Quy phạm trang bị điện chương III.2 : TRANG BỊ PHÂN PHỐI VÀ TRẠM BIẾN ÁP ĐIỆN ÁP TRÊN 1KV

Ch­ương III.2 : TRANG BỊ PHÂN PHỐI VÀ TRẠM BIẾN ÁP ĐIỆN ÁP TRÊN 1KV

Phạm vi áp dụng và định nghĩa

III.2.1. Chương này áp dụng cho trang bị phân phối (TBPP) và trạm biến áp (TBA) cố định, điện áp xoay chiều trên 1kV đến 500kV. Chương này không áp dụng cho TBPP và TBA chuyên dùng được qui định theo các điều kiện kỹ thuật đặc biệt và các trang bị điện di động.

III.2.2. TBPP là trang bị điện dùng để thu nhận và phân phối điện năng, gồm các thiết bị đóng cắt, điều khiển, bảo vệ, đo lường, thanh dẫn, cách điện, kết cấu kiến trúc liên quan và thiết bị phụ (nén khí, ắcquy v.v.). TBPP ngoài trời là TBPP mà toàn bộ thiết bị hoặc các thiết bị chủ yếu của nó được đặt ngoài trời. TBPP trong nhà là TBPP được đặt trong nhà.

III.2.3. TBPP trọn bộ là trang bị điện lắp ráp sẵn hoặc đã được chuẩn bị từng phần để lắp ráp, liên kết thành khối, gồm toàn bộ hoặc một phần các tủ hoặc các khối đã lắp sẵn thiết bị điện, thiết bị điều khiển, bảo vệ, đo lường và các thiết bị phụ. TBPP trọn bộ trong nhà là TBPP trọn bộ được đặt trong nhà. TBPP trọn bộ ngoài trời là TBPP được đặt ngoài trời.

III.2.4. TBA là trạm có các máy biến áp lực kết nối hai hoặc nhiều lưới điện có điện áp khác nhau. Ngoài ra, TBA còn có các TBPP, các thiết bị điều khiển, bảo vệ, đo lường và các thiết bị phụ. TBA có các loại: TBA ngoài trời và TBA trong nhà.

III.2.5. TBA liền nhà là TBA xây dựng liền với nhà chính.

III.2.6. TBA bên trong là TBA trong nhà được bố trí trong phạm vi nhà chính.

III.2.7. TBA phân xưởng là TBA bố trí trong nhà phân xưởng sản xuất (đặt chung phòng hoặc trong phòng riêng).

III.2.8. TBA trọn bộ là TBA gồm MBA và các khối hợp bộ (tủ phân phối trọn bộ trong nhà hoặc ngoài trời v.v.) đã lắp ráp sẵn toàn bộ hoặc từng khối. TBA trọn bộ bố trí trong nhà gọi là TBA trọn bộ trong nhà, bố trí ngoài trời gọi là TBA trọn bộ ngoài trời.

III.2.9. TBA trên cột là TBA ngoài trời mà tất cả các thiết bị cao áp đều đặt trên cột hoặc kết cấu trên cao của cột, ở độ cao đủ an toàn về điện, không cần rào chắn xung quanh.

III.2.10. Trạm cách điện khí (Gas insulated substation – GIS): Trạm gồm các thiết bị điện được bọc kín, có cách điện bằng chất khí (không phải là không khí).

III.2.11. Trạm cắt là trạm gồm thiết bị đóng cắt, các thanh dẫn, không có máy biến áp lực.

III.2.12. Ngăn điện là ngăn đặt thiết bị điện và thanh dẫn. Ngăn kín là ngăn được che kín tất cả các phía và có cửa bằng tấm kín (không có lưới). Ngăn rào chắn là ngăn mà các cửa, lỗ của ngăn được rào chắn hoàn toàn hoặc một phần (bằng lưới hoặc bằng lưới kết hợp với tấm kín). Ngăn nổ là ngăn kín dùng để đặt các thiết bị cần được ngăn cách để hạn chế hậu quả của sự cố, trong đó và có cửa mở ra ngoài hoặc ra phía hành lang thoát nổ. III.2.13. Hành lang vận hành là hành lang dọc theo các ngăn điện hoặc tủ TBPP trọn bộ để vận hành thiết bị điện. Hành lang thoát nổ là hành lang mà cửa của ngăn nổ mở ra phía đó.

Yêu cầu chung

III.2.14. Thiết bị điện, các phần dẫn điện, cách điện, phụ kiện kẹp giữ, rào chắn, các kết cấu chịu lực, khoảng cách cách điện và các khoảng cách khác phải được lựa chọn và lắp đặt sao cho:

1. Trong điều kiện làm việc bình thường, các lực tĩnh và động, phát nóng, hồ quang điện và các hiện tượng khác (đánh lửa, sinh khí v.v.) không gây hư hỏng thiết bị, kết cấu kiến trúc và gây ngắn mạch giữa các pha hoặc giữa pha với đất và không gây nguy hiểm cho người.

2. Trong điều kiện làm việc không bình thường phải có khả năng hạn chế những hư hỏng do hiện tượng ngắn mạch gây ra.

3. Khi cắt điện một mạch điện bất kỳ, các thiết bị điện, phần dẫn điện và kết cấu thuộc mạch ấy, có thể kiểm tra, thay thế và sửa chữa một cách an toàn mà không làm ảnh hưởng đến chế độ làm việc bình thường của các mạch điện lân cận.

4. Đảm bảo khả năng vận chuyển dễ dàng và an toàn các thiết bị.

Yêu cầu ở điểm 3 không áp dụng cho TBPP trong các trạm khi sửa chữa được cắt điện toàn bộ.

III.2.15. Khi sử dụng dao cách ly kiểu lưỡi hở để đóng cắt dòng điện không tải MBA, dòng điện nạp hoặc dòng điện cân bằng của đường dây tải điện, thì khoảng cách giữa các phần dẫn điện và giữa các phần dẫn điện với đất phải thoả mãn yêu cầu được nêu trong chương này và của các hướng dẫn kỹ thuật tương ứng.

III.2.16. Khi lựa chọn các thiết bị điện, phần dẫn điện, cách điện, phải xét theo điều kiện ổn định động, ổn định nhiệt, còn đối với máy cắt phải xét thêm khả năng đóng cắt và phải tuân theo các quy định nêu trong Chương I.4 – Phần I.

III.2.17. Kết cấu để lắp đặt thiết bị điện nêu trong Điều III.2.16 phải chịu được lực tác động do trọng lượng thiết bị, do gió trong điều kiện bình thường cũng như lực tác động phát sinh khi thao tác và ngắn mạch.

Kết cấu xây dựng ở gần các phần dẫn điện mà người có thể chạm tới, không được nóng quá 50oC do dòng điện và khi không chạm tới được thì không được nóng quá 70oC. Không cần kiểm tra độ nóng các kết cấu ở gần các phần dẫn điện có dòng điện xoay chiều danh định 1kA trở xuống.

III.2.18. Trong các mạch của TBPP phải đặt thiết bị cách ly có chỗ cắt nhìn thấy được bằng mắt thường để thấy rõ đã tách rời các thiết bị điện (máy cắt, biến dòng điện, biến điện áp, cầu chảy v.v.) của từng mạch ra khỏi thanh dẫn cũng như khỏi những nguồn điện khác.

Yêu cầu này không áp dụng cho các TBPP trọn bộ (kể cả trạm GIS), cuộn cản cao tần và tụ điện thông tin liên lạc, biến điện áp kiểu tụ điện đặt ở thanh cái và đầu đường dây ra; chống sét đặt ở đầu ra MBA hoặc ở đầu đường dây ra hoặc ở MBA có đường vào bằng cáp. Trong trường hợp riêng, do kết cấu hoặc sơ đồ, được đặt các biến dòng điện trước dao cách ly dùng để cắt các thiết bị còn lại của mạch này ra khỏi nguồn điện.

III.2.19. Máy cắt hoặc bộ truyền động của máy cắt phải có cái chỉ thị vị trí làm việc (đóng hoặc cắt) chính xác, chắc chắn và nhìn thấy được. Không cho phép sử dụng tín hiệu đèn làm cái chỉ thị duy nhất vị trí của máy cắt. Nếu bộ truyền động bị tường ngăn cách với máy cắt thì phải có cái chỉ thị vị trí ở trên máy cắt và cả trên bộ truyền động.

III.2.20. Khi bố trí TBPP và TBA ở nơi mà không khí có chất gây tác hại cho thiết bị và thanh dẫn hoặc làm giảm mức cách điện thì phải có biện pháp đảm bảo thiết bị làm việc tin cậy và an toàn như:

Khi đặt TBPP và TBA ngoài trời ở gần bờ biển dưới 5km, xí nghiệp hoá chất v.v. ở những nơi mà kinh nghiệm vận hành lâu năm cho thấy nhôm bị ăn mòn thì phải dùng loại dây hoặc thanh dẫn nhôm hoặc hợp kim nhôm có bảo vệ chống ăn mòn, hoặc dùng dây hoặc thanh dẫn đồng.

III.2.21. Khi bố trí TBPP và TBA ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển thì khoảng cách không khí cách điện, vật cách điện và cách điện bên ngoài của thiết bị phải được chọn thoả mãn với yêu cầu nêu trong Điều III.2.52, 53; III.2.88, 89 phù hợp với việc giảm khả năng cách điện do giảm áp suất khí quyển.

III.2.22. Thanh dẫn của TBPP và TBA thường dùng dây nhôm, dây nhôm lõi thép, ống hoặc thanh nhôm, hợp kim nhôm, dây đồng, thanh đồng hoặc hợp kim của đồng.

Khi dùng ống, các đầu ống phải được bịt lại.

Các thanh dẫn chỉ được dùng khi phù hợp các yêu cầu nêu trong Chương II.2 – Phần II.

III.2.23. Ký hiệu pha của thiết bị điện, thanh dẫn của TBPP và TBA phải phù hợp với những yêu cầu nêu trong Chương I.1 – Phần I.

III.2.24. TBPP điện áp 6kV trở lên phải có liên động để loại trừ khả năng:

Lưỡi nối đất phía đường dây của dao cách ly đường dây chỉ cần đặt liên động cơ khí với bộ truyền động dao cách ly đó và phải khoá lưỡi nối đất bằng khoá ngoài khi lưỡi này ở vị trí cắt. Nếu là liên động điện phải có thiết bị giám sát đảm bảo chắc chắn đường dây không có điện trước khi đóng dao nối đất.

Đối với TBPP có sơ đồ điện đơn giản nên dùng liên động thao tác bằng cơ khí. Các trường hợp còn lại dùng liên động kiểu điện từ. Bộ truyền động của dao cách ly phải có chỗ để khoá khi ở vị trí cắt và ở vị trí đóng khi dao đặt ở chỗ có người ngoài có thể tiếp cận.

III.2.25. TBPP và TBA điện áp trên 1kV nên dùng dao nối đất cố định để đảm bảo an toàn cho việc nối đất thiết bị và thanh dẫn, thông thường không dùng nối đất di động.

Lưỡi nối đất phải sơn màu đen, tay truyền động lưỡi nối đất phải sơn màu đỏ, còn các tay truyền động khác sơn theo màu của thiết bị. Ở những nơi không thể dùng dao nối đất cố định thì trên thanh dẫn và thanh nối đất phải có sẵn vị trí để đấu dây nối đất di động. Nên bố trí dao nối đất thanh cái kết hợp với dao cách ly (nếu có) của máy biến điện áp thanh cái hoặc dao cách ly của máy cắt liên lạc.

III.2.26. Rào chắn kiểu lưới hoặc kiểu hỗn hợp lưới và tấm của phần dẫn điện hoặc thiết bị điện phải có chiều cao so với mặt bằng đối với TBPP ngoài trời, MBA đặt ngoài trời là 1,8m (có tính đến các yêu cầu của Điều III.2.63, III.2.64). Chiều cao đó là 1,9m đối với TBPP và MBA đặt trong nhà.

Lưới phải có kích thước lỗ bé nhất 10x10mm và không lớn hơn 25x25mm và rào chắn phải có khoá. Rào chắn phải bằng vật liệu không cháy. Rào chắn bên ngoài phải thực hiện theo các yêu cầu nêu trong Điều III.2.38. Được phép dùng thanh chắn ở lối vào các phòng máy cắt, MBA và thiết bị điện khác để cho nhân viên vận hành đứng ngoài thanh chắn quan sát thiết bị khi có điện.

Thanh chắn phải bố trí ở độ cao 1,2m và tháo ra được: Khi nền của các phòng cao cách mặt đất hơn 0,3m thì khoảng cách ngang từ cửa tới thanh chắn không được nhỏ hơn 0,5m hoặc phải có chỗ để đứng trước cửa để quan sát thiết bị.

III.2.27. Trong một số trường hợp cần thiết, phải dùng các biện pháp chống phát sinh ứng lực (dùng tấm nối mềm, giảm lực căng dây v.v.) để phòng ngừa việc dây dẫn và thanh dẫn bị biến dạng do nhiệt độ thay đổi, do rung động v.v. có thể phát sinh ứng lực cơ học nguy hiểm cho dây dẫn, thanh dẫn hoặc cách điện.

III.2.28. Cái chỉ mức dầu, nhiệt độ dầu của MBA và thiết bị có dầu và những cái chỉ thị khác của thiết bị phải được bố trí để có thể quan sát được thuận lợi, an toàn, không phải cắt điện (ví dụ: ở bên lối đi lại, ở lối vào phòng). Trường hợp đặc biệt không thể thực hiện được, cho phép dùng gương phản chiếu.

Để lấy mẫu dầu, khoảng cách từ sàn hoặc mặt đất đến van lấy mẫu của MBA hoặc thiết bị có dầu không nhỏ hơn 0,2m hoặc phải có biện pháp thích hợp.

III.2.29. Dây dẫn của các mạch bảo vệ, đo lường, tín hiệu v.v. và chiếu sáng đặt ở thiết bị có dầu phải dùng dây có cách điện chịu dầu.

III.2.30. MBA, cuộn điện kháng, tụ điện và các thiết bị điện khác đặt ngoài trời phải sơn màu sáng để giảm nhiệt độ do bức xạ mặt trời trực tiếp gây ra. Sơn phải chịu được tác động của khí quyển và dầu.

III.2.31. TBPP và TBA phải được chiếu sáng bằng điện. Việc có nguồn chiếu sáng sự cố dự phòng độc lập, do từng đề án cụ thể xác định. Thiết bị chiếu sáng phải được bố trí sao cho đảm bảo việc quản lý vận hành an toàn và thuận lợi.

III.2.32. TBPP và TBA phải được trang bị thông tin liên lạc phù hợp với yêu cầu vận hành hệ thống.

III.2.33. Phải bố trí tổng mặt bằng của TBPP, TBA sao cho không bị ngập lụt, sụt lở v.v. theo các qui định về xây dựng hiện hành.

III.2.34. Khi bố trí TBPP ngoài trời và trong nhà phải lưu ý khả năng sử dụng phương tiện cơ giới để vận chuyển, lắp ráp và sửa chữa.

III.2.35. Khoảng cách giữa các TBPP và TBA với cây cao trên 4m phải đủ lớn để tránh cây đổ gây sự cố.

III.2.36. Đối với TBPP, và TBA bố trí ở khu dân cư và công trình công nghiệp phải có biện pháp giảm tiếng ồn do thiết bị điện (máy biến áp, máy bù đồng bộ v.v.) gây ra (xem Chương I.1 – Phần I).

III.2.37. TBPP và TBA có người trực thường xuyên phải có nước sinh hoạt và chỗ vệ sinh. ở những nơi xa khu dân cư phải có nhà nghỉ ca.

Khi bố trí TBA điện áp 110kV trở lên không có người trực thường xuyên gần hệ thống cấp nước sinh hoạt hiện có (khoảng cách đến 0,5km) thì trong trạm nên có hệ thống cấp thoát nước và chỗ vệ sinh.

III.2.38. Khu vực TBPP và TBA ngoài trời phải có rào chắn bên ngoài cao ít nhất 1,8m. Rào có thể cao trên 1,8m khi có yêu cầu đặc biệt nêu trong đề án trạm. Khi bố trí các công trình phụ (xưởng sửa chữa, nhà kho v.v.) trong khu vực TBA ngoài trời và khi bố trí TBPP hoặc TBA ngoài trời trong khu vực nhà máy điện, xí nghiệp công nghiệp thì phải có rào chắn nội bộ cao 1,8m.

III.2.39. Các kết cấu kim loại của TBPP và TBA trong nhà, ngoài trời, và phần ngầm của kết cấu kim loại và phần kim loại hở của bê tông cốt thép phải được bảo vệ chống ăn mòn.

III.2.40. Tại TBPP, và TBA có thiết bị có dầu (trừ TBA trên cột) phải có hệ thống thu gom dầu.

III.2.41. ở các TBA nên sử dụng nguồn điện xoay chiều làm nguồn thao tác đóng thiết bị, nếu việc này làm đơn giản và rẻ tiền hơn mà vẫn đảm bảo sự làm việc tin cậy của thiết bị.

Trang bị phân phối và trạm biến áp ngoài trời

III.2.42. Dọc theo các máy cắt điện trong hệ thống ngoài trời điện áp 110kV trở lên phải có đường cho các phương tiện và máy lắp ráp, sửa chữa và thí nghiệm di động. Đường phải có chiều rộng không nhỏ hơn 3,5m (xem Điều III.2.80). Khi mặt bằng chật hẹp thì có thể không tuân theo kích thước chiều rộng này, nhưng vẫn phải đảm bảo khoảng cách an toàn đến các thiết bị theo Điều III.2.65.

III.2.43. Phải nối dây dẫn mềm ở khoảng cột bằng cách ép. Mối nối dây lèo ở cột, mối nối rẽ nhánh trong khoảng cột, mối nối với các đầu kẹp dây dẫn tới thiết bị thực hiện bằng cách ép hoặc hàn chảy. Khi nối rẽ nhánh, không được cắt dây dẫn của khoảng cột. Không cho phép nối bằng phương pháp hàn vảy (thiếc, bạc v.v.) và xoắn dây dẫn. Cho phép nối bằng bulông hoặc đầu nối (đầu cốt) chuyên dụng ở các đầu kẹp cực và các nhánh rẽ đến thiết bị.

Nối dây dẫn giữa đồng và nhôm phải dùng mối nối chuyên dùng (chống ăn mòn điện hoá). Các chuỗi cách điện để treo thanh dẫn của TBPP thường là chuỗi đơn. Nếu chuỗi đơn không thỏa mãn các yêu cầu tải trọng cơ học, phải sử dụng chuỗi kép.

Không cho phép dùng chuỗi cách điện phân chia dây dẫn (cắt mạch), trừ trường hợp để làm chuỗi cách điện treo cuộn cản cao tần. Lắp thanh dẫn mềm và dây chống sét vào khoá néo, khoá đỡ phải thoả mãn yêu cầu về độ bền nêu trong Chương II.5 – Phần II.

III.2.44. Nhánh rẽ từ hệ thống thanh dẫn thường bố trí phía dưới thanh dẫn. Nhánh rẽ trong cùng một khoảng cột không được phép vượt bên trên hai hoặc nhiều phân đoạn hoặc hệ thống thanh dẫn khác.

III.2.45. Tải trọng gió tác động lên thanh dẫn và kết cấu, cũng như nhiệt độ tính toán của không khí phải xác định theo quy định nêu trong Chương II.5 – Phần II.

Khi xác định lực tác động lên thanh dẫn mềm và lên đầu vật cách điện của thiết bị hoặc MBA, phải tính khối lượng các chuỗi cách điện và các nhánh rẽ xuống các thiết bị và MBA.

Khi xác định lực tác động lên kết cấu phải tính thêm lực do khối lượng của người có mang dụng cụ và phương tiện lắp ráp như sau:

III.2.46. Hệ số an toàn cơ học (so với ứng suất kéo đứt) đối với các thanh dẫn mềm, khi có lực tác động như đã nêu trong Điều III.2.45, không được nhỏ hơn 3.

III.2.47. Hệ số an toàn cơ học (so với tải trọng phá hủy cho phép) đối với cách điện treo khi có tải trọng tương ứng các yêu cầu nêu trong Điều III.2.45, không được nhỏ hơn 4.

III.2.48. Lực cơ học tính toán truyền từ thanh dẫn cứng lên cách điện đứng khi ngắn mạch, phải lấy theo quy định nêu trong Điều I.4.16 Chương I.4 – Phần I.

III.2.49. Hệ số an toàn cơ học (so với tải trọng phá hủy cho phép) đối với phụ kiện để lắp thanh dẫn mềm khi có tải trọng tương ứng các yêu cầu nêu trong Điều III.2.45, không được nhỏ hơn 3.

III.2.50. Cột giữ thanh dẫn của TBPP ngoài trời phải bằng bê tông cốt thép hoặc bằng thép, nếu bằng thép phải có biện pháp chống ăn mòn.

III.2.51. Cột giữ thanh dẫn của TBPP ngoài trời được thực hiện và tính toán như cột đỡ hoặc cột néo cuối theo quy định nêu trong Chương II.5 – Phần II.

Cột trung gian mà tạm thời dùng làm cột cuối phải có dây néo tăng cường.

III.2.52. Cách điện của trạm phải chọn theo tiêu chuẩn đường rò bề mặt cách điện (16mm/kV, 20mm/kV, 25mm/kV hoặc 31mm/kV), tính theo điện áp dây hiệu dụng lớn nhất khi vận hành, phụ thuộc điều kiện môi trường, và không được yếu hơn về cách điện so với các đường dây nối vào trạm.

III.2.53. Khi dùng thanh cái cứng khoảng trống nhỏ nhất giữa phần mang điện với phần nối đất hoặc giữa các phần mang điện của các pha khác nhau N, không được nhỏ hơn các trị số nêu trong bảng III.2.1 và bảng III.2.6 (hình III.2.1).

III.2.54. Nếu khoảng trống nhỏ nhất giữa các phần mang điện phải chịu tình trạng đối pha thì phải lấy lớn hơn 20% trị số cho trong bảng III.2.1 và III.2.2.

III.2.55. Khoảng trống nhỏ nhất giữa các phần mang điện có mức cách điện khác nhau, phải ít nhất bằng 125% khoảng trống của mức cách điện cao hơn.

III.2.56. Nếu dây dẫn bị dịch chuyển do ảnh hưởng của lực ngắn mạch thì khoảng trống vẫn phải ít nhất bằng 50% khoảng trống nhỏ nhất trong bảng III.2.1 và III.2.2.

III.2.57. Nếu dây dẫn bị dịch chuyển do gió, khi bất lợi nhất thì khoảng trống thực tế khi đó phải ít nhất bằng 75% khoảng trống nhỏ nhất trong bảng III.2.1 và III.2.2.

III.2.58. Trường hợp đứt một chuỗi trong nhiều chuỗi cách điện, khoảng trống thực tế khi đó phải ít nhất bằng 75% khoảng trống nhỏ nhất trong bảng III.2.1 và III.2.2.

III.2.59. Nếu điểm trung tính không được nối đất hiệu quả trong công trình được cấp điện qua MBA tự ngẫu, thì mức cách điện của phía điện áp thấp phải lấy theo mức cách điện của phía điện áp cao. Yêu cầu cách điện của điểm trung tính được xác định theo phương pháp nối đất điểm trung tính đã sử dụng.

III.2.60. Khi dùng thanh cái mềm, khoảng trống giữa phần dẫn điện với phần nối đất hoặc giữa các phần dẫn điện của các pha Nm (với U 220kV) bố trí trong mặt phẳng ngang (hình III.2.2) không được nhỏ hơn:

III.2.61. Nếu thiết bị đặt ở độ cao trên 1000m so với mực nước biển thì khoảng trống N và Nm phải tăng lên: cứ mỗi 100m tăng cao thêm trên 1000m, khoảng trống tăng thêm 1,4%.

III.2.62. Khoảng trống nhỏ nhất giữa các pha cạnh nhau có mang điện ở thời điểm mà chúng gần nhau nhất do tác động của dòng điệnngắn mạch không được nhỏ hơn khoảng trống nhỏ nhất theo qui định ở Điều III.2.56 và Điều III.2.60. Khi dùng nhiều dây dẫn mềm trong một pha, phải có kẹp hoặc khung định vị giữa các dây.

III.2.63. Khoảng trống nằm ngang từ phần dẫn điện hoặc từ phần cách điện có mang vật dẫn điện đến mặt trong rào chắn nội bộ cố định, được qui định như sau (hình III.2.3):

III.2.64. Qui định về khoảng trống nhỏ nhất từ phần mang điện tới mặt bằng đi lại trong trạm:

III.2.65. Phần dẫn điện phải được bố trí sao cho khoảng trống từ phần này đến các kích thước ngoài của các phương tiện vận chuyển (xem Điều III.2.42) và của các thiết bị được vận chuyển không được nhỏ hơn trị số:

III.2.66. Khoảng trống nhỏ nhất DV giữa phần dẫn điện không rào chắn của các mạch khác nhau, khi cần sửa chữa mạch này mà không cần cắt điện mạch kia, được qui định như sau:

III.2.67. Khoảng trống giữa các phần dẫn điện của các mạch khác nhau bố trí trong một mặt phẳng ngang được xác định theo mạch có điện áp cao hơn và không được nhỏ hơn trị số nêu trong bảng III.2.1 và III.2.2.

III.2.68. Khoảng trống từ phần dẫn điện đến mép trong của hàng rào xung quanh trạm (nhỏ nhất cao 1800mm) không được nhỏ hơn trị số sau đây:

III.2.69. Khoảng trống từ các tiếp điểm và lưỡi dao cách ly ở vị trí cắt đến phần nối đất không được nhỏ hơn trị số nêu trong bảng III.2.1 và III. 2.2; đến thanh dẫn cùng pha nối vào má thứ hai theo Điều III.2.54; đến các thanh dẫn khác theo Điều III.2.60.

III.2.70. Khoảng trống từ các phần mang điện của TBPP ngoài trời đến nhà hoặc các công trình (nhà phân phối, nhà điều khiển, tháp kiểm tra sửa chữa MBA v.v (xem hình III.2.7) không được nhỏ hơn trị số sau đây (khi độ võng lớn nhất):

III.2.71. Cấm đặt đường dây trên không dùng cho chiếu sáng, thông tin liên lạc, tín hiệu ở phía trên và dưới phần mang điện của

TBPP ngoài trời.

III.2.72. Khoảng cách giữa TBPP ngoài trời đến trạm làm mát bằng nước không được nhỏ hơn trị số nêu trong bảng III.2.3.

III.2.73. Khoảng cách từ thiết bị có lượng dầu trong mỗi đơn vị của thiết bị bằng hoặc lớn hơn 60kg đến các nhà sản xuất loại D (theo TCVN 2622-1995) trong khu vực xí nghiệp công nghiệp, đến công trình phụ (xưởng sửa chữa, kho) trong khu vực của nhà máy điện và TBA (trừ loại Đ và E xem Điều III.2.75) không được nhỏ hơn:

III. 2.74. Khoảng cách từ thiết bị có dầu của TBPP ngoài trời trong các nhà máy điện và TBA đến nhà đặt TBPP, nhà đặt bảng điện, nhà nén khí và các tổ máy bù đồng bộ chỉ xác định theo các yêu cầu về công nghệ mà không lấy tăng lên theo điều kiện phòng cháy và chữa cháy.

III.2.75. Khoảng trống giữa các MBA trên 1MVA đặt ngoài trời với nhau hoặc với các công trình (toà nhà v.v.) khác không được nhỏ hơn trị số G trong bảng III.2.5.

III.2.78. Móng MBA và thiết bị có dầu phải bằng vật liệu không cháy.

III.2.79. Thông thường trong TBA không dùng đường sắt. Khi có nhánh đường sắt rẽ vào trạm thì được dẫn đến MBA.

III.2.80. Trong khu vực TBPP và TBA ngoài trời phải có đường ôtô. Đường ôtô thường được xây dựng đến nhà điều khiển, nhà hoặc chỗ đặt TBPP trọn bộ dọc theo các MBA, máy cắt của TBPP 110kV trở lên, đến các thiết bị bù, trạm nén khí, nhà xử lý dầu, kho vật liệu, trạm bơm, bể chứa nước, kho khí hydrô, tháp kiểm tra sửa chữa MBA. Đường ôtô có chiều rộng ít nhất 3,5m. Khi xác định kích thước của đường phải tính đến khả năng sử dụng các phương tiện cơ giới nêu trong Điều III.2.65 và III.2.81.

III.2.81. TBPP và TBA trọn bộ ngoài trời, trạm GIS ngoài trời phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:

Trang bị phân phối và trạm biến áp trong nhà

III.2.82. Nhà và buồng phân phối, buồng MBA phải có bậc chịu lửa I hoặc II theo TCVN 2622-1995.

III.2.83. Khoảng cách từ nhà phân phối xây độc lập đến nhà sản xuất và công trình của xí nghiệp công nghiệp, đến nhà ở, đến nhà công cộng không được nhỏ hơn yêu cầu về giao thông và khoảng cách PCCC trong TCVN 2622-1995.

III.2.84. TBA liền kề với nhà có sẵn khi sử dụng tường nhà làm tường trạm phải có sự thoả thuận và có biện pháp đặc biệt để tránh làm hỏng phần tường chung.

III.2.85. TBPP trong nhà điện áp đến 1kV và trên 1kV thường phải bố trí trong các buồng riêng. Yêu cầu trên không áp dụng cho TBA trọn bộ điện áp đến 35kV. Cho phép bố trí thiết bị đến 1kV và trên 1kV trong phòng chung, nếu TBPP hoặc TBA đó do cùng một cơ quan quản lý.

Các buồng TBPP, MBA v.v. phải cách biệt với các phòng quản lý và phụ trợ khác.

III.2.86. Không được bố trí buồng MBA và TBPP:

III.2.87. Cách điện đầu vào và cách điện đỡ thanh dẫn hở ngoài trời của máy phát điện điện áp đầu cực 6 và 10kV phải chọn 20kV; 13,8 24kV phải chọn 35kV. Khi bố trí các vật cách điện kể trên trong vùng có không khí nhiễm bẩn thì việc chọn tiêu chuẩn đường rò bề mặt của nó phải tính đến mức độ nhiễm bẩn.

III.2.88. Khoảng trống nhỏ nhất pha – pha và pha – đất của phần mang điện trần được lấy theo bảng III.2.1, khoảng trống từ phần mang điện trần đến rào chắn, sàn nhà, mặt đất và khoảng trống giữa các phần mang điện không rào chắn của các mạch điện khác nhau không được nhỏ hơn trị số nêu trong bảng III.2.7 và hình III.2.9 – III.2.11. Phải kiểm tra sự dịch lại gần nhau của thanh dẫn mềm ở TBPP trong nhà do tác dụng của dòng điệnngắn mạch theo quy định nêu trong Điều III.2.56 và 60.

III.2.89. Khoảng trống từ các má và lưỡi dao cách ly ở vị trí cắt đến dây dẫn nối vào má kia không được nhỏ hơn trị số F cho trong bảng

III.2.90. Các phần mang điện trần khi vô ý có thể chạm tới, phải được đặt trong ngăn hoặc được rào chắn v.v.

III.2.91. Các phần mang điện trần không rào chắn của các mạch khác nhau ở độ cao lớn hơn trị số E nêu trong bảng III.2.7, phải bố trí với khoảng trống D để khi cắt điện sửa chữa ở một mạch bất kỳ vẫn có thể duy trì các mạch bên cạnh mang điện. Khoảng trống giữa các phần mang điện không rào chắn bố trí ở phía trên hai bên hành lang quản lý không được nhỏ hơn trị số D trong bảng III.2.7 (hình III.2.10).

III.2.92. Để quản lý và di chuyển thiết bị được thuận lợi, chiều rộng của hành lang quản lý giữa các rào chắn không được nhỏ hơn:

III.2.93. Chỗ ĐDK vào nhà đặt TBPP không ở phía trên đường đi hoặc nơi có phương tiện vận chuyển qua lại v.v. khoảng trống từ điểm thấp nhất của dây dẫn đến mặt đất không được nhỏ hơn kích thước G trong bảng III.2.7 (hình III.2.11). Nếu khoảng trống từ dây dẫn đến mặt đất nhỏ hơn trị số nêu trên, dưới đường dây phải có rào chắn cao 1,6m.

III.2.94. Dây dẫn vào nhà đặt TBPP nếu phải vượt qua mái nhà đó, khoảng trống tới mái không được nhỏ hơn trị số nêu trong Điều III.2.70.

III.2.95. Buồng TBPP phải có cửa ra vào theo quy định sau:

III.2.96. Hành lang thoát nổ quá dài phải chia ra từng ngăn dưới 60m, bằng vách ngăn không cháy có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 1 giờ và có cửa theo Điều III.2.98. Hành lang thoát nổ phải có cửa mở ra ngoài hoặc ra cầu thang.

III.2.97. Sàn của các buồng đặt TBPP nên có cùng độ cao. Kết cấu của sàn phải tránh khả năng tạo ra bụi xi măng (xem thêm Điều III.2.124). Không được xây gờ ở cửa thông giữa các buồng và trong các hành lang (trường hợp ngoại lệ xem Điều III.2.103, 104, 106, 107).

III.2.98. Cửa của các buồng đặt TBPP phải mở ra phía ngoài hoặc sang buồng khác, cửa phải có khoá tự đóng lại và từ bên trong có thể mở ra mà không cần chìa.

III.2.99. Cửa (cổng) của ngăn đặt thiết bị có dầu với khối lượng dầu lớn hơn 60kg phải làm bằng vật liệu khó cháy có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 0,75 giờ, nếu các cửa này mở sang gian khác không thuộc TBA, hoặc khi chúng nằm giữa hành lang thoát nổ và buồng TBPP. Trong trường hợp khác, cửa có thể làm bằng vật liệu có giới hạn chịu lửa thấp hơn. Cổng có cánh rộng hơn 1,5m phải có cửa phụ nếu dùng làm lối ra vào cho người.

III.2.100. Buồng TBPP không nên có cửa sổ. ở khu vực không được bảo vệ thì không được có cửa sổ. Trường hợp cần lấy ánh sáng tự nhiên, cho phép dùng gạch thuỷ tinh hoặc thuỷ tinh cốt thép.

III.2.101. Trong cùng một buồng có TBPP điện áp đến và trên 1kV, cho phép đặt 1 MBA có dầu công suất đến 630kVA hoặc hai máy biến áp có dầu công suất mỗi máy đến 400kVA, nhưng phải ngăn cách với phần còn lại của buồng bằng vách ngăn chống cháy với giới hạn chịu lửa là 1 giờ.

III.2.102. Các thiết bị liên quan đến khởi động động cơ điện, máy bù đồng bộ v.v. (máy cắt, cuộn kháng khởi động, MBA v.v.) có thể lắp đặt trong một buồng chung không có vách ngăn giữa chúng.

III.2.103. Trong buồng TBPP có cửa thoát ra hành lang thoát nổ cho phép đặt MBA có lượng dầu đến 600kg.

III.2.104. Máy cắt điện kiểu nhiều dầu có khối lượng dầu trên 60kg phải được đặt trong ngăn nổ riêng có cửa mở ra phía ngoài hoặc ra hành lang thoát nổ.

III.2.105. Trong hành lang thoát nổ không được đặt thiết bị có phần mang điện hở. Hành lang thoát nổ phải có cửa thoát theo quy định nêu trong Điều III.2.96.

III.2.106. Không cần làm hố thu dầu cho TBA trong nhà riêng biệt, TBA liền với nhà sản xuất hoặc bên trong nhà sản xuất, trong các ngăn đặt MBA, máy cắt dầu và thiết bị có dầu có khối lượng dầu trong một thùng đến 600kg, khi các ngăn này ở tầng một (tầng trệt) và có cửa mở ra phía ngoài. Phải xây hố thu dầu hoặc gờ chắn dầu, bằng vật liệu không cháy để giữ được 20% khối lượng dầu khi khối lượng dầu trong một thùng lớn hơn 600kg. Phải có biện pháp chống dầu chảy vào các mương cáp.

III.2.107. Khi bố trí các ngăn trong tầng hầm, từ tầng thứ hai trở lên và khi cửa ngăn mở ra phía hành lang thoát nổ thì dưới MBA, máy cắt dầu và thiết bị có dầu phải thực hiện như sau:

III.2.108. Buồng MBA và buồng đặt điện kháng phải có biện pháp thông gió. Khi vận hành bình thường (có tính đến quá tải), nhiệt độ lớn nhất của môi trường không làm cho nhiệt độ MBA và điện kháng vượt quá nhiệt độ cho phép cực đại của các thiết bị đó. Khi không thể đảm bảo trao đổi nhiệt bằng thông gió tự nhiên thì phải thực hiện thông gió cưỡng bức.

III.2.109. Hành lang thoát nổ và hành lang quản lý của các ngăn hở hoặc tủ điện trọn bộ chứa thiết bị có dầu hoặc chất lỏng tổng hợp khác, phải có hệ thống hút gió sự cố điều khiển từ bên ngoài và không liên quan với các hệ thống thông gió khác.

Thông gió sự cố phải đảm bảo trao đổi được 5 lần thể tích không khí của phòng trong 1 giờ.

III.2.110. Trong phòng có người trực thường xuyên từ 6 giờ trở lên nên đảm bảo có nhiệt độ không thấp hơn 180C và không quá 280C. Trong phòng đặt tủ điều khiển và TBPP phải đảm bảo nhiệt độ theo quy định của nhà chế tạo thiết bị.

III.2.111. Lỗ xuyên giữa các tầng, tường, vách ngăn kể cả lỗ luồn cáp phải được bịt kín bằng vật liệu khó cháy giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 0,75 giờ.

Để tránh động vật lọt vào phòng, các lỗ ra bên ngoài phải được che lưới có kích thước lỗ 10x10mm.

III.2.112. Tấm đậy mương, rãnh phải làm bằng vật liệu không cháy, chống trượt, chống vấp và phải kín, cùng độ cao với sàn nhà. Khối lượng mỗi tấm không được lớn hơn 50kg.

III.2.113. Thông thường không cho phép đặt cáp của các mạch điện khác đi qua ngăn đặt thiết bị và MBA, trường hợp đặc biệt thì cáp phải đi trong ống. Chỉ trong trường hợp cần thiết thực hiện đấu nối (thí dụ đấu vào MBA đo lường) mới cho phép đặt các đoạn ngắn dây dẫn của mạng chiếu sáng, điều khiển, đo lường ở trong ngăn và ở gần các vật mang điện trần.

III.2.114. Cho phép đặt trong buồng TBPP các đường ống thông gió hàn liền không có cửa gió, hoặc mặt bích nối, van, cửa thăm. Cho phép đặt ngang qua buồng các đường ống thông gió có vỏ liền không thấm nước.

Trạm biến áp phân xưởng

III.2.115. Mục này áp dụng cho TBA phân xưởng điện áp tới 35kV .

III.2.116. TBA phân xưởng có thể bố trí ở tầng một (tầng trệt) và tầng hai trong phòng sản xuất chính hoặc phụ loại I hoặc loại II theo tiêu chuẩn PCCC TCVN 2622-1995.

Cho phép bố trí TBA phân xưởng trong phòng nhiều bụi và có hoá chất độc hại, nhưng phải thực hiện các biện pháp đảm bảo cho thiết bị làm việc an toàn nêu trong Điều III.2.121.

III.2.117. MBA, TBPP có thể bố trí trong buồng riêng, hoặc đặt hở trong các gian sản xuất.

Khi đặt hở, các phần dẫn điện của MBA phải che kín còn TBPP thì bố trí trong tủ kín hoặc có bảo vệ.

III.2.118. Trong mỗi TBA phân xưởng đặt thiết bị trọn bộ, phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

III.2.119. Dưới MBA và thiết bị có dầu phải xây hố thu dầu theo Điều III.2.107.

III.2.120. Chỉ được dùng máy cắt kiểu nhiều dầu trong các ngăn kín với điều kiện sau đây:

III.2.121. Khi lắp đặt hệ thống thông gió cho ngăn MBA ở các trạm bố trí trong phòng sản xuất có môi trường xung quanh bình thường thì được dùng không khí ngay trong phân xưởng để thông gió.

III.2.122. Trường hợp thông gió cưỡng bức cho ngăn MBA, khi cắt MBA, không yêu cầu phải đồng thời cắt tự động thiết bị thông gió.

III.2.123. Khi đặt TBA trọn bộ trong buồng riêng, việc thông gió MBA phải theo quy định trong Điều III.2.108.

III.2.124. Sàn nhà TBA không được thấp hơn sàn nhà phân xưởng. Sàn của ngăn đặt TBPP trọn bộ và TBA trọn bộ phải đảm bảo sao cho việc di chuyển các xe đẩy không làm hỏng mặt sàn.

III.2.125. Cửa ngăn MBA có dầu và ngăn máy cắt nhiều dầu phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 0,6 giờ.

III.2.126. Khi bố trí TBA cạnh đường vận chuyển trong phân xưởng kể cả đường của phương tiện nâng chuyển cơ giới, phải có biện pháp bảo vệ TBA chống va chạm (tín hiệu ánh sáng, rào chắn).

III.2.127. Chiều rộng lối đi dọc theo TBPP trọn bộ, TBA trọn bộ, dọc theo tường TBA có cửa đi hoặc có lỗ thông gió, không được nhỏ hơn 1m. Ngoài ra, lối đi phải đảm bảo khả năng di chuyển MBA và thiết bị điện khác.

III.2.128. Chiều rộng lối đi để điều khiển và sửa chữa TBPP trọn bộ kiểu xe đẩy và TBA trọn bộ phải đảm bảo di chuyển, quay xe và làm việc được thuận lợi.

III.2.129. Chiều cao của phòng không được thấp hơn chiều cao tính từ phần cao nhất của TBPP trọn bộ (TBA trọn bộ) cộng thêm 0,8m đến trần nhà và 0,3m đến dầm nhà. Cho phép giảm chiều cao của phòng nếu điều đó vẫn đảm bảo an toàn và thuận lợi khi thay thế, sửa chữa, hiệu chỉnh các TBPP trọn bộ và TBA trọn bộ.

III.2.130. Mặt đường và sàn vận chuyển TBPP trọn bộ và TBA trọn bộ, phải tính theo tải trọng lớn nhất của thiết bị. Cửa phải phù hợp với kích thước của thiết bị.

Trạm biến áp trên cột

III.2.131. Mục này áp dụng cho TBA trên cột, điện áp đến 35kV, công suất không lớn hơn 630kVA.

III.2.132. MBA đấu vào lưới điện cao áp qua cầu chảy kèm dao cách ly hoặc cầu chảy tự rơi. Bộ truyền động của dao cách ly phải có khoá.

III.2.133. MBA phải đặt ở độ cao ít nhất là 4,0m tính từ phần dẫn điện đến mặt đất. ở những nơi không thể thao tác từ mặt đất có thể làm sàn thao tác ở độ cao từ 2,5m trở lên.

III.2.134. Khi cắt dao cách ly hoặc cầu chảy tự rơi, các phần cao áp còn mang điện phải ở độ cao không nhỏ hơn 2,5m tính từ mặt sàn thao tác đối với TBA đến 22kV và không nhỏ hơn 3,1m đối với TBA 35kV. Ví trí đóng hoặc mở dao cách ly hoặc cầu chảy tự rơi phải được nhìn thấy rõ từ sàn thao tác.

III.2.135. Bảng điện hạ áp của TBA phải đặt trong tủ kín. Phía hạ áp phải đặt thiết bị cắt có thể nhìn thấy được vị trí cắt.

III.2.136. Dây dẫn điện giữa MBA và bảng điện, giữa bảng điện và ĐDK hạ áp, phải được bảo vệ tránh hư hỏng về cơ khí và phải được thực hiện theo quy định nêu trong Chương I.2 – Phần I.

III.2.137. Khoảng cách từ mặt đất đến đầu ra ĐDK điện áp đến 1kV ít nhất là 4,0m đối với dây trầnvà 3,5m đối với dây bọc.

III.2.138. TBA phải bố trí cách nhà có bậc chịu lửa I, II, III ít nhất là 3m và bậc IV, V ít nhất là 5m.

III.2.139. TBA trên cột được đặt kết hợp với cột ĐDK khi kỹ thuật cho phép.

III.2.140. ở những nơi xe cộ có thể va vào TBA thì phải có biện pháp bảo vệ.

Bảo vệ chống sét

III.2.141. TBA và TBPP ngoài trời điện áp 22 – 500kV phải được bảo vệ chống sét đánh trực tiếp. Không cần bảo vệ chống sét đánh trực tiếp đối với TBA điện áp 22 – 35kV ngoài trời có MBA công suất mỗi máy đến 1600kVA và không phụ thuộc vào số giờ sét trong năm.

III.2.142. Nhà đặt TBPP và TBA nên được bảo vệ chống sét đánh trực tiếp. Mái các nhà đặt TBPP và TBA bằng kim loại phải được nối đất.

III.2.143. Đối với hệ thống xử lý dầu, trạm máy bù đồng bộ, nhà điện phân, kho chứa các bình khí hydro, bố trí trong khu vực TBA việc bảo vệ chống sét đánh trực tiếp phải thực hiện theo tiêu chuẩn chống sét cho các công trình xây dựng hiện hành.

III.2.144. Bảo vệ chống sét đánh trực tiếp vào TBA và TBPP ngoài trời được dùng kim thu sét bố trí trên các kết cấu xây dựng hoặc dây thu sét. Có thể sử dụng các cột cao (cột ĐDK, cột lắp đèn pha v.v.) làm cột thu sét. Cho phép bố trí các kim chống sét trên cột cổng gần MBA hoặc điện kháng phân mạch khi thoả mãn các yêu cầu của Điều III.2.145.

III.2.145. Cột cổng MBA, cột cổng của điện kháng phân mạch và kết cấu của TBPP ngoài trời cách xa MBA hoặc điện kháng theo mạch nối đất chung nhỏ hơn 15m thì có thể lắp kim thu sét khi điện trở suất tương đương của đất vào mùa sét nhỏ hơn 350Ùm và tuân theo các điều kiện sau:

III.2.146. Bảo vệ chống sét đánh trực tiếp vào TBPP ngoài trời nếu vì lý do không lắp được kim thu sét trên kết cấu xây dựng, phải dùng cột thu sét độc lập có điện trở nối đất riêng không lớn hơn 80Ù.

III.2.147. Dây chống sét của ĐDK điện áp 35kV không được nối vào kết cấu nối đất của TBA (TBPP) ngoài trời. Dây chống sét của ĐDK không cho phép kéo vào trạm, dừng lại ở cột cuối đường dây. Điện trở nối đất của cột cuối ĐDK 35kV trước trạm không được lớn hơn 10Ù.

III.2.148. Việc bảo vệ các đoạn ĐDK nối vào TBA và TBPP ngoài trời còn phải tuân theo các điều quy định trong Chương II.5 – Phần II.

III.2.149. Không cho phép bố trí kim thu sét trên kết cấu của TBA ngoài trời trong phạm vi nhỏ hơn 15m kể từ:

III.2.150. Khi dùng cột lắp đèn pha làm cột thu sét, đoạn dây dẫn cấp điện cho đèn pha (kể từ đoạn chui ra khỏi mương cáp tới tận cột đèn pha và dọc theo thân cột đèn pha) phải dùng cáp có vỏ kim loại, hoặc nếu cáp không có vỏ kim loại cần phải luồn trong ống kim loại. Đoạn gần cột chống sét của đường cáp này phải chôn trực tiếp dưới đất dài ít nhất10m.

III.2.151. Bảo vệ sét đánh trực tiếp đoạn ĐDK 35kV vào TBA 35kV có dung lượng MBA lớn hơn 1600kVA phải dùng dây chống sét. Chiều dài đoạn đường dây được bảo vệ của ĐDK 35kV từ 1 đến 2km. Đoạn đường dây đó phải đảm bảo các điều kiện sau:

III.2.152. ở những vùng có số giờ sét đánh trong năm không lớn hơn 60 hoặc TBA 35kV với 02 MBA công suất đến 1.600kVA hoặc 01 MBA công suất đến 1.600kVA nhưng có nguồn cấp điện dự phòng cho phụ tải từ phía hạ áp, cho phép không bảo vệ bằng dây chống sét các đoạn cuối ĐDK vào tram. Khi đó đoạn vào trạm có chiều dài không nhỏ hơn 0,5km, các cột phải nối đất với điện trở nối đất lấy theo các trị số nêu trong Điều III.2.153. Khoảng cách từ CSV đến MBA không được lớn hơn 10m.

III.2.153. Không cần đặt chống sét đường dây CS1 tại cột đầu đoạn đường dây được bảo vệ bằng dây chống sét đến trạm, tính từ phía đường dây.

III.2.154. Đối với ĐDK vận hành tạm thời với điện áp thấp hơn điện áp danh định, tại cột đầu tiên của đoạn được bảo vệ nối vào trạm, tính từ phía đường dây phải đặt chống sét đường dây (CSĐD) có điện áp tương ứng với điện áp làm việc tạm thời của ĐDK. Khi không có CSĐD đúng mức điện áp hoặc không phù hợp về dòng điệnngắn mạch có thể đặt khe hở bảo vệ hoặc nối tắt một số bát của chuỗi cách điện trên 1 đến 2 cột liền nhau. Số lượng cách điện không nối tắt trong chuỗi cách điện phải đảm bảo mức cách điện phù hợp với điện áp làm việc tạm thời của ĐDK. Trên ĐDK vào trạm nằm trong vùng dùng cách điện tăng cường thì trên cột đầu tiên của đoạn ĐDK được bảo vệ đó phải đặt bộ CSĐD phù hợp với điện áp làm việc của ĐDK. Khi không có CSĐD đúng mức điện áp hoặc không đủ cắt dòng điệnngắn mạch, có thể đặt khe hở bảo vệ.

III.2.155. TBA 6kV trở lên có nối với ĐDK phải đặt CSV.

III.2.156. CSV có thể được nối trực tiếp với MBA (kể cả cuộn điện kháng) không qua dao cách ly.

III.2.157. Khi nối MBA với thanh cái TBPP bằng một hoặc nhiều cáp điện áp 110kV trở lên, ở điểm đấu nối cáp vào thanh cái phải đặt CSV, đầu nối đất của CSV phải nối vào vỏ kim loại của cáp.

III.2.158. Các cuộn dây hạ áp và trung áp không dùng đến của MBA (MBA tự ngẫu) phải được đấu sao hoặc tam giác và dùng CSV đấu vào từng pha. Bảo vệ các cuộn dây hạ áp không sử dụng bằng cách nối đất một trong các đỉnh của tam giác, một trong các pha của hình sao hoặc điểm trung tính, hoặc đặt CSV phù hợp với cấp điện áp ở từng pha.

III.2.159. Phải đặt CSV để bảo vệ điểm trung tính các cuộn dây 110 – 220kV của MBA có cách điện thấp hơn so với mức cách điện của đầu ra và vận hành với chế độ điểm trung tính không nối đất. Cấm đặt dao cách ly ở trung tính của MBA không được phép cách ly với đất.

III.2.160. Các cuộn điện kháng phân mạch 500kV phải được bảo vệ chống quá điện áp khí quyển và quá điện áp nội bộ bằng các bộ chống sét hoặc các bộ chống quá điện áp tổng hợp đặt tại các mạch của cuộn điện kháng.

III.2.161. ở trạm phân phối điện áp 6 – 22kV khi MBA nối với thanh cái bằng cáp, khoảng cách từ CSV đến MBA và thiết bị khác không hạn chế (ngoại lệ xem Điều III.2.145). Khi nối MBA với thanh cái của trạm phân phối 6 – 22kV bằng đường dây trần, khoảng cách từ CSV đến MBA và thiết bị khác không được lớn hơn 90m.

III.2.162. Đoạn cáp 35kV – 220kV nối xen với ĐDK ngắn hơn 1,5km phải được bảo vệ cả hai đầu bằng CSV. Khi chiều dài đoạn cáp từ 1,5km trở lên thì không cần đặt CSV.

III.2.163. TBA có MBA công suất đến 40MVA đấu rẽ nhánh với ĐDK 35 – 110kV không có dây chống sét, khi nhánh rẽ có chiều dài ngắn, có thể bảo vệ trạm theo sơ đồ đơn giản như sau (xem hình III.2.13):

III.2.164. Trong vùng có điện trở suất của đất 1.000Ùm trở lên, điện trở nối đất của CSĐD1, CSĐD2 điện áp 35 – 110kV lắp đặt để bảo vệ TBA nối vào ĐDK hiện có bằng đoạn nhánh rẽ (hình III.2.13) hoặc bằng các đoạn vào và ra ngắn (hình III.2.14), có thể lớn hơn 10 nhưng không lớn hơn 30. Khi đó mạch nối đất của CSĐD2 phải nối vào mạch nối đất chung của trạm bằng các điện cực nối đất kéo dài.

III.2.165. ĐDK điện áp 35 – 110kV, ở cột rẽ nhánh có lắp dao cách ly phải lắp CSĐD. Trong mọi trường hợp CSĐD phải lắp trên cùng cột có dao cách ly về phía nguồn.

III.2.166. ĐDK được bảo vệ bằng dây chống sét trên toàn tuyến chính thì suốt chiều dài của nhánh rẽ cũng phải được bảo vệ bằng dây chống sét.

Bảo vệ chống sét cho máy điện quay

III.2.167. Cho phép nối ĐDK với máy phát điện và máy bù đồng bộ có công suất mỗi máy đến 50MW (50MVA). Chỉ cho phép nối ĐDK với máy phát điện và máy bù đồng bộ công suất lớn hơn 50MW (50MVA) qua MBA cách ly.

III.2.168. Bảo vệ máy phát điện, máy bù đồng bộ, động cơ điệncông suất lớn hơn 3MW (3MVA) nối vào ĐDK dùng CSV và tụ điện có điện dung không nhỏ hơn 0,5 F mỗi pha. Ngoài ra cần phải bảo vệ đoạn ĐDK nối vào nhà máy điện (TBA) với mức chịu sét không nhỏ hơn 50kA.

III.2.169. Nếu máy điện quay và ĐDK nối chung vào thanh cái của nhà máy điện hoặc TBA thì đoạn ĐDK đó được bảo vệ chống sét theo các yêu cầu sau:

III.2.170. Khi nối máy phát điện (máy bù đồng bộ) với MBA bằng hệ dẫn điện hở thì phần dẫn điện của hệ dẫn điện này phải nằm trong vùng bảo vệ chống sét đánh trực tiếp của các cột thu sét hoặc công trình của nhà máy điện (TBA). Khoảng cách từ điểm nối đất của các cột thu sét đến điểm nối đất của hệ dẫn điện không được nhỏ hơn 20m (tính theo dây nối đất).

III.2.171. Khi nối TBA của xí nghiệp công nghiệp với trạm phân phối của nhà máy điện công suất mỗi máy phát đến 120MW bằng hệ dẫn điện hở, việc bảo vệ chống sét đánh trực tiếp vào dây dẫn đó thực hiện như Điều III.2.170.

III.2.172. Cho phép không cần đặt bảo vệ chống sét đánh trực tiếp vào đoạn ĐDK nếu ĐDK nối vào động cơ điệncông suất đến 3MW có nguồn dự phòng chắc chắn.

Bảo vệ chống quá điện áp nội bộ

III.2.173. Trong lưới điện 6 – 35kV có yêu cầu bù dòng điện điện dung các pha với đất, phải cân bằng dòng điện điện dung đó bằng cách bố trí các pha và tụ điện liên lạc cao tần một cách hợp lý. Mức chênh lệch điện dung của các pha với đất không được lớn hơn 0,75%. Vị trí đặt cuộn dập hồ quang phải chọn theo: kết cấu của lưới, khả năng chia lưới ra từng phần độc lập, xác suất sự cố, ảnh hưởng tới các mạch tự động của đường sắt và đường dây thông tin.

III.2.174. Trong lưới điện 110 – 220kV có trung tính nối đất mà các cuộn dây 110 – 220kV của MBA hoặc MBA tự ngẫu có mức cách điện tăng cường thì không yêu cầu áp dụng các biện pháp để giới hạn quá điện áp nội bộ.

III.2.175. Trong lưới điện 6 – 35kV có cuộn dập hồ quang hoặc máy phát điện (máy bù đồng bộ) có cuộn dây stato làm mát trực tiếp bằng nước không cần đặt bảo vệ chống tự di lệch điểm trung tính.

III.2.176. Trong lưới điện 500kV, tùy theo chiều dài và số lượng các ĐDK, sơ đồ lưới, kiểu máy cắt, dung lượng MBA và các thông số khác, phải thực hiện biện pháp hạn chế điện áp tăng cao kéo dài và trang bị bảo vệ chống quá điện áp đóng cắt trên cơ sở tính toán các quá điện áp. Mức điện áp tăng cao cho phép của thiết bị 500kV cần được xác định tùy thuộc vào thời gian tác động của chúng.

III.2.177. Trong lưới điện 500kV các quá điện áp đóng cắt phải hạn chế đến trị số theo bảng III.2.2.Để hạn chế quá điện áp đóng cắt nguy hiểm đối với thiết bị, phải sử dụng trên ĐDK tổ hợp các CSV, máy biến điện áp điện từ hoặc các trang bị khác, đồng thời kết hợp với biện pháp hạn chế điện áp tăng cao kéo dài (đặt cuộn kháng phân dòng, các biện pháp về sơ đồ, tự động hệ thống).

III.2.178. Đối với TBPP 220 và 500kV có máy cắt không khí, phải có biện pháp để loại trừ quá điện áp cộng hưởng sắt từ sinh ra khi đóng nối tiếp các máy biến điện áp và bộ phân áp kiểu điện dung của máy cắt điện.

Hệ thống khí nén

III.2.179. Các hệ thống khí nén phải được thiết kế phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành liên quan tới bình áp lực và hệ thống khí nén. Hệ thống khí nén phải có đồng hồ và hệ thống báo tín hiệu để đảm bảo vận hành an toàn và tin cậy.

III.2.180. Hệ thống khí nén phải có khả năng cung cấp khí có độ ẩm tương đối thích hợp với loại và áp suất vận hành của thiết bị được cung cấp trong mọi điều kiện môi trường. Nếu cần thì cũng có khả năng cung cấp thiết bị sấy khô khí.

III.2.181. Hệ thống khí nén phải được thiết kế để vận hành với công suất nhỏ nhất và tối đa trong mọi điều kiện môi trường để đạt được sự phù hợp của thiết bị đóng cắt và hệ thống.

III.2.182. Hệ thống khí nén phải có đủ các điểm cách ly và xả, cho phép phân đoạn để bảo dưỡng theo quy cách vận hành và an toàn. Các đường ống thường xuyên có áp lực phải được bảo vệ chống hư hỏng do tác động trực tiếp của hồ quang.

III.2.183. Van giảm áp phải duy trì được áp suất của TBPP khí và thùng trữ khí của máy cắt trong phạm vi qui định của nhà chế tạo để đảm bảo khả năng đóng cắt bình thường và sự làm việc tin cậy của máy cắt trong chế độ TĐL không thành công.

III.2.184. Giữa bộ phân ly dầu nước và thùng chứa khí phải lắp van một chiều.

III.2.185. Công suất và chế độ vận hành của máy nén khí phải chọn sao cho phù hợp với yêu cầu của máy cắt và chế độ vận hành của hệ thống điện.

III.2.186. Lượng dự trữ khí trong các thùng chứa phải đủ để bổ sung vào thiết bị điện trong chế độ làm việc bình thường và sự cố. Dung tích các thùng chứa phải đảm bảo bù đủ cho tổng lượng khí tiêu hao.

III.2.187. Thiết bị nén khí phải được tự động hoàn toàn không cần người trực nhật thường xuyên. Thiết bị nén khí phải tự động duy trì áp suất trong thùng chứa trong giới hạn quy định. Hệ thống khí nén phải được trang bị thiết bị báo tín hiệu khi làm việc không bình thường.

III.2.188. Các thùng chứa khí nén phải phù hợp với quy phạm kỹ thuật an toàn các bình chịu áp lực.

III.2.189. Thùng chứa khí nén phải đặt ngoài trời cách tường nhà từ 0,7-1m. Cần dự kiến khả năng tháo lắp một thùng chứa khí nén bất kỳ cũng không ảnh hưởng đến sự làm việc bình thường của các thùng khác.

III.2.190. Van xả của bộ phân ly dầu nước của máy nén khí phải nối vào hệ thống xả dầu vào hố thu riêng. ống xả phải có đường kính và độ dốc đủ lớn để loại trừ khả năng bị tắc.

III.2.191. Khí hút vào máy nén khí phải được lọc qua bộ lọc đặt tại máy nén.

III.2.192. Mặt ngoài của thùng chứa khí và bộ phân ly nước đặt ngoài trời phải sơn màu sáng.

III.2.193. Mọi bộ phận của thiết bị nén khí phải đảm bảo an toàn khi tiếp cận để kiểm tra, tháo dỡ, sửa chữa và vệ sinh. Hệ thống dầu

III.2.194. Để vận hành và bảo dưỡng các thiết bị có dầu của TBA, có thể tổ chức hệ thống dầu tập trung gồm các thùng để chứa dầu và xử lý dầu máy bơm dầu, trang bị lọc và tái sinh dầu, các thiết bị lọc và khử khí lưu động, thùng vận chuyển dầu. Địa điểm và quy mô của hệ thống dầu tập trung phải theo phương án được duyệt.

III.2.195. ở TBA có máy bù đồng bộ phải xây dựng 2 bể cố định chứa dầu tua bin, không phụ thuộc số lượng và dung tích của các bể dầu cách điện.

Dung tích của mỗi bể dầu không được nhỏ hơn 110% dung tích của hệ thống dầu của máy bù lớn nhất đặt trong trạm.

III.2.196. ở TBA khác không cần xây dựng kho dầu và hệ thống dầu. Việc cung cấp dầu cho các TBA đó lấy từ hệ thống dầu tập trung.

III.2.197. Không cần đặt các đường ống dầu cố định đến máy cắt dầu và MBA. Xả và nạp dầu cho thiết bị phải sử dụng ống dẫn dầu và thùng chứa dầu di động.

III.2.198. ở xí nghiệp công nghiệp lớn hoặc khu công nghiệp liên hợp có thiết bị điện dùng dầu với khối lượng lớn cần có hệ thống dầu riêng.

III.2.199. Bể dầu phải có bộ lọc hô hấp không khí, bộ báo mức dầu, van xả và ống xả.

III.2.200. Khoảng cách từ bể dầu của kho dầu ngoài trời đến:

Lắp đặt máy biến áp lực

III.2.201. Mục này áp dụng cho việc lắp đặt MBA cố định (kể cả MBA tự ngẫu) và cuộn điện kháng có dầu (kể cả cuộn dập hồ quang) có điện áp 6kV trở lên bố trí trong nhà và ngoài trời. Không áp dụng cho MBA chuyên dùng. MBA, cuộn điện kháng được gọi chung là MBA. Lắp đặt thiết bị phụ cho MBA (động cơ điện của hệ thống làm mát, dụng cụ đo lường kiểm tra, thiết bị điều khiển v.v.) phải tuân theo các quy định tương ứng của quy phạm này.

III.2.202. Chọn tham số MBA phải thoả mãn các chế độ làm việc của nó. Phải tính đến khả năng vận hành quá tải ngắn hạn và lâu dài.

Yêu cầu đó áp dụng cho tất cả các cuộn dây của MBA.

III.2.203. MBA phải bố trí để có thể quan sát được mức dầu dễ dàng và an toàn mà không phải cắt điện.

Khi chiếu sáng chung không đủ phải bố trí chiếu sáng tại chỗ để quan sát mức dầu vào lúc tối trời.

III.2.204. Cố gắng bố trí để tiếp cận được rơle hơi của MBA một cách an toàn để quan sát và lấy mẫu khí mà không phải cắt điện. Khi độ cao từ mặt bằng đặt máy đến mặt MBA từ 3m trở lên phải có thang cố định.

III.2.205. Cho phép lắp các CSV điện áp 35kV trở xuống ở trên nắp và thân MBA.

III.2.206. Đối với MBA lắp bánh xe, bệ máy phải có tấm dẫn hướng. Để cố định MBA trên tấm dẫn hướng phải có tấm chắn bố trí ở hai phía bánh xe MBA.

Trên bệ máy cần phải có chỗ để đặt kích MBA.

III.2.207. Nếu nhà chế tạo MBA có yêu cầu, độ nghiêng của MBA dầu cần phải thực hiện đúng chỉ dẫn để khí phát sinh đến được rơle hơi.

III.2.208. Khi lắp thùng dầu phụ trên kết cấu riêng, phải bố trí sao cho nó không cản trở việc chuyển MBA khỏi móng.Trong trường hợp đó, rơle hơi phải bố trí gần MBA sao cho đứng ở thang cố định có thể tiếp cận được với nó thuận lợi và an toàn. Có thể lắp thùng dầu phụ trên cột cổng của ngăn MBA.

III.2.209. MBA phải bố trí ống phòng nổ không hướng về phía thiết bị gần nó. Để thoả mãn yêu cầu này, khi cần thiết, cho phép bố trí tấm chắn đối diện với miệng ống.

III.2.210. MBA 500kV không phụ thuộc dung lượng, MBA 220kV dung lượng 200MVA trở lên phải bố trí thiết bị chữa cháy tự động cố định.

III.2.211. Khởi động thiết bị tự động chữa cháy phải được thực hiện cả bằng tự động từ xa ở bảng điều khiển và cả bằng tay tại chỗ ở vị trí an toàn về mặt phòng hoả. Đối với nhóm MBA một pha, chỉ khởi động hệ thống chữa cháy của pha bị sự cố.

III.2.212. MBA dầu trong nhà phải đặt trong buồng riêng (ngoại lệ xem Điều III.2.101) ở tầng một (còn gọi là tầng trệt) được ngăn cách với phòng khác và có cửa mở trực tiếp ra phía ngoài nhà; được phép đặt MBA dầu ở tầng hai và thấp hơn sàn nhà của tầng một là 1m ở vùng không bị ngập nước nhưng phải có khả năng vận chuyển MBA ra ngoài nhà, và phải có hệ thống thải dầu sự cố như qui định đối với MBA có lượng dầu trên 600kg.

Nếu MBA đặt cao hơn tầng hai và thấp hơn sàn nhà tầng một quá 1m phải dùng MBA khô hoặc MBA nạp chất cách điện không cháy. Khi bố trí MBA trong buồng cũng phải tuân theo Điều III.2.86. Cho phép đặt chung 2 MBA dầu có công suất mỗi máy đến 1.000kVA trong cùng một buồng nếu 2 máy có cùng chung một nhiệm vụ, có chung điều khiển và bảo vệ và chúng được coi như một tổ máy. MBA khô hoặc MBA nạp chất cách điện không cháy cho phép bố trí đến 6 cái trong một buồng nếu không ảnh hưởng đến điều kiện vận hành sửa chữa.

III.2.213. Khi đặt MBA trong nhà thì khoảng cách giữa phần nhô ra nhiều nhất của MBA (ở độ cao đến 1,9m tính từ sàn) đến:

III.2.214. Sàn của ngăn MBA dầu phải có độ dốc 2% về phía hố thu dầu.

III.2.215. Cửa (cổng) ngăn MBA cần phải thoả mãn các điều kiện ghi ở Điều III.2.99. Ngay sau cửa cho phép đặt thanh chắn (barie) ở độ cao 1,2m để đảm bảo an toàn khi quan sát MBA từ bên ngoài.

III.2.216. Trong ngăn MBA có thể lắp đặt dao cách ly, cầu chảy, cầu dao phụ tải, chống sét, cuộn dập hồ quang và thiết bị làm mát thuộc MBA đó.

III.2.217. Mỗi ngăn của MBA dầu phải có lối thoát riêng ra ngoài hoặc vào phòng lân cận có sàn, tường, vách ngăn không cháy, không chứa thiết bị hoặc vật liệu dễ cháy nổ.

III.2.218. Khoảng cách ngang từ cửa ra vào ngăn MBA của TBA liền nhà hoặc TBA trong nhà đến cửa sổ gần nhất hoặc cửa ra vào gần nhất của phòng không được nhỏ hơn 1m.

III.2.219. Hệ thống thông gió ngăn MBA phải đảm bảo thoát nhiệt do MBA tỏa ra (xem Điều III.2.108) và không được thông với hệ thống thông gió khác.

III.2.220. ống thông gió của ngăn MBA liền nhà có tường không cháy nhưng mái dễ cháy thì phải cách tường nhà ít nhất là 1,5m hoặc được bảo vệ bằng tường chắn không cháy cao hơn mái ít nhất 0,6m. Miệng ống thông gió trong trường hợp đó không cần bố trí cao hơn mái nhà.

III.2.221. MBA có bộ làm mát cưỡng bức phải có bộ tự động khởi động và dừng hệ thống làm mát. Phải tự động khởi động bộ làm mát theo nhiệt độ lớp dầu trên cùng hoặc nhiệt độ cuộn dây MBA và theo trị số dòng điện phụ tải MBA.

III.2.222. Bộ làm mát đặt bên ngoài MBA phải bố trí sao cho không cản trở việc chuyển MBA khỏi bệ móng và có thể tiến hành sửa chữa chúng khi MBA đang làm việc.

Luồng gió nóng của bộ làm mát này không được hướng vào thân MBA.

III.2.223. Khi bố trí các van của bộ làm mát MBA phải đảm bảo tiếp cận chúng thuận lợi. Bộ làm mát phải đảm bảo khả năng tháo rời khỏi MBA, khả năng tháo riêng từng bộ phận và khi vận chuyển MBA có thể không phải xả dầu ra khỏi bộ làm mát.

III.2.224. Đường ống dẫn dầu bên ngoài của bộ làm mát cưỡng bức phải làm bằng thép không gỉ hoặc vật liệu chịu ăn mòn. Bố trí ống dẫn dầu quanh MBA không được làm cản trở việc vận hành và bảo dưỡng MBA và bộ làm mát, và đảm bảo tốn ít công nhất khi chuyển MBA. Khi cần thiết, phải lắp sàn và thang để tiếp cận các van và quạt gió được thuận lợi.

III.2.225. Để kiểm tra bơm dầu và bơm nước của bộ làm mát cưỡng bức mỗi máy bơm phải lắp một áp kế. Nếu có lắp bộ lọc lưới thì áp kế phải lắp ở cả đầu vào và đầu ra của bộ lọc.

III.2.226. Bộ làm mát đặt bên ngoài kiểu đơn hoặc kép bố trí thành một hàng phải đặt chung trên cùng một bệ móng. Bộ làm mát kiểu nhóm có thể bố trí trực tiếp trên móng hoặc trên đường ray khi muốn vận chuyển trên bánh xe.

III.2.227. Cho phép đặt tủ điều khiển vào thân MBA nếu tủ chịu được rung của MBA.

III.2.228. MBA có bộ làm mát cưỡng bức phải trang bị tín hiệu báo khi hệ thống tuần hoàn dầu, nước làm mát, quạt gió bị ngừng hoặc báo đóng tự động bộ làm mát dự phòng hoặc nguồn điện dự phòng.

III.2.229. Các bình hấp thụ để làm sạch dầu MBA đặt ở bộ làm mát cưỡng bức phải đặt trong nhà nếu nhà chế tạo yêu cầu và có khả năng thay thế chất hấp thụ tại chỗ.

III.2.230. Phải trang bị bộ sấy bằng điện cho tủ truyền động của bộ điều chỉnh điện áp dưới tải.

III.2.231. Phải bảo vệ chống nắng cho các bao giãn nở chứa nitơ bảo vệ dầu MBA.

III.2.232. Để sửa chữa ruột MBA khi phần rút lên không nặng quá 25 tấn thì phải dự kiến khả năng nhấc vỏ hoặc ruột MBA bằng cần cẩu di động hoặc cột cổng hỗn hợp. Khi đó phải lưu ý biện pháp chuyển vỏ máy hoặc ruột máy và khả năng dùng lều che ruột máy. III.2.233. Tại TBA có MBA không tháo vỏ được mà có ruột máy nặng hơn 25 tấn, để sửa chữa MBA nếu không có khả năng dùng cẩu di động thì phải dự kiến biện pháp khác thích hợp.

III.2.234. Khi bố trí MBA ngoài trời dọc theo gian máy của nhà máy điện nên đảm bảo khả năng chuyển MBA đến khu vực sửa chữa mà không phải tháo MBA, tháo sứ đầu vào, tháo kết cấu đỡ thanh dẫn, cột cổng v.v.

III.2.235. Phải có đường cho xe cẩu hoặc các phương tiện cơ giới khác để tháo lắp, sửa chữa MBA tại vị trí lắp đặt chúng.

https://dienhathe.com


Điện Hạ Thế


Hotline: 0907 764 966 (Zalo) - Ms Nhung

email: [email protected]

Website: www.dienhathe.org

Điện Hạ Thế.com phân phối các sản phẩm thiết bị Điện Công Nghiệp, Biến Tần, Khởi Động Mềm,Phụ kiện tủ điện, dây cáp điện, ATS-Bộ Chuyển Nguồn Tự Động,Điện Dân Dụng,Tụ Bù, cuộn kháng, bộ điều khiển và các loại thiết bị tự động.:

Download Catalog sản phẩm, bảng giá thiết bị Điện Công Nghiệp tại : http://dienhathe.info

Related Posts:

Hệ thống sấy công nghệ bơm nhiệt (Heatpump)

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG Heatpump có nguyên lí hoạt động...

Kiểm tra tương đối độ chính xác của đồng hồ điện

Giá điện ngày càng tăng, tiền điện hàng tháng là...

lightning_stroke

Chất lượng điện năng : 03 Các hiện tượng giảm chất lượng điện năng (tt)

Bài trước chúng ta đã được biết các hiện tượng...