Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện – Chương 12, 13

Chương XII. TRẠM THỬ NGHIỆM VÀ PHÒNG THÍ NGHIỆM

Điều 115. Rào chắn, khoảng cách an toàn và nối đất

1. Nơi có điện áp từ 1000V trở lên trong trạm thử nghiệm hoặc phòng thí nghiệm phải được cách ly bằng rào chắn.

2. Khoảng cách từ phần dẫn điện của thiết bị thử nghiệm đến rào chắn cố định có nối đất không được nhỏ hơn khoảng cách được quy định dưới đây:

a) Đối với điện áp xung (trị số biên độ)

Điện áp (kV)

Khoảng cách (m)

Đến 100

0,5

Trên 100 đến 150

0,75

Trên 150 đến 400

1,0

Trên 400 đến 500

1,5

Trên 500 đến 1000

2,5

Trên 1000 đến 1500

4,0

Trên 1500 đến 2000

5,0

Trên 2000 đến 2500

6,0

 

b) Đối với điện áp tần số công nghiệp, điện áp hiệu dụng và điện một chiều:

Điện áp (kV)

Khoảng cách (m)

Đến 6

0,1

Trên 6 đến 10

0,2

Trên 10 đến 20

0,3

Trên 20 đến 50

0,5

Trên 50 đến 100

1,0

Trên 100 đến 250

1,5

Trên 250 đến 400

2,5

Trên 400 đến 800

4,0

Khoảng cách tới rào chắn tạm thời phải gấp hai lần trị số nêu trên.

3. Rào chắn cố định phải có chiều cao không nhỏ hơn 1,7m; rào chắn tạm thời có chiều cao không nhỏ hơn 1,2m. Kết cấu của rào chắn phải đảm bảo người không thể vô ý chạm phải phần có điện.

4. Cửa của rào chắn phải mở về phía ngoài hoặc đẩy sang bên cạnh. Khoá cửa phải là loại tự khoá và từ phía bên trong rào chắn có thể mở cửa không cần chìa khoá.

5. Có thể không cần khoá rào chắn của nơi thử nghiệm nằm trong trạm thử nghiệm, nếu người không có nhiệm vụ không thể đi tới khu vực này.

6. Rào chắn cố định phải có kết cấu sao cho chỉ khi dùng chìa khoá vặn hay dụng cụ đặc biệt thì mới có thể tháo rào chắn được. Chỉ cho phép đi vào phía trong rào chắn để kiểm tra máy biến áp nếu vỏ máy biến áp đó được nối đất và khoảng cách từ tán sứ dưới cùng của các sứ máy biến áp không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:

Điện áp (kV)

Khoảng cách (m)

Đến 10

1,5

Trên 10 đến 35

2,0

Trên 35 đến 110

2,5

7. Máy biến áp dùng thử nghiệm cách điện phải có máy cắt tự động cắt điện khi cách điện bị chọc thủng và phải có điện trở để hạn chế dòng điệnngắn mạch.

8. Tụ điện và máy biến điện đo lường dùng trong sơ đồ thử nghiệm đặt ở ngoài mặt bằng thử nghiệm đều phải có rào chắn.

9. Phải nối đất: các khung, vỏ, thân của các đối tượng cần thử nghiệm và thiết bị thử nghiệm, bàn thử nghiệm di động, khí cụ điện xách tay, rào chắn bằng kim loại, dụng cụ đo lường có vỏ kim loại. Nếu vỏ kim loại của dụng cụ đo không thể nối đất do điều kiện nào đó thì phải có rào chắn.

10. Trong sơ đồ máy phát xung và máy phát nối tầng điện một chiều phải đặt thiết bị tự động nối đất tất cả các tụ điện khi cắt điện khỏi các bộ nắn điện.

11. Thiết bị có điện dung lớn nếu không tham gia vào sơ đồ thử nghiệm nhưng đặt trong mặt bằng thử nghiệm, phải được nối tắt và nối đất.

Khi thử nghiệm sản phảm có điện dung lớn như tụ điện, cáp, mặt bằng thử nghiệm phải có thiết bị nối tắt và chập mạch sản phẩm cần thử với đất.

Khi kết thúc thử nghiệm, các tụ điện được đấu vào sơ đồ thử nghiệm phải được phóng điện và nối đất. Khi các tụ điện đấu nối tiếp phải phóng điện từng tụ điện. Phải phóng điện cho đến khi hết tia lửa.

Điều 116. Kiểm tra định kỳ thiết bị, dụng cụ thí nghiệm

Đơn vị quản lý vận hành trạm thử nghiệm, phòng thí nghiệm phải thực hiện kiểm định định kỳ các trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm. Các trang thiết bị không đạt yêu cầu sau kiểm định không được sử dụng.

Điều 117. Khẳng định mạch kiểm tra

1. Trước khi bắt đầu thí nghiệm, mạch thí nghiệm kết nối các dụng cụ thí nghiệm phải được kiểm tra khẳng định tính chính xác của sơ đồ thí nghiệm.

2. Chỉ được đặt và tháo các đối tượng cần thử nghiệm khi người chỉ huy trực tiếp cho phép.

3. Trước khi đấu sơ đồ thử nghiệm phải kiểm tra để ngăn ngừa điện áp ngược qua máy biến áp.

Điều 118. Thí nghiệm phóng điện

Trước khi thực hiện thí nghiệm có phóng điện, hoặc các thử nghiệm hay thí nghiệm khác có nguy cơ rủi ro, nhân viên phải thực hiện các biện pháp sau:

1. Phải chắc chắn không có người trong vùng nguy hiểm.

2. Phải chắc chắn không có người không có nhiệm vụ trong vùng làm việc.

3. Đặt tín hiệu cảnh báo và khoá hàng rào để ngăn chặn người không có nhiệm vụ xâm nhập vào khu vực thí nghiệm.

Điều 119. Tụ đấu mạch

1. Mạch cung cấp cho tụ đấu mạch phải có khí cụ đóng cắt, có chỗ hở mạch nhìn thấy được và đặt ở mạch sơ cấp của máy biến áp thử nghiệm.

2. Chỉ được đặt và tháo đối tượng cần thử khi người chỉ huy trực tiếp cho phép và sau khi đã cắt điện vào tụ đấu mạch.

Điều 120. Thí nghiệm độ bền cơ vật cách điện

Khi thử nghiệm độ bền cơ của vật cách điện (bằng gốm, thuỷ tinh, nhựa tổng hợp…) cấm người đứng ở gần nơi thử nghiệm. Phải có biện pháp đề phòng tai nạn cho nhân viên đơn vị công tác do các mảnh vụn bắn ra.

Điều 121. Đề phòng điện áp thử nghiệm

1. Để đề phòng điện áp thử ảnh hưởng điện áp công tác, phải đảm bảo khoảng cách giữa hai phần có điện áp đó như sau:

Điện áp định mức của thiết bị (kV)

Đến

10

15

20

35

Khoảng cách nhỏ nhất (cm)

15

20

25

50

2. Khi sử dụng xe thí nghiệm lưu động hoặc máy thử cố định, phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Máy thử phải được chia thành hai phần rõ ràng, một phần đặt các thiết bị dưới 1000V, có chỗ đứng cho người thao tác, còn phần kia đặt tất cả các thiết bị và dây dẫn điện áp từ 1000V trở lên;

b) Các thiết bị có điện áp từ 1000V trở lên phải được rào chắn cẩn thận để tránh người đến gần;

c) Cửa của các thiết bị điện áp trên 1000V phải có khoá liên động dùng tiếp điểm điện để khi mở cửa thì điện áp trên 1000V được cắt ra và có đèn báo khi phần thiết bị này có điện;

d) Mọi thiết bị điện áp dưới 1000V phải bố trí sao cho việc thao tác và kiểm tra được thuận tiện.

Chương XIII.TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 122. Trách nhiệm thực hiện

1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực, sử dụng điện căn cứ vào đặc thù của đơn vị có thể ban hành qui định hoặc hướng dẫn thực hiện các biện pháp cụ thể để bảo đảm an toàn khi thực hiện hoạt động điện lực, sử dụng điện của đơn vị mình nhưng không trái với Quy chuẩn này và các quy định khác của pháp luật.

2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực, sử dụng điện trên địa bàn tỉnh quản lý.

3. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp – Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này đối với các Sở Công Thương; các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực, sử dụng điện để sản xuất trên phạm vi cả nước.

4. Định kỳ, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực, sử dụng điện để sản xuất báo cáo công tác kỹ thuật an toàn điện về Sở Công Thương; Sở Công Thương tổng hợp báo cáo về Bộ Công Thương trước ngày 15 tháng 6 và tháng 12. Nội dung chính của báo cáo tập trung vào vấn đề kiểm tra trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động; tình hình sự cố; tình hình tai nạn điện và những bất thường khác.

Điều 123. Xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Công Thương để xem xét, giải quyết./.

PHỤ LỤC

MẪU PHIẾU CÔNG TÁC

 

TÊN ĐƠN VỊ CẤP PHIẾU

……………………..

PHIẾU CÔNG TÁC

Số:……….

 

1. Cấp cho:

1.1. Người lãnh đạo công việc (nếu có):……………………………………………………….

1.2. Người chỉ huy trực tiếp: ……………………………………………………………………….

1.3. Nhân viên đơn vị công tác: (ghi số luợng người)

1.4. Địa điểm công tác:………………………………………(1)……………………………………

1.5. Nội dung công tác:……………………………………….(2)…………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………

1.6. Thời gian theo kế hoạch:

– Bắt đầu công việc:……giờ ……phút, ngày…… tháng….. năm…………………………..

– Kết thúc công việc:……giờ ……phút, ngày…… tháng…… năm………………………….

1.7. Điều kiện tiến hành công việc (ghi rõ cắt điện một phần hay hoàn toàn thiết bị, đường dây, đoạn đường dây): ………………………..……………………………………………………….

Phiếu công tác cấp ngày … tháng … năm …

Người cấp phiếu

Họ và tên …………………………………chức vụ: ………………………………………..

Chữ ký: …………………………………………………………………………………………………….

2. Thủ tục cho phép công tác

2.1. Những thiết bị, đường dây, đoạn đường dây đã cắt điện: …….…(3)…………

2.2. Đã tiếp đất tại các vị trí: ………………………………………(4)…………………

2.3. Đã làm rào chắn và treo biển báo tại: ………………………(5)…………………

2.4. Phạm vi được phép làm việc: …………………….…………(6)…………………

2.5. Cảnh báo, chỉ dẫn cần thiết: …………………………………(7)…………………

2.6. Cho phép đơn vị công tác bắt đầu làm việc lúc …giờ … phút, ngày … tháng … năm

Người cho phép

Họ và tên ……………………………………chức vụ: …………………………………

Chữ ký: ……………………………………………………………………………………………………

3. Tiếp nhận nơi làm việc

3.1. Đã kiểm tra những biện pháp an toàn tại hiện trường: …………………………

3.2. Đã làm thêm các biện pháp an toàn và tiếp đất tại: ………(9)…………………

Bắt đầu tiến hành công việc lúc …giờ … phút, ngày … tháng … năm ….

Người lãnh đạo công việc ( nếu có)

Họ và tên ………………………………chức vụ: ……………………………………….

Chữ ký: …………………………………………………………………………………………………….

Người chỉ huy trực tiếp (ký và ghi họ tên)

Họ và tên …………………………………chức vụ: ………………………………………..

Chữ ký: …………………………………………………………………………………………………….

Người giám sát an toàn điện (ký và ghi họ tên – nếu có):

Họ và tên …………………………………chức vụ: ………………………………………..

Chữ ký: …………………………………………………………………………………………………….

4. Danh sách nhân viên đơn vị công tác( và thay đổi người nếu có)

STT

Họ, tên

Thời gian (giờ, ngày, tháng)

Ký tên

Đến làm việc

Rút khỏi

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5. Cho phép làm việc và kết thúc công tác hàng ngày, di chuyển nơi làm việc:

STT

Địa điểm công tác

Thời gian

(giờ, ngày, tháng)

Người chỉ huy trực tiếp

(ký hoặc ghi tên)

Người cho phép

(ký hoặc ghi tên)

Bắt đầu

Kết thúc

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

6. Kết thúc công tác:

6.1. Toàn bộ công tác đã kết thúc, dụng cụ đã thu dọn, người, tiếp đất và biện pháp an toàn do đơn vị công tác làm đã rút hết bảo đảm an toàn đóng điện. Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác trả lại nơi làm việc cho ông (bà) ……..………………………chức vụ …………………… đại diện đơn vị quản lý lúc …….giờ ….. ngày…….tháng….. năm……

Người chỉ huy trực tiếp (ký) …………

Người lãnh đạo công việc (ký – nếu có) …………………

6.2. Đã tiếp nhận và kiểm tra nơi làm việc, phiếu công tác đã khoá lúc … giờ … phút … ngày … tháng … năm …

Người cho phép (ký và ghi họ tên) ……………………………………………………………………..

Đã kiểm tra hoàn thành phiếu ngày…… tháng…… năm……

Người cấp phiếu (ký và ghi họ tên) ………………………

 

Ghi chú: Tuỳ theo tổ chức sản xuất và điều kiện thực tế, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực, sử dụng điện có thể ban hành hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Phiếu công tác nhưng không trái với quy định của Mẫu phiếu này.

https://dienhathe.com


Điện Hạ Thế


Hotline: 0907 764 966 (Zalo) - Ms Nhung

email: [email protected]

Website: www.dienhathe.org

Điện Hạ Thế.com phân phối các sản phẩm thiết bị Điện Công Nghiệp, Biến Tần, Khởi Động Mềm,Phụ kiện tủ điện, dây cáp điện, ATS-Bộ Chuyển Nguồn Tự Động,Điện Dân Dụng,Tụ Bù, cuộn kháng, bộ điều khiển và các loại thiết bị tự động.:

Download Catalog sản phẩm, bảng giá thiết bị Điện Công Nghiệp tại : http://dienhathe.info

Related Posts:

Những sự cố hay mắc phải khi dùng ổ cắm điện gia đình

Trong quá trình sử dụng các thiết bị trong hệ...

nha-may-schneider

Schneider Electric với nhà máy sản xuất thiết bị điện tại Việt Nam

Schneider Electric khánh thành nhà máy sản xuất thiết bị...

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện – Chương 9,10,11

Chương IX.ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI LÀM VIỆC GẦN ĐƯỜNG...