220kV

Chương II.3 : ĐƯỜNG CÁP LỰC ĐIỆN ÁP ĐẾN 220KV

Phạm vi áp dụng và định nghĩa

II.3.1. Chương này áp dụng cho đường cáp lực điện áp đến 220kV và đường cáp nhị thứ. Các qui định chung áp dụng cho cáp giấy tẩm dầu, cáp khô và cáp dầu áp lực. Ngoài ra có một số qui định riêng cho cáp dầu áp lực. Đường cáp có điện áp lớn hơn 220kV phải thực hiện theo thiết kế đặc biệt và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đư¬ờng cáp đặt trong công trình có nguy cơ cháy nổ hoặc chỗ có nhiệt độ cao, ngoài các quy định trong quy phạm này còn phải tuân theo các quy định (hoặc các yêu cầu) bổ sung riêng hoặc thiết kế đặc biệt.

II.3.2. Đường cáp là đường dây truyền tải điện hoặc các tín hiệu điện cấu tạo bằng một hoặc nhiều ruột cáp có cách điện và được nối dài bằng hộp cáp, đầu nối và các chi tiết giữ cáp.

II.3.3. Công trình cáp là công trình dành riêng để đặt cáp, hộp nối cáp, máy cấp dầu cho cáp và các thiết bị khác dùng để đảm bảo cho đường cáp dầu áp lực làm việc bình thường.

II.3.4. Công trình cáp gồm có:

II.3.5. Cáp dầu áp lực thấp hoặc cao là đường cáp có áp suất dư lâu dài không vượt quá trị số cho phép của nhà chế tạo, thường:

II.3.6. Đoạn đường cáp là phần của đường cáp nằm giữa hai hộp cáp hoặc giữa hộp cáp và đầu cáp.

II.3.7. Trạm cấp dầu là công trình đặt ngầm hoặc nổi hoặc trên cao, có các thiết bị cấp dầu cho đường cáp (thùng chứa, thùng áp lực, máy cấp dầu v.v.).

II.3.8. Thiết bị phân nhánh của đường cáp dầu áp lực cao là phần nằm giữa đầu cuối của ống dẫn bằng thép đến đầu cuối của hộp đầu cáp 1 pha.

II.3.9. Máy cấp dầu là thiết bị vận hành tự động, bao gồm các thùng, bơm, ống, van một chiều, quạt thông gió, bảng điện và các thiết bị khác dùng để đảm bảo cấp dầu cho các đường cáp dầu áp lực cao.

Yêu cầu chung

II.3.10. Việc thiết kế và xây dựng đường cáp phải dựa trên cơ sở tính toán kinh tế – kỹ thuật có tính đến sự phát triển của lư¬ới điện, tầm quan trọng của đường cáp, đặc điểm của tuyến, phương thức đặt cáp và cấu tạo của cáp và hướng dẫn của nhà chế tạo cáp.

II.3.11. Khi chọn tuyến cáp, nếu có thể cần tránh vùng có đất ăn mòn vỏ kim loại của cáp hoặc xử lý theo Điều II.3.40 .

II.3.12. Việc xây dựng đường cáp phải theo đúng các yêu cầu trong qui định hiện hành về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.

II.3.13. Tuyến cáp phải được chọn sao cho ngắn nhất và đảm bảo an toàn không bị hư¬ hỏng về cơ học, chấn động, bị gỉ, bị nóng quá mức quy định hoặc bị ảnh hưởng tia hồ quang của các đường cáp đặt gần gây ra.

II.3.14. Để tránh cho đường cáp khỏi bị hư hỏng và bị các lực cơ học nguy hiểm trong quá trình lắp ráp và vận hành, phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

II.3.15. Việc bảo vệ đường cáp tránh khỏi dòng điện lạc mạch hoặc bị ăn mòn do đất phải thực hiện theo đúng các yêu cầu của quy phạm này và các quy định về bảo vệ chống ăn mòn cho công trình xây dựng.

II.3.16. Khi tính toán kết cấu của công trình cáp đặt ngầm phải tính đến trọng lượng cáp, đất lấp, lớp đất phủ làm đường ở trên và tải trọng của các phương tiện giao thông qua lại.

II.3.17. Công trình đặt cáp phải làm bằng vật liệu không cháy. Nghiêm cấm đặt thiết bị hoặc nguyên vật liệu trong công trình cáp và trên các kết cấu đỡ cáp, dù là tạm thời. Cáp đặt tạm phải tuân thủ tất cả các yêu cầu của việc đặt cáp và được phép của bộ phận quản lý vận hành.

II.3.18. Cáp đặt ngoài trời nên có biện pháp bảo vệ không bị ảnh hưởng của tia nắng và ảnh h¬ưởng của các nguồn nhiệt khác.

II.3.19. Khi uốn cáp, bán kính cong phải thực hiện theo yêu cầu của nhà chế tạo cáp.

II.3.20. Bán kính cong phía trong của ruột cáp khi tách ra phải thực hiện theo qui định của nhà chế tạo .

II.3.21. Độ căng của cáp khi đặt và kéo được xác định mức căng cơ học có thể chịu được của ruột và vỏ bọc cáp theo qui định của nhà chế tạo.

II.3.22. Mỗi đường cáp phải đựơc đánh số hoặc tên gọi riêng. Nếu đường cáp có nhiều cáp đặt song song với nhau, ngoài các số của chúng phải thêm vào các chữ “a”, “b”, “c” v.v.

II.3.23. Tuyến của mỗi đường cáp ngầm trong đất hoặc trong n¬ước phải có bản đồ mặt bằng ghi rõ đầy đủ các tọa độ t¬ương ứng so với các mốc có sẵn của công trình đã xây dựng hoặc so với các mốc đặc biệt. Ở những chỗ có hộp cáp cũng phải đánh dấu trên bản đồ.

Lựa chọn phương thức đặt cáp

II.3.24. Khi lựa chọn phương thức đặt cáp lực đến 35kV phải tuân thủ các bước:

II.3.25. Trong khu vực của nhà máy điện, các đường cáp phải đặt trong tuynen cáp, hộp dẫn cáp, mương, khối cáp, cầu đỡ và hành lang cáp. Việc lắp đặt cáp lực trong hào chỉ cho phép ở công trình phụ trợ cách xa nhà máy (kho nhiên liệu, xưởng) với số lượng cáp không lớn hơn 6. Trong khu vực nhà máy điện công suất đến 25MW, cho phép đặt cáp trong các hào.

II.3.26. Trong khu vực xí nghiệp công nghiệp, đường cáp phải đặt chìm trong các hào, đặt trong tuynen cáp, khối cáp, mương, trên cầu đỡ, hành lang và các tường của toà nhà.

II.3.27. Trong phạm vi các trạm biến áp và trạm phân phối, cáp cần đặt trong tuynen, mương, ống, hào cáp, cầu dẫn hoặc hành lang cáp.

II.3.28. Trong thành phố và nông thôn nếu dùng cáp đơn, thông thường đặt chìm trong đất (hào cáp) nên đi ngầm dưới vỉa hè, đi cạnh các dải đất trống, vườn hoa, tránh tuyến đường xe cộ.

II.3.29. Tại các phố, quảng trường có nhiều công trình ngầm, nếu số lượng cáp trong nhóm là 10 hoặc nhiều hơn, nên đặt trong khối ống và trong tuynen. Khi giao cắt với đường phố, quảng trường (có mật độ xe qua lại cao) đã ốp lát, mặt đường đã được rải hoàn chỉnh, phải đặt cáp trong khối cáp hoặc trong khối ống (đặt sẵn).

II.3.30. Bên trong toà nhà có thể đặt cáp trực tiếp theo cấu trúc của nhà (đặt hở và đặt trong hộp, ống), trong mương, tuynen cáp, ống cáp dưới sàn nhà, dưới sàn che và dưới móng của các thiết bị, trong gian hầm, tầng cáp trong các sàn kép.

II.3.31. Đối với cáp dầu áp lực (với số lượng bất kỳ) có thể đặt trong tuynen cáp, trong hành lang và trong đất (trong các hào); phương pháp lắp đặt do thiết kế xác định.

Lựa chọn loại cáp

II.3.32. Nếu đường cáp đặt ở tuyến đi qua các vùng đất có điều kiện môi trường khác nhau, phải lựa chọn kết cấu và tiết diện cáp theo đoạn tuyến có điều kiện khắc nghiệt nhất. Nếu chiều dài của đoạn tuyến còn lại đi qua vùng đất có điều kiện tốt hơn mà không v¬ượt quá chiều dài chế tạo của cáp thì vẫn chọn tiết diện và kết cấu của cáp theo điều kiện khắc nghiệt nhất.

II.3.33. Đối với đường cáp đi qua các vùng có điều kiện làm mát khác nhau, tiết diện cáp và kết cấu phải chọn theo điều kiện làm mát kém nhất, nếu chiều dài của đoạn đó trên 10m.

II.3.34. Cáp đặt trực tiếp trong đất hoặc trong n¬ước phải là cáp bọc thép. Vỏ kim loại của cáp phải có lớp phủ chống tác động hoá học.

II.3.35. Ống dẫn cáp dầu áp lực cao đặt trong đất hoặc trong nước cần có biện pháp bảo vệ chống ăn mòn.

II.3.36. Công trình cáp trong xưởng sản xuất ít nguy cơ hư hỏng do cơ học trong quá trình vận hành nên dùng loại không bọc thép, còn nơi có nhiều nguy cơ hư hỏng do cơ học phải dùng loại có vỏ bọc thép hoặc có biện pháp bảo vệ. Ở ngoài công trình cáp, cho phép đặt loại cáp không bọc thép tại những nơi có độ cao không được nhỏ hơn 2m. Tại những nơi độ cao nhỏ hơn, chỉ cho phép dùng cáp không bọc thép khi có biện pháp bảo vệ (trong hộp cáp, thép góc, ống luồn cáp v.v.).

Trường hợp phải đặt theo dạng hỗn hợp (trong đất, trong công trình cáp hoặc xưởng sản xuất) nên dùng loại cáp có chủng loại như loại đặt trong đất nhưng có lớp phủ chống cháy.

II.3.37. Khi đặt cáp trong công trình cáp hoặc trong gian sản xuất, cáp bọc thép không được có vỏ bọc bên ngoài, còn cáp không bọc thép thì ở ngoài vỏ kim loại không được có lớp bảo vệ bằng vật liệu dễ cháy.

II.3.38. Đối với cáp của nhà máy điện, trạm biến áp và điểm nút quan trọng của lưới điện, phải dùng loại cáp có băng thép bọc ngoài phủ bằng lớp vật liệu không cháy.

II.3.39. Đối với cáp đặt trong khối và ống cáp phải dùng loại không bọc thép nhưng có vỏ chì tăng cường. Tại các đoạn khối, ống cáp và đoạn rẽ có độ dài đến 50m, cho phép đặt loại cáp bọc thép có vỏ chì hoặc nhôm nhưng không có lớp vỏ bằng sợi ở ngoài cùng. Đối với đường cáp đặt trong ống, cho phép dùng loại có vỏ bằng nhựa tổng hợp hoặc cao su.

II.3.40. Khi đặt cáp ở vùng đất có hại đến vỏ thép như muối, bùn lầy, đất đắp có xỉ hoặc vật liệu xây dựng hoặc ăn mòn điện hoá, phải dùng loại cáp vỏ chì hoặc nhôm có lớp bảo vệ bên ngoài bằng nhựa tổng hợp. Ở những chỗ cáp đi qua vùng bùn lầy, cáp phải được lựa chọn có xét đến các điều kiện địa chất, hoá học và cơ học.

II.3.41. Đối với đường cáp đặt ở vùng đất không ổn định, phải dùng loại có vỏ bọc bằng sợi thép hoặc phải có biện pháp chống nguy hại đến cáp khi đất dịch chuyển (ví dụ dự phòng chiều dài cho đường cáp, lèn chặt đất, đóng cọc).

II.3.42. Ở chỗ cáp đi qua suối, bãi đất bồi, các kênh rạch cũng dùng loại cáp giống loại cáp đặt trong đất (xem thêm Điều II.3.78).

II.3.43. Đường cáp đặt theo cầu đường sắt và các cầu khác nên dùng loại cáp có vỏ nhôm bọc thép.

II.3.44. Đường cáp cung cấp điện cho thiết bị di động phải dùng loại cáp mềm có lớp cách điện bằng cao su hoặc bằng vật liệu t¬ương tự để chịu được khi cáp di chuyển hoặc bị uốn cong nhiều lần.

II.3.45. Đường cáp đặt dư¬ới n¬ước phải dùng loại cáp bọc bằng sợi thép tròn bện quanh và nên tránh nối cáp. Với mục đích này cho phép dùng cáp một ruột tuỳ theo chiều dài chế tạo cáp.

II.3.46. Đối với đường cáp dầu áp lực điện áp 110 – 220kV, loại cáp và kết cấu cáp do thiết kế xác định.

II.3.47. Khi đặt cáp điện áp đến 35kV ở những đoạn thẳng đứng hoặc dốc nghiêng quá mức quy định của nhà chế tạo thì phải dùng loại cáp có lớp cách điện tẩm dầu không chảy hoặc cáp có lớp cách điện tẩm ít dầu hoặc cáp khô. Với điều kiện nêu trên, cáp tẩm nhiều dầu chỉ cho phép dùng đầu cáp hoặc hộp nối hãm đặt trên đoạn cáp ứng với độ chênh lệch mức đặt cho phép trong các tiêu chuẩn chế tạo cáp đó.

II.3.48. Trong lưới điện 4 dây phải dùng cáp 4 ruột, không cho phép đặt dây trung tính riêng rẽ với các dây pha. Trong lưới điện xoay chiều điện áp tới 1kV ba pha 4 dây có trung tính nối đất, cho phép dùng cáp 3 ruột vỏ nhôm và dùng vỏ nhôm làm dây trung tính nối đất, trừ các trường hợp sau đây:

II.3.49. Đối với các đường cáp trong lưới điện 3 pha điện áp đến 35kV, trong trường hợp đặt biệt, cho phép dùng cáp một ruột cho từng pha nếu xét có lợi về kinh tế – kỹ thuật so với cáp 3 ruột hoặc trong trường hợp không thể chọn cáp đủ chiều dài chế tạo cần thiết.

II.3.50. Hệ thống cấp dầu đảm bảo cho đường cáp dầu áp lực làm việc an toàn trong chế độ làm việc bình thường và chế độ quá nhiệt.

II.3.51. Lượng dầu trong hệ thống cấp dầu được xác định có xét đến lượng dầu tiêu thụ của hệ thống đó. Ngoài ra phải đảm bảo lượng dầu dự trữ khi sửa chữa sự cố và lượng dầu cấp đủ cho đoạn dây dài nhất.

II.3.52. Thùng dầu áp suất thấp nên đặt trong nhà kín. Nếu số lượng thùng dầu ở trạm cấp dầu ngoài trời không quá 6 thùng nên đặt trong các ngăn bằng kim loại nhẹ, đặt trên giá hoặc cột.

II.3.53. Các máy cấp dầu áp suất cao cần phải đặt trong nhà kín, nhiệt độ trong nhà không được thấp hơn +10oC và đặt càng gần chỗ nối (chỗ cấp dầu) vào đường cáp càng tốt.

II.3.54. Khi đặt các đường cáp dầu áp lực cao song song với nhau, việc cấp dầu cho mỗi đường cáp nên thực hiện từ các máy cấp dầu riêng biệt, hoặc đặt thiết bị tự động chuyển các máy cấp dầu từ đường cáp này sang đường cáp kia.

II.3.55. Cần đảm bảo cấp điện cho các máy cấp dầu từ hai nguồn điện riêng biệt và nhất thiết phải có thiết bị tự động đóng nguồn dự phòng.

II.3.56. Mỗi một đường cáp dầu cần phải có hệ thống tín hiệu áp suất dầu, đảm bảo tự ghi và truyền các tín hiệu về mức giảm hoặc tăng áp suất của dầu quá giới hạn cho phép đến trung tâm vận hành.

II.3.57. Ở mỗi đoạn cáp dầu áp lực thấp phải đặt ít nhất hai bộ cảm biến áp suất, còn trên đường cáp dầu áp lực cao phải đặt bộ cảm biến tại từng máy cấp dầu. Tín hiệu sự cố phải được truyền đến trạm có ng¬ười trực th¬ường xuyên.

II.3.58. Các trạm cấp dầu cho đường cáp dầu áp lực phải có điện thoại liên lạc với điều độ lưới điện khu vực.

II.3.59. Gian đặt tủ bảng điện và thiết bị điều khiển tự động cho máy cấp dầu không được rung động.

Lắp đặt hộp nối và đầu cáp

II.3.60. Việc lắp đặt hộp nối và đầu cáp phải đảm bảo kết cấu phù hợp với sự làm việc của cáp và môi trường xung quanh. Hộp nối và đầu cáp phải đảm bảo không lọt ẩm và chất có hại vào trong cáp. Hộp nối và đầu cáp phải chịu được điện áp thử nghiệm theo qui định.

II.3.61. Hộp nối và đầu cáp phải sử dụng phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật.

II.3.62. Đối với hộp nối hoặc hộp nối hãm của cáp dầu áp lực thấp chỉ được dùng hộp nối bằng đồng hoặc đồng thau.

II.3.63. Trên đường cáp dùng cả cáp cách điện giấy tẩm dầu và cáp cách điện tẩm ít dầu, nếu mức đặt cáp cách điện giấy tẩm cao hơn mức đặt cáp cách điện tẩm ít dầu thì chỗ nối cáp phải dùng hộp nối hãm chuyển tiếp.

II.3.64. Những đường cáp điện áp trên 1kV dùng loại cáp mềm cách điện bằng cao su và vỏ bọc bằng cao su, khi đấu nối chúng cần thực hiện bằng phương pháp lưu hoá nóng (hấp chín) cao su và phủ bên ngoài chỗ nối bằng một lớp phủ chống ẩm.

II.3.65. Số lượng hộp nối trong một kilômét đường cáp xây dựng mới không vượt quá:

II.3.66. Chế tạo và lắp ráp các hộp đầu cáp, hộp nối phải thực hiện theo đúng các quy định và chỉ dẫn kỹ thuật riêng.

Nối đất

II.3.67. Các đường cáp có vỏ bọc kim loại và kết cấu để đặt cáp phải nối đất hoặc nối trung tính theo các yêu cầu trong Chương I.7 – Phần I.

II.3.68. Khi nối đất hoặc nối trung tính, vỏ kim loại và đai thép của cáp lực phải nối với nhau và nối với vỏ hộp nối bằng dây đồng mềm. Trong mọi trường hợp, dây nối đất phải có tiết diện không được nhỏ hơn 6mm2.

Tiết diện dây nối đất của cáp nhị thứ phải chọn tương ứng với yêu cầu nêu trong Chương I.7 – Phần I.

II.3.69. Đối với các đường cáp dầu áp lực thấp, phải nối đất hộp đầu cáp, hộp nối và hộp nối hãm. Với máy cấp dầu phải nối với đường cáp vỏ nhôm qua đoạn ống cách điện, vỏ của hộp đầu cáp phải cách ly với vỏ nhôm. Yêu cầu này không áp dụng cho các đường cáp nối trực tiếp vào máy biến áp. Khi sử dụng loại cáp dầu áp lực thấp có đai thép, tại mỗi giếng các hộp nối phải hàn nối cả hai đầu và nối đất.

II.3.70. Khi nối đường cáp với ĐDK mà tại cột không có nối đất, được phép dùng vỏ cáp làm dây nối đất cho hộp đầu cáp; nếu hộp đầu cáp ở phía kia của đường cáp đã được nối đất thì điện trở nối đất của vỏ cáp phải phù hợp với yêu cầu của Chương I.7 – Phần I.

Các yêu cầu đặc biệt với cáp trong nhà máy điện, trạm biến áp và thiết bị phân phối

II.3.71. Các yêu cầu nêu trong các Điều II.3.72 và 77 áp dụng đối với tổ hợp đường cáp của nhà máy điện công suất từ 25MW trở lên, thiết bị phân phối và trạm biến áp có điện áp 220 – 500kV, cũng như đối với các thiết bị phân phối và trạm biến áp có nhiệm vụ đặc biệt.

II.3.72. Sơ đồ đấu dây chính, sơ đồ tự dùng và sơ đồ thao tác điều khiển, các loại thiết bị và tổ hợp cáp của nhà máy điện hoặc trạm biến áp phải lắp đặt sao cho khi có hoả hoạn bên trong hay ngoài tổ hợp cáp thì một số tổ máy của nhà máy điện vẫn hoạt động bình thường, không làm gián đoạn việc nối dự phòng của các thiết bị phân phối và trạm biến áp cũng như hệ thống cảnh báo và chữa cháy.

II.3.73. Đối với nhóm cáp chính của nhà máy điện cần có các công trình cáp (tầng cáp, tuynen cáp, giếng cáp v.v.) tách biệt với các thiết bị công nghệ. Không để người không có chuyên môn tiếp cận tới.

II.3.74. Các cáp nhánh dự phòng lẫn nhau (cáp lực, thao tác, điều khiển, cáp tín hiệu, cứu hoả v.v.) cần lắp đặt sao cho khi xảy ra hoả hoạn, chúng không bị hỏng cùng một lúc. Như vậy các tổ hợp cáp phải chia thành các phân nhóm nhỏ và cách ly chúng với nhau. Việc phân chia thành các nhóm tuỳ thuộc điều kiện tại chỗ.

II.3.75. Trong khu vực của tổ máy phát điện, cho phép xây công trình cáp có mức chịu lửa là 0,25 giờ. Trong trường hợp này, các thiết bị công nghệ có thể là nguồn phát sinh cháy (thùng chứa dầu, trạm chứa dầu v.v.) phải được ngăn bằng các tấm có mức chịu lửa từ 0,75 giờ trở lên.

II.3.76. Tầng cáp, tuynen dùng đặt các loại cáp của các tổ máy khác nhau, kể cả tầng cáp và tuynen phía dưới tủ bảng điều khiển của các tổ máy phải phân chia theo từng tổ máy và ngăn tách riêng các phòng khác nhau vào tầng cáp, tuynen cáp, giếng cáp, hộp cáp, mương cáp và các điểm cáp đi qua bằng vách ngăn, tấm che có mức chịu lửa trên 0,75 giờ.

II.3.77. Chỗ cáp đi vào phòng kín của thiết bị phân phối, phòng đặt tủ bảng điều khiển và bảo vệ, thiết bị phân phối để hở, cần có các vách ngăn có mức chịu lửa trên 0,75 giờ.

Đặt cáp trong đất

II.3.78. Khi đặt trong đất, cáp cần đặt trong hào cáp. Phía d¬ưới cáp phải có lớp đất mịn, trên cáp phủ lớp đất mịn không lẫn sỏi, đá, xỉ quặng hoặc rác.

II.3.79. Độ sâu đặt cáp so với cốt chuẩn quy hoạch ít nhất là:

II.3.80. Khoảng cách từ đường cáp (ở mọi cấp điện áp khi đặt trong đất) đến móng nhà hoặc móng công trình xây dựng không được nhỏ hơn 0,6m.

II.3.81. Khi đặt cáp song song với nhau, nếu không có hướng dẫn của nhà chế tạo thì khoảng cách giữa các cáp ít nhất phải là:

II.3.82. Khi đặt cáp đi qua rừng hoặc qua vùng trồng cây, khoảng cách ít nhất từ cáp đến gốc cây là 2m. Nếu thỏa thuận được với các bên hữu quan của khu vực, có thể giảm khoảng cách trên khi cáp được đặt trong ống.

II.3.83. Khoảng cách từ cáp điện áp đến 35kV, cáp dầu áp lực đặt song song theo chiều ngang đến các đường ống (ống nước, mương nước), các tuyến ống hơi đốt áp suất thấp từ 0,0049MPa đến 0,588MPa không được nhỏ hơn 1m; đến các đường ống có áp suất trên 0,588MPa đến 1,176MPa không được nhỏ hơn 2m.

II.3.84. Khi đặt đường cáp song song với ống dẫn nhiệt, khoảng cách giữa cáp và ống dẫn không được nhỏ hơn 2m. Ở những chỗ bắt buộc phải đặt gần thì suốt đoạn đi gần cáp, ống dẫn nhiệt phải được bao một lớp cách nhiệt để tránh làm tăng nhiệt độ của đất xung quanh đường cáp, trong mọi điều kiện trong năm, không được tăng thêm quá 10oC với đường cáp điện áp tới 10kV và 5oC đối với đường cáp điện áp từ 22kV đến 220kV.

II.3.85. Khi đặt song song với đường sắt, cáp phải đặt ngoài chỉ giới của đường sắt. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được sự thỏa thuận của cơ quan quản lý đường sắt, cáp có thể đặt trong phạm vi đường sắt như¬ng phải cách đến tâm đường sắt không được nhỏ hơn 3,25m; khoảng cách từ cáp đến tâm đường sắt điện khí hoá không được nhỏ hơn 10,75m. Trong điều kiện chật hẹp, có thể giảm bớt khoảng cách trên như¬ng phải đặt cáp trong ống hoặc khối cáp suốt đoạn cáp đó.

II.3.86. Khi đặt đường cáp song song với đường tàu điện, khoảng cách từ cáp đến đường ray gần nhất không được nhỏ hơn 2,75m. Trong điều kiện chật hẹp có thể giảm khoảng cách trên với điều kiện trong suốt cả đoạn cáp đó, cáp phải đặt trong ống hoặc khối cáp cách điện như đã quy định trong Điều II.3.85.

II.3.87. Khi đặt đường cáp song song với đường ôtô cấp I hoặc cấp II, cáp phải đặt ngoài phạm vi rãnh thoát nư¬ớc hoặc chân nền đường không được nhỏ hơn 0,7m. Cho phép giảm khoảng cách trên nếu được sự thoả thuận của cơ quan quản lý giao thông.

II.3.88. Khoảng cách từ đường cáp đến trang bị nối đất của cột ĐDK điện áp trên 1kV đến 35kV không được nhỏ hơn 5m, đối với ĐDK điện áp từ 110kV trở lên không được nhỏ hơn 10m. Tại các đoạn hẹp, khoảng cách đến trang bị nối đất của cột ĐDK cho phép 2m trở lên.

II.3.89. Ở chỗ giao chéo giữa đường cáp lực và cáp khác, phải có lớp đất dày không được nhỏ hơn 0,5m để ngăn cách. Với cáp điện áp đến 35kV, nếu dùng ống hoặc tấm đan bêtông để ngăn cách suốt đoạn giao chéo thêm mỗi phía 1m, có thể giảm khoảng cách đó đến 0,15m, các cáp nhị thứ và thông tin phải đặt trên cáp lực.

II.3.90. Khi giao chéo với đường ống dẫn, kể cả ống dẫn dầu và hơi đốt, khoảng cách ít nhất giữa cáp và ống phải là 0,5m, nếu đặt cáp trong ống suốt cả đoạn giao chéo cộng thêm mỗi phía 2m có thể giảm khoảng cách còn 0,25m.

II.3.91. Khi đường cáp điện áp đến 35kV giao chéo với ống dẫn nhiệt, khoảng cách từ cáp đến lớp bọc cách nhiệt của ống dẫn nhiệt không được nhỏ hơn 0,5m, khi đó ống dẫn nhiệt suốt đoạn giao chéo với đường cáp cộng thêm mỗi phía 2m phải được bọc cách nhiệt sao cho nhiệt độ của đất xung quanh cáp không tăng thêm quá 10oC so với nhiệt độ cao nhất trong mùa hè và 15oC so với nhiệt độ thấp nhất trong mùa đông.

II.3.92. Khi giao chéo với đường sắt và đường ôtô, cáp phải đặt trong tuynen, trong khối cáp hoặc trong ống suốt chiều ngang của đường cộng thêm mỗi phía 0,5m tính từ mép đường; chiều sâu chôn cáp ít nhất là 1m kể từ mặt đường và thấp hơn đáy mương thoát nước ở hai bên đường ít nhất là 0,5m.

II.3.93. Khi giao chéo với đường ray xe điện, cáp phải đặt trong khối cáp hoặc ống cáp cách điện (xem Điều II.3.85). Chỗ giao chéo phải cách chỗ bẻ ghi hoặc chỗ nối dây điện (dây âm) vào đường ray không được nhỏ hơn 3m.

II.3.94. Khi giao chéo với nơi ôtô ra vào, nhà để xe, cáp phải đặt trong ống.

II.3.95. Khi đặt hộp nối cáp, khoảng cách giữa vỏ hộp nối đến cáp khác gần nhất không được nhỏ hơn 250mm. Trường hợp không thể thực hiện được khoảng cách trên, phải có biện pháp bảo vệ cáp nằm gần hộp nối không bị hỏng (như dùng gạch hoặc tấm đan để ngăn hộp nối cáp).

II.3.96. Khi tuyến cáp xuất hiện dòng lạc mạch với trị số nguy hiểm, cần phải có các biện pháp sau:

Đặt cáp trong khối cáp và máng cáp

II.3.97. Ống cáp, khối cáp có thể làm bằng thép, gang, bêtông, sành sứ, nhựa tổng hợp hoặc bằng các vật liệu tư¬ơng tự. Khi lựa chọn vật liệu làm ống hoặc khối cáp phải chú ý đến mực nước ngầm, độ xâm thực của nư¬ớc cũng như dòng điện lạc mạch ở nơi đặt cáp. Cáp một pha chỉ được đặt trong ống bằng vật liệu không từ tính. Mỗi pha của đường cáp phải đặt trong từng ống riêng biệt.

II.3.98. Số lượng ngăn trong khối cáp, khoảng cách giữa các ngăn và kích thước của ngăn phải được lựa chọn theo điều kiện phát nhiệt.

II.3.99. Mỗi khối cáp phải có 15% ngăn dự phòng như¬ng không được nhỏ hơn một ngăn.

II.3.100. Chiều sâu đặt ống và khối cáp trong đất phải lấy theo tình hình thực tế, như¬ng không được nhỏ hơn trị số đã quy định trong Điều II.3.79, tính từ cáp trên cùng.

II.3.101. Khối cáp và ống cáp khi đặt phải có độ dốc về phía giếng cáp ít nhất là 0,2%.

II.3.102. Các ống cáp đặt trực tiếp trong đất, khoảng cách ít nhất giữa chúng, giữa các ống với cáp hoặc với công trình khác phải áp dụng như với cáp không có ống (xem Điều II.3.81).

II.3.103. Cáp đặt trong khối cáp, ở những chỗ đường cáp đổi h¬ướng và chỗ cáp từ khối cáp vào đất phải xây giếng cáp để đảm bảo dễ dàng khi thi công cáp. Ở những đoạn tuyến thẳng cũng phải xây giếng cáp như vậy, khoảng cách giữa các giếng xác định theo chiều dài giới hạn cho phép của cáp.

II.3.104. Cáp đi từ ống hoặc khối cáp vào nhà, hầm hoặc tầng hầm v.v. có thể thực hiện theo một trong các biện pháp sau đây:

II.3.105. Ở chỗ đầu ra từ ống hoặc ngăn của khối cáp hoặc máng cáp, cũng như ở chỗ nối ống, mặt trong của ống, của khối ống và của máng phải phẳng và nhẵn để tránh h¬ư hỏng lớp vỏ bọc bên ngoài khi kéo cáp.

II.3.106. Trạm phân phối ngoài trời ở vùng có mực nước ngầm cao, cần dùng phương pháp đặt cáp nổi (trong máng hoặc hộp cáp). Máng cáp và tấm đậy phải làm bằng bêtông cốt thép. Các máng cáp phải đặt trên trụ đỡ bêtông có độ nghiêng ít nhất 0,2% theo tuyến để dễ thoát nư¬ớc. Nếu trên tuyến cáp nổi có các lỗ thoát nước thì không cần tạo độ nghiêng.

Đặt cáp trong công trình cáp

II.3.107. Công trình cáp phải tính đến khả năng đặt thêm khoảng 15% số cáp có trong thiết kế (thay thế cáp trong quá trình lắp đặt, đặt thêm v.v.).

II.3.108. Các tầng cáp, tuynen, hành lang cáp, cầu dẫn và giếng cáp phải tách biệt với các phòng khác và các công trình cáp bên cạnh bằng tường ngăn chống cháy với mức chịu lửa không ít hơn 0,75 giờ. Những tường ngăn với tuynen cáp dài phải chia thành từng đoạn, có cửa ra vào cách nhau không quá 150m nếu đặt cáp lực và cáp nhị thứ; không dài quá 100m nếu đặt cáp dầu áp lực. Diện tích một đoạn tuynen có sàn kép không lớn hơn 600m2.

II.3.109. Trong tuynen và mương cáp phải có biện pháp ngăn ngừa nước thải công nghiệp, dầu chảy vào và có thể xả nước lẫn đất cát ra ngoài. Độ dốc đáy thoát của chúng không được nhỏ hơn 0,5% về phía có hố tích nước hoặc mương thoát nước. Việc đi lại từ ngăn hầm nọ sang ngăn hầm kia khi chúng nằm ở các độ cao khác nhau phải có đường dốc đặt nghiêng không quá 15o. Cấm dùng bậc kiểu cầu thang giữa các ngăn của tuynen cáp.

II.3.110. Mương cáp và sàn kép trong trạm phân phối và trong gian nhà phải được đậy kín bằng các tấm có thể tháo lắp được và bằng vật liệu chống cháy. Trong gian có máy điện quay và các phòng tương tự nên dùng các tấm thép có gân. Khi đậy mương cáp, sàn kép phải tính đến khả năng vận chuyển thiết bị trên đó.

II.3.111. Trọng lượng của tấm nắp đậy có thể nâng được không nặng quá 50kg. Mỗi tấm phải có móc để nâng lên khi cần.

II.3.112. Cấm xây dựng mương cáp ở những chỗ có thể có kim loại nóng chảy, chất lỏng có nhiệt độ cao chảy vào hoặc các chất có thể làm hư hỏng vỏ kim loại của cáp. Tại các chỗ đó cũng không cho phép đặt cửa ra vào của buồng cáp, tuynen cáp.

II.3.113. Các tuynen ngầm ở ngoài toà nhà phải có lớp đất phủ dày 0,5m trên bề mặt.

II.3.114. Khi lắp đặt cáp chung với đường ống dẫn nhiệt trong công trình, độ tăng nhiệt của không khí tại vùng đặt cáp do ống dẫn nhiệt không được vượt quá 5oC trong suốt năm; để đạt mục đích đó phải tính đến việc thông gió và tăng cường cách nhiệt cho các đường ống nhiệt.

II.3.115. Trong công trình cáp nên dùng hết độ dài chế tạo của cáp, còn khi đặt cáp phải tuân theo các yêu cầu sau:

II.3.116. Cáp dầu áp lực cần đặt trong các công trình riêng. Cho phép đặt cáp dầu áp lực chung với các loại cáp khác, khi đó cáp dầu áp lực phải đặt ở phần thấp nhất và ngăn cách với cáp khác bằng giá đỡ nằm ngang có mức chịu lửa không được nhỏ hơn 0,75 giờ, cũng ngăn như vậy giữa các cáp dầu áp lực với nhau.

II.3.117. Mức độ cần thiết đặt và số lượng trang thiết bị tự động báo và chữa cháy trong công trình cáp phải xác định trên cơ sở các tài liệu chỉ dẫn đã được duyệt.

II.3.118. Trong công trình cáp có cáp nhị thứ và cáp lực có đai thép có tiết diện bằng hoặc lớn hơn 25mm2, cáp bọc chì không đai thép phải đặt theo giá đỡ dạng công son. Cáp nhị thứ không bọc thép, cáp lực không đai thép vỏ chì, và cáp lực các loại vỏ bọc khác có tiết diện dưới 16mm2 phải đặt trong máng hoặc giá ngăn (có thể bằng tấm kín hoặc có nan thưa).

II.3.119. Tại các vị trí chật hẹp của công trình ngầm, cho phép dùng tuynen cáp có chiều cao giảm so với các số liệu ở bảng II.3.1 nhưng không được nhỏ hơn 1,5m và phải thực hiện các yêu cầu: điện áp của đường cáp không được cao hơn 10kV, độ dài của tuynen cáp không quá 100m, những khoảng cách còn lại phải theo đúng bảng II.3.2 và cuối tuynen phải có lối thoát.

II.3.120. Cáp dầu áp lực thấp và cáp một pha cần cố định lên giá đỡ kim loại sao cho quanh cáp không có các mạch từ khép kín; khoảng cách các điểm cố định cáp không quá 1m.

II.3.121. Độ cao của giếng cáp không được nhỏ hơn 1,8m; độ cao của buồng cáp không quy định. Các loại giếng cáp dùng để đặt hộp nối, hộp nối hãm hoặc bán hãm phải có kích thước đủ để lắp đặt mà không phải đào thêm. Giếng cáp trên bờ, nơi các đường cáp chuyển sang đi ngầm trong nước phải có kích thước để đặt được cáp dự phòng và thiết bị cấp dầu. Tại đáy các giếng cần có hố thu nước mưa, nước ngầm và thiết bị bơm nước ra ngoài theo yêu cầu trong Điều II.3.109.

II.3.122. Cửa lên xuống của giếng và tuynen cáp phải có đường kính không được nhỏ hơn 650mm và nắp đậy bằng kim loại; trong đó cửa phải có khoá mở được từ phía dưới không cần chìa. Các nắp đậy cần có tay nắm để cầm mở được.

II.3.123. Hộp nối cáp lực điện áp từ 6 – 35kV trong tuynen cáp, tầng cáp và mương cáp phải có vỏ bảo vệ chống cháy nổ trong hộp cáp.

II.3.124. Hộp đầu cáp của cáp dầu áp lực cao phải đặt ở các phòng có trang thiết bị sấy tự động khi nhiệt độ môi trường xung quanh xuống dưới 5oC.

II.3.125. Khi đặt cáp dầu áp lực trong hành lang cáp phải tính đến việc sưởi ấm hàng lang theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng của cáp dầu.

II.3.126. Công trình cáp, trừ tầng cáp, hố cáp dùng để đặt hộp nối, mương cáp và buồng cáp phải trang bị thông gió tự nhiên hoặc nhân tạo và việc thông gió đối với từng ngăn phải độc lập với nhau.

Đặt cáp trong gian sản xuất

II.3.127. Khi đặt cáp trong nhà xưởng phải theo các yêu cầu sau:

II.3.128. Đặt cáp dưới nền và giữa các sàn phải trong mương hoặc trong ống nhưng cấm không được lèn chặt. Chỗ cáp chui qua sàn và tường có thể đặt ống hoặc làm các hốc lỗ cho cáp. Sau khi đặt cáp, các kẽ hở của ống và các hốc phải được chèn, trám kín bằng các vật liệu chống cháy.

Đặt cáp trong nước

II.3.129. Khi cáp đi qua sông ngòi, kênh rạch v.v. cần đặt ở đoạn có đáy và bờ ít bị nước làm xói lở (giao chéo sông suối – xem Điều II.3.42). Khi đặt cáp qua sông mà dòng chảy thường thay đổi và các bờ thường bị ngập nước, việc đi chìm của cáp ở đáy sông phải tính đến điều kiện cụ thể. Độ sâu của cáp do thiết kế xác định. Không nên đặt cáp ở vùng bến cảng, bến đỗ tàu thuyền, cầu cảng, cầu phao và những bến đỗ thường xuyên của tàu thuyền.

II.3.130. Khi đặt cáp dưới biển, phải chú ý đến độ sâu, tốc độ và lực đẩy của nước của gió tại vùng cáp bắt đầu chuyển từ bờ xuống biển, chú ý đến thành phần hoá học địa hình của đáy biển, thành phần hoá học của nước.

II.3.131. Đặt cáp dưới đáy sao cho tại chỗ không bằng phẳng cáp không bị võng xuống do trọng lượng của cáp, phải làm phẳng những gờ nhô cao nhọn sắc. Cần tránh đặt cáp tại những nơi có đá ngầm, vực sâu và vật cản dưới nước; hoặc nếu đặt cáp thì phải có hào cáp, rãnh cáp.

II.3.132. Khi cáp đi qua sông ngòi, kênh rạch v.v. phải chôn sâu dưới đáy không được nhỏ hơn 1m tại vùng gần bờ và tại chỗ nước nông, chỗ đường qua lại của tàu thuyền; không được nhỏ hơn 2m khi đặt cáp dầu áp lực.

II.3.133. Khoảng cách giữa các cáp đặt chìm ở đáy sông, kênh v.v. có độ rộng đến 100m nên đặt không được nhỏ hơn 0,25m. Đường cáp ngầm đặt cách các đường cáp đã có không được nhỏ hơn 1,25 lần độ sâu tại chỗ đặt cáp tính theo mức nước trung bình nhiều năm. Khi đặt cáp dầu áp lực thấp trong nước ở độ sâu 5  15m và tốc độ của dòng chảy không lớn hơn 1m/s, khoảng cách giữa các pha riêng biệt (không có kẹp đặc biệt giữa các pha) nên lấy không được nhỏ hơn 0,5m, khoảng cách giữa các cáp ngoài cùng của đường cáp đi song song không được nhỏ hơn 5m.

II.3.134. Tại chỗ bờ không có kè hoàn chỉnh thì chỗ cáp chuyển tiếp xuống nước phải có dự phòng chiều dài không được nhỏ hơn 10m đối với sông ngòi và 30m khi đặt ở biển. Tại bờ đã được kè ốp hoàn chỉnh thì phần cáp trên bờ phải đặt trong ống cáp. Tại điểm cáp bắt đầu chuyển xuống nước thông thường phải xây giếng cáp. Đường ống đặt dốc nghiêng cao về phía giếng trên bờ, đầu thấp phải nằm ở độ sâu không được nhỏ hơn 1m so với mực nước lúc thấp nhất. Đường ống cáp ở phần bờ phải gia cố chắc chắn. II.3.135. Tại những nơi dòng chảy và bờ thường không có ranh giới rõ ràng, bờ thường bị xói lở ảnh hưởng đến cáp phải có biện pháp chống xói lở, chống ngập do lũ lụt bằng cách gia cố vùng bờ đó (làm kè, đóng cọc, đắp đê ngăn v.v.).

II.3.136. Cấm đặt cáp giao chéo nhau dưới nước.

II.3.137. Tại điểm cáp vượt sông, kênh cần có biển báo ở trên bờ theo quy định của luật giao thông đường thuỷ và đường biển hiện hành.

II.3.138. Khi đặt trong nước từ 3 đường cáp trở lên, điện áp đến 35kV phải có một cáp dự phòng cho từng nhóm 3 cáp. Khi đặt trong nước, đường cáp dầu áp lực loại từng pha phải có dự phòng: với một đường – dự phòng 1 pha; đối với 2 đường – dự phòng 2 pha; còn từ 3 đường trở lên thì theo thiết kế cụ thể nhưng không ít hơn 2 pha. Các pha dự phòng phải đặt sao cho lúc cần phải thay thế được cho bất kỳ pha nào trong các pha đang làm việc.

Đặt cáp ở công trình đặc biệt

II.3.139. Đặt cáp theo cầu đá, cầu bêtông cốt thép, cầu sắt phải ở dưới phần đường đi bộ của cầu đó, đặt trong mương cáp hoặc trong ống chống cháy cho riêng từng cáp; Cần chú ý biện pháp giảm việc chảy trực tiếp của nước mưa lên các ống đó.

II.3.140. Đặt cáp theo công trình bằng gỗ (cầu, bến đỗ tàu thuyền v.v.) phải đặt trong ống thép hoặc ống bằng vật liệu chống cháy.

II.3.141. Tại chỗ cáp đi qua khe giãn nở của cầu, giữa kết cấu và mố cầu phải có biện pháp để tránh cáp bị hư hỏng cơ học.

II.3.142. Đặt cáp theo đập nước, đê, cầu cảng, bến đỗ tàu, đặt trực tiếp trong rãnh đất được phủ lớp đất dày không được nhỏ hơn 1m.

II.3.143. Cấm đặt loại cáp dầu dọc theo các cầu.