuất hiện của điện áp DC.
  • Nối đầu dò màu đen với EARTH và đầu dò màu đỏ với phía LINE của mạch được thí nghiệm.
  • Lấy số đọc trên thang đo điện áp AC.

Hình 3. Chức năng cảnh báo điện áp xoay chiều.

3.2. Phương pháp đo điện trở cách điện

– Nối dây đo vào thiết bị và mạch điện cần đo.

– Kiểm tra mạch điện cần đo không có dòng điện chạy qua, như sau:

Hình 4. Đo điện trở cách điện.

  • Nối que đo vào mạch điện và đọc giá trị điện áp.
  • Nếu trong mạch có điện, thiết bị sẽ chỉ giá trị điện áp.
  • Nếu kim đồng hồ chỉ giá trị “0V”, mạch điện được ngắt.

– Nhấn nút đỏ. Đọc giá trị trên thang đo. Nếu cần đo liên tục, nhấn út đỏ, đồng thời xoay theo chiều kim đồng hồ đến vị trí khoá.

Chú ý: Không được để nút đỏ ở vị trí khoá khi không thực hiện phép đo.

– Phóng điện khỏi mạch điện sau khi đo: Khi thực hiện xong phép đo, chập 2 que đo vào nhau trong vòng 10 giây để dòng điện trong tụ nạp được phóng đi, tránh bị điện giật.

– Lưu ý: Không được chạm vào que đo và mạch điện trong quá trình thực hiện phép đo để tránh nguy hiểm đến con người.

Nhắc đến đồng hồ đo điện đa năng bạn sẽ phải bất ngờ vì trên thị trường hiện nay đang có tới 30 thương hiệu cung cấp sản phẩm này. Đây là thiết bị giúp người kỹ thuật điện đo lường điện với nhiều chức năng ampe kế, vôn kế, ôm kế để ứng dụng: đo tần số dòng điện, kiểm tra điện dung tụ điện…Từ đó phát hiện được những lỗi trong hệ thống điện để kịp thời đưa ra biện pháp xử lý. Dưới đây là một vài hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ đo điện đa năng mà chúng tôi đã tổng hợp được.

Những cách sử dụng đồng hồ đo điện đa năng

Sử dụng đồng hồ đo đa năng không khó, bạn chỉ cần nắm được nguyên lý hoạt động của nó cùng với ý nghĩa các thông số trên đồng hồ đo điện.

1. Đo thông mạch:

Các bạn để thang đồng hồ về vị trí đo ohm bấm select hiện biểu tượng âm thanh. Khi đo mạch nếu không bị đứt thì xuất hiện âm pip, khi hở mạch không có âm thanh báo hiệu.

2. Đo điện trở:

Bật chuyển mạch về thang đo Ohm, sau đó đưa đầu 2 que đo vào điện trở cần đo, chú ý không được chạm tay vào chân linh kiện đồng hồ sẽ không chính xác khi đo cả nội trở của tay người. Cũng không nên đo linh kiện trong mạch bởi R có thể là của linh kiện khác trong mạch.

3. Đo tụ điện:

Bật chuyển mạch của đồng hồ về thang đo tụ, chập hai đầu của tụ để phóng hết điện tích trên hai bản cực của tụ. Đưa hai que đo vào hai bản cực của tụ, đọc trị số đo được trên màn LCD.

4. Đo Diode:

Bật chuyển mạch về thang đo diode đưa 2 đầu que đo vào hai cực của diode, và đổi đầu que đo:

– Một chiều lên khoảng 0,6VDC, một chiều không lên ( đòng hồ hiện chữ OL) => diode tốt.

– Đo đi do lại hai chiều đều không lên (đồng hồ hiện OL) => diode bị đứt, hỏng.

– Đo đi đo lại hai chiều đều lên 0,0VDC => diode bị chập, hỏng.

5. Đo VAC, VDC:

– Đo VAC: Bật chuyển mạch của đồng hồ về Volts AC có biểu tượng (AC có dấu Ngã) Đưa 2 đầu que đo vào 2 điểm cần đo, đọc chỉ số hiển thị trên LCD.

– Đo VDC: Bật chuyển mạch của đồng hồ về VDC, đưa hai que đo: que đỏ, dương vào cực dương; que đen âm vào cự âm. Đọc chỉ số trên LCD.

Nếu trước chỉ số có dấu (-) ta phải đảo lại đầu que đo.

6. Đo A-AC, D-DC:

Bật chuyển mạch của đồng hồ về thang đo Ampes AC; DC. Chuyển giắc cắm dây đỏ – dương của đồng hồ sang giắc cắm đo Ampe, que đen vẫn giữ nguyên vị trí. Mắc nối tiếp đồng hồ với thiết bị cần đo, đọc trị số trên LCD.

7. Đo tần số hx:

Ở các loại đồng hồ khác, việc đo tần số ta chuyển mạch về Hz và đo như đo V-AC như thông thường, nhưng trong đồng hồ Fluke việc đo tần số Hz được tích hợp trên các thang đo VAC; VDC; AAC; ADC. Khi đo cần bấm vào nút select để chuyển về tính năng đo tần số (khi xuất hiện chữ Hz trên LCD)

như hình vẽ:

Một mẹo chuẩn cho bạn đó là  trên các đồng hồ đo điện sẽ có giới hạn dòng điện chịu đựng, bạn nên cân nhắc khi chọn số liệu khi đo. Nếu dòng điện tiêu thụ lớn hơn giới hạn của đồng hồ đo điện thì không nên đo vì nó sẽ dẫn đến tình trạng làm đứt cầu chì hay dẫn đến khả năng chập nổ ảnh hưởng tới hệ thống.

CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA MIKRO MU250

  • Microprocessor based numerical relay / Bộ xử lý kỹ thuật số
  • Undervoltage protection/ Bảo vệ thấp áp
  • Overvoltage protection/ Bảo vệ quá áp
  • Delay-on / Thời gian chờ tác động
  • 2 voltage-free output contacts / 2 tiếp điểm ngõ ra
  • Voltage and frequency display / Hiển thị điện áp và tần số
  • 3-Phase monitoring/ 3 pha
  • Unbalance protection/ Bảo vệ mất cấn bằng áp
  • Phase loss protection/ Bảo vệ mất pha
  • Phase sequence protection/ Bảo vệ thứ tự pha (đảo pha)
  • With or without neutral connection / Nối hoặc không nối dây trung tính
  • Phase to phase or phase to neutral monitoring / Theo dõi điện áp dây hoặc điện áp pha

SƠ ĐỒ NỐI DÂY

HIỂN THỊ MẶT TRƯỚC

Trong đó :

a: Đèn báo cấp nguồn

b: Đèn báo tác động / khởi động

c: Nút lên (Up key)

d: Nút xuống (Down key)

e: Nút Reset / Mode key (Reset / Mode key)

f: Nút kiểm tra (Test key)

g: Led hiện dữ liệu (Data led)

h: Led báo chức năng (Function Led)

Ký hiệu :

U<< : Thiếu áp

t<< : Thời gian chờ thiếu áp

U>> : Quá áp

t>> : Thời gian chờ thiếu áp

Y : Mất cân pha / mất pha

tY : Thời gian chờ mất cân pha / mất pha

CÁC BƯỚC CÀI ĐẶT

Bước 1: Cài đặt ngưỡng điện áp thấp : từ 1 % đến 25%

  1. Nhấn nút Reset/Mode cho đến khi Function Led hiện số 1.
  2. Nhấn đồng thời 2 nút lên + xuống lúc này Led dữ liệu chớp nháy báo đang ở chế độ lập trình.
  3. Nhân nút lên / xuống để chọn giá trị cài đặt thích hợp. Giả sử điện áp định mức 380V, Nếu muốn điện áp dưới 360V thì tác động, ta cài đặt giá trị này là 5% (20V).
  4. Nhấn đồng thời 2 nút lên + xuống để ghi lại kết quả.

Bước 2: Cài đặt thời gian chờ tác động thấp áp : từ 0.1 đến 30 giây.

  1. Nhấn nút Reset/Mode cho đến khi Function Led hiện số 2.
  2. Nhấn đồng thời 2 nút lên + xuống lúc này Led dữ liệu chớp nháy báo đang ở chế độ lập trình.
  3. Nhân nút lên / xuống để chọn giá trị cài đặt thích hợp.
  4. Nhấn đồng thời 2 nút lên + xuống để ghi lại kết quả.

Bước 3: Cài đặt ngưỡng quá áp : từ 1% đến 20% giây.

  1. Nhấn nút Reset/Mode cho đến khi Function Led hiện số 3.
  2. Nhấn đồng thời 2 nút lên + xuống lúc này Led dữ liệu chớp nháy báo đang ở chế độ lập trình.
  3. Nhân nút lên / xuống để chọn giá trị cài đặt thích hợp.
  4. Nhấn đồng thời 2 nút lên + xuống để ghi lại kết quả.

Bước 4: Cài đặt thời gian chờ tác động quá áp.

  1. Nhấn nút Reset/Mode cho đến khi Function Led hiện số 4.
  2. Nhấn đồng thời 2 nút lên + xuống lúc này Led dữ liệu chớp nháy báo đang ở chế độ lập trình.
  3. Nhân nút lên / xuống để chọn giá trị cài đặt thích hợp.
  4. Nhấn đồng thời 2 nút lên + xuống để ghi lại kết quả.

Bước 5: Cài đặt ngưỡng mất cân bằng pha : từ 3% đến 20%

  1. Nhấn nút Reset/Mode cho đến khi Function Led hiện số 5.
  2. Nhấn đồng thời 2 nút lên + xuống lúc này Led dữ liệu chớp nháy báo đang ở chế độ lập trình.
  3. Nhân nút lên / xuống để chọn giá trị cài đặt thích hợp.
  4. Nhấn đồng thời 2 nút lên + xuống để ghi lại kết quả.

Bước 6: Cài đặt ngưỡng mất cân bằng pha : từ 3% đến 20%

  1. Nhấn nút Reset/Mode cho đến khi Function Led hiện số 6.
  2. Nhấn đồng thời 2 nút lên + xuống lúc này Led dữ liệu chớp nháy báo đang ở chế độ lập trình.
  3. Nhân nút lên / xuống để chọn giá trị cài đặt thích hợp.
  4. Nhấn đồng thời 2 nút lên + xuống để ghi lại kết quả.

Bước 7: Cài đặt thời gian on cho ngõ ra relay r1 : 0 đến 999 giây

  1. Nhấn nút Reset/Mode cho đến khi Function Led hiện chữ A.
  2. Nhấn đồng thời 2 nút lên + xuống lúc này Led dữ liệu chớp nháy báo đang ở chế độ lập trình.
  3. Nhân nút lên / xuống để chọn giá trị cài đặt thích hợp.
  4. Nhấn đồng thời 2 nút lên + xuống để ghi lại kết quả.

Bước 8: Chọn hiển thị điện áp pha hoặc dây : L-L : dây; L-N : pha

  1. Nhấn nút Reset/Mode cho đến khi Function Led hiện chữ b.
  2. Nhấn đồng thời 2 nút lên + xuống lúc này Led dữ liệu chớp nháy báo đang ở chế độ lập trình.
  3. Nhân nút lên / xuống để chọn giá trị cài đặt thích hợp.
  4. Nhấn đồng thời 2 nút lên + xuống để ghi lại kết quả.

Bước 9: Cài đặt điện áp định mức : phụ thuộc vào áp dây hoặc áp pha ở bước 8

  1. Nhấn nút Reset/Mode cho đến khi Function Led hiện chữ c.
  2. Nhấn đồng thời 2 nút lên + xuống lúc này Led dữ liệu chớp nháy báo đang ở chế độ lập trình.
  3. Nhân nút lên / xuống để chọn giá trị cài đặt thích hợp.
  4. Nhấn đồng thời 2 nút lên + xuống để ghi lại kết quả.

Bước 10: Cài đặt chức năng R2 : 0 = Trip; 1=Pickup

  1. Nhấn nút Reset/Mode cho đến khi Function Led hiện chữ d.
  2. Nhấn đồng thời 2 nút lên + xuống lúc này Led dữ liệu chớp nháy báo đang ở chế độ lập trình.
  3. Nhân nút lên / xuống để chọn giá trị cài đặt thích hợp.
  4. Nhấn đồng thời 2 nút lên + xuống để ghi lại kết quả.

Bước 11: Cài đặt chế độ reset tự động (0) hay bằng tay (1)

  1. Nhấn nút Reset/Mode cho đến khi Function Led hiện chữ E.
  2. Nhấn đồng thời 2 nút lên + xuống lúc này Led dữ liệu chớp nháy báo đang ở chế độ lập trình.
  3. Nhân nút lên / xuống để chọn giá trị cài đặt thích hợp.
  4. Nhấn đồng thời 2 nút lên + xuống để ghi lại kết quả.

Sau khi cài đặt xong, nhấn Mode thêm sẽ hiển thị điện áp, tần số. Để theo dõi các điện áp khác nhau dùng phím mũi tên lên xuống

Chúc các bạn thành công!