1500 Câu hỏi Nghành Điện | 19 – 2 Thử nghiệm điện

 

19 – 2 – 1
Hỏi: Khi tiến hành thử nghiệm chịu áp thiết bị điện, tại sao yêu cầu trị số chịu áp cao hơn trị số điện áp định mức?
Đáp: Thiết bị điện trước khi lắp đặt đều phải tiến hành một lần thử nghiệm chịu áp, mà trị số chịu áp của nó phải cao hơn trị số điện áp định mức của thiết bị. Đó là vì:
(1) Để bảo đảm thiết bị vận hành an toàn bình thường, trị số chịu áp của nó phải có hệ số an toàn.
(2) Thiết bị sử dụng dưới tần số công cộng xoay chiều thì trị số điện áp định mức là chỉ trị số hữu hiệu, còn trị số lớn nhất bằng 1.414 trị số hữu hiệu.
(3) Xét đến trị số quá áp thao tác và quá áp khí quyển sẽ rất cao. Vì thế, khi thử nghiệm chịu áp, trị số chịu áp của nó phải cao hơn điện áp định mức của thiết bị.

19 – 2 – 2
Hỏi: Khi thiết bị thực hiện thử nghiệm rò rỉ một chiều, lấy chỉnh lưu nửa sóng để thu được điện áp một chiều, nếu không lắp tụ lọc sóng, lần lượt dùng khe hở hình cầu ,vôn kế tĩnh điện và vôn kế nam châm vĩnh cửu để đo, trị số đo được có bằng nhau không?
Đáp: Khi mạch chỉnh lưu nửa sóng không lắp tụ lọc sóng (tức phụ tải thuần điện trở) thì mỗi chu kỳ hình sổng đầu ra của điện áp chỉ có nửa sóng, như thể hiện ở hình 19 – 1 – 2. Khi dùng khe hở hình cầu đo điện áp, khe hở hình cầu sẽ bị đánh thủng khi cường độ từ trường trị số đỉnh lớn nhất, điện áp đo được là trị số đỉnh nửa sóng đầu ra của dòng điện. Mô men quay của vôn kế tĩnh điện tỉ lệ thuận với bình phương trị số hữu hiệu của điện áp đưa đến giữa hai điện cực. Đo được là trị số hữu hiệu của nửa sóng đầu ra. Trị số đo được bằng vôn kế kiểu nam châm vĩnh cửu là trị số bình quân trong một chu kỳ điện áp đầu ra một chiều. Kết quả là: điện áp đo được bằng khe hở hình cầu lớn nhất, điện áp đo được bằng vôn kế kiểu nam châm vĩnh cửu nhỏ nhất.

19 – 2 – 3
Hỏi: Khi chuyển đổi dòng điện rò đo được dưới điện áp định mức của thiết bị thành điện trở cách điện, tương đối gần với trị số đo được bằng đồng hồ mê ga ôm, nhưng khi cao hơn điện áp định mức tương đối nhiều thì thường thường không thống nhất nữa. Tại sao?
Đáp: Cách điện của thiết bị cao áp ở trạng thái khô ráo và dưới điện áp làm việc định mức thì trị số dòng điện rò của nó tỉ lệ thuận với điện áp, vì điện trở cách điện lúc này là hằng số, nên dưới điều kiện phương pháp thí nghiệm và máy do chính xác, thì dòng điện rò đo dược đổi thành điện trở cách điện tương đối gần với trị số đo được bằng đồng hồ mê ga ôm. Nhưng khi diện áp thí nghiệm cao hơn tương đối nhiều so với điện áp định mức của sản phẩm thí nghiệm, do bề mặt cách điện thô ráp và dính bẩn khiến rò điện, ở phần đầu tăng lên rõ rệt theo đà tăng của điện áp; điện trở cách điện lúc này không còn là hằng số nữa, nên trị số điện trở cách điện đổi từ dòng điện rò ra sẽ thấp hơn trị số đo được bằng đồng hồ mê ga ôm.

19 – 2 – 4
Hỏi: Tại sao ống bọc tụ điện khi tiến hành thử nghiệm điện áp riêng lẻ thì đều tốt nhưng khi mấy cái cùng tiến hành thử nghiệm thì thường xảy ra đánh lửa?
Đáp: Sau khi máy biến áp thử nghiệm mang phụ tải tính chất điện dung, tỉ số biến đổi của nó sẽ thay đổi, điện áp bên cao áp sẽ cao hơn trị số chuyển đổi, mà phụ tải điện dung càng lớn thì sai số thay đổi cũng càng lớn.
Khi thử nghiệm ống bọc riêng lẻ, do phụ tải điện dung rất nhỏ, sự biến đổi tỉ số thay đổi rất nhỏ hoặc không thay đồi. Khi nhiều ống bọc cùng thử nghiệm, do phụ tải điện dung tăng lên, điện áp bên cao áp sẽ cao hơn nhiều trị số chuyển đổi. Nếu vẫn cho điện áp giống nhau vào bên thấp áp thì bên đo cao áp đã vượt quá trị số điện áp muốn cho vào, do đó xảy ra đánh lửa.

19 – 2 – 5
Hỏi: Thiết bị điện khi tiến hành thử nghiệm chịu áp tại sao không cho phép cho đủ điện áp một lần, mà khi kéo cầu dao cũng không cho phép cắt mạch điện khi đầy điện áp?
Đáp: Thiết bị điện làm thử nghiệm điện áp là thử nghiệm điện áp xoay chiều tần số công cộng (50Hz). Nó khác với thử nghiệm chịu áp xung kích. Nó yêu cầu khi cho điện áp không được đột ngột cho đủ điện áp, chỉ cho phép tăng áp từ từ, một mặt phòng ngừa làm hỏng cường độ cách điện vật thử do bị xung kích, mặt khác tránh cho thiết bị hoặc đồng hồ không bị xung kích.
Khi ngắt điện áp, để phòng ngừa năng lượng tích trữ của vật thử phản hồi gây hỏng thiết bị thí nghiệm và tai nạn về người, cho nên cũng không cho phép đột ngột cắt nguồn điện trong tình hình đầy áp, mà nên giảm áp xuống còn 1/3 trở xuống mới cắt mạch điện.

19 – 2 – 6
Hỏi: Trong nguồn điện thử nghiệm chịu áp một chiều như thể hiện ở hình 19 – 2 – 6, dùng đồng hồ A cổ độ nhạy điện áp một chiều tà 40000Ω/V và đồng hồ B với độ nhạy điện áp một chiều là 1000Ω/V lần lượt đo điện áp không tải của nó, kết quả đạt được khác nhau, điện áp mà đồng hồ A đo được gần bằng ba lần của đồng hồ B, nhưng điện áp mà hai đồng hồ đấu song song đo được lại giống nhau. Tại sao?
Đáp: Dòng điện khi không tải của mạch điện này là dòng điện chạy qua vôn kế. Do tụ lọc sóng chỉ có 5100p, khi độ lớn của phụ tải khác nhau, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến điện áp đầu ra sau khi lọc sóng của nó. Điện áp đầu ra một chiều có thể thay đổi trong (0.45 ~ 1.41)U2. Dòng diện phụ tải càng nhỏ thì điện áp đầu ra càng cao. Dòng điện tiêu hao của đồng hồ là A bằng 1/40 đồng hồ B, tức đồng hồ A đo được là trị số đỉnh (1.41U2) gần bằng điện áp chỉnh lưu nửa sóng – đồng hồ B đo được là gần bằng trị số bình quân (0.45U2) của điện áp chỉnh lưu nửa sóng. Nếu hai đồng hồ đấu song song để đo thì dòng điện phụ tải là tổng dòng điện tiêu hao của hai đồng hồ nên kết quả đo được giống với kết quả đo được của riêng đồng hồ B.

19 – 2 – 7
Hỏi: Tại sao điện cực thử nghiệm điện áp đánh thủng dầu cách điện, nói chung đều sử dụng điện cực hình tròn tấm phẳng? Liệu có thể sử dụng điện cực hình cầu hoặc hình kim?
Đáp: Điện trường sinh ra giữa điện cực hình tròn tấm phẳng là điện trường đều. Dưới tác dụng của điện trường đều có thể phát hiện một cách rất nhạy sự tồn tại của nước, sợi và các hạt nhỏ khác trong dầu, vì thế điện áp đánh thủng do được tương đối thấp, tức cũng dễ phát hiện khiếm khuyết của dầu cách điện, điện áp đánh thủng đo được cũng tương đối chính xác. Điện cực hình cầu và hình kim tạo ra không phải là điện trường đều, không có ưu điểm trên, do đó ngoài cơ quan nghiên cứu thí nghiệm ra, ở hiện trường nói chung không áp dụng.

19 – 2 – 8
Hỏi: Dùng một máy biến thế tăng áp dung lượng tương đối nhỏ tiến hành thử nghiệm chịu áp đối với biến thế dung lượng tương đối lớn, nếu khi do dung lượng không đủ nên nâng không lên được điện áp thì phải áp dụng biện pháp gì?
Đáp: Có thể đấu song song một cuộn dây điện kháng vào giữa dây cao áp với đất trong mạch thử nghiệm. Nói chung sử dụng cuộn dây cao áp của một biến thế khác, dùng điện cảm của nó để triệt tiêu một phần dòng điện điện dung làm giảm dòng điện đầu ra của bộ nâng áp, nhằm tiếp tục nâng cao điện áp thử nghiệm, nhưng phải chú ý cách điện của cuộn dây đấu song song phải không thấp hơn cấp cách điện của biến thế thử nghiệm.

19 – 2 – 9
Hỏi: Khi thực hiện thử nghiệm chịu áp thiết bị điện, tại sao không thể thay thế lẫn nhau giữa thử nghiệm chịu áp xoay chiều với thử nghiệm chịu áp một chiều?
Đáp: Bởi vì sự phân bố của điện áp xoay chiều, một chiều trong thiết bị điện không giống nhau. Khi thử nghiệm chịu áp một chiều, sự phân bố của điện áp một chiều trong lớp cách điện tỉ lệ thuận với điện trở cách điện, còn khi tiến hành thử nghiệm chịu áp xoay chiều thì điện áp xoay chiều tỉ lệ nghịch với điện dung phân bố cùng tồn tại với điện trở cách điện. Cho nên, thử nghiệm chịu áp xoay chiều, một chiều không thể thay thế lẫn nhau, nhưng thử nghiệm xoay chiều càng gần với tình hình thực tế thiết bị chịu quá áp trong vận hành, càng có thể phát hiện một cách hữu hiệu nhược điểm của cách điện.

19 – 2 – 10
Hỏi: Tại sao khi tiến hành thử nghiệm chịu áp một chiều đối với cáp điện, lõi cáp phải đấu với cực âm?
Đáp: Khi tiến hành thử nghiệm chịu áp đối với cáp điện, nếu lõi cáp đấu ở cực dương thì dòng điện sẽ từ lõi cáp chạy về cách điện và bọc chì, khi cách điện của cáp điện bị ẩm, có nước, do tác dụng có tính thẩm thấu của điện, nước sẽ di chuyển từ trong cách điện ra bọc chì theo chiều dòng điện rò, điều đó sẽ làm cho trị số dòng điện rò thử nghiệm thu được lệch nhỏ, khó mà thông qua thử nghiệm phát hiện ra khiếm khuyết. Lõi cáp đấu ở cực âm sẽ có thể tránh được nước từ trong cách điện di chuyển đến bọc chì, làm cho kết quả thử nghiệm chính xác, có khiếm khuyết là phát hiện được.
19 – 2 – 11
Hỏi: Khi tiến hành thử nghiệm dòng điện rò một chiều đối với cáp điện lực, tại sao trong khi đo, kim của đồng hồ A kế có lúc dao động có tính chu kỳ?
Đáp: Đồng hồ A kế một chiều sinh ra dao động có tính chu kỳ nếu không phải do các nhân tố đầu cuối của cáp điện bị bẩn hoặc nguồn điện thí nghiệm không ổn định thì chứng tỏ trong cách điện của cáp điện thử nghiệm có khiếm khuyết có tính chất khe lỗ cục bộ. Vì dưới điện áp cố định, khe hở của khe lỗ bị đánh thủng, dòng điện rò sẽ tăng, điện dung của cáp điện sẽ phóng điện qua khe hở bị đánh thủng, khi điện áp nạp của cáp điện giảm đến cách điện khe hở được khôi phục, dòng điện rò sẽ giảm theo, điện áp nạp của cáp diện lại dần dần lên cao, khiến khe hở lại bị đánh thủng phóng điện; sau đó cách điện khe hở lại được khôi phục. Cứ thế lặp đi lặp lại khiến A kế trong khi đo sinh ra hiện tượng dao động có tính chu kỳ.

19 – 2 – 12
Hỏi: Đối với két dầu mới tiến hành thử nghiệm chịu áp dầu cách điện, tại sao phải qua vài lần xử lý phóng điện mới có thể đo thử chính thức? Điện cực của nó tại sao còn phải mạ crôm?
Đáp: Đối với két dầu mới tiến hành thử nghiệm chịu áp dầu cách điện, nói chung đều phải qua vài lần xử lý phóng điện, đốt cháy các xơ bavia nhỏ trên bề mặt điện cực, đồng thời mục đích của việc đánh bóng mạ crôm bề mặt điện cực là duy trì độ bóng bề mặt. Như vậy có thể làm cho điện trường giữa điện cực tương đối đều, nâng cao điện áp đánh thủng khiến trị số đo thử tương đối chính xác.

19 – 2 – 13
Hỏi: Dùng quả cầu bằng đồng đo chịu áp, thường một quả cầu tiếp đất, một quả cầu đấu cao áp. Khi quả cầu cao áp là dương hoặc là âm, thì điện áp đánh thủng nào cao? Khi đo chịu áp tần số công cộng, tại sao nói chung đều bị đánh thủng khi ở bán chu kỳ âm?
Đáp: Khi sử dụng quả cầu bằng đồng đo cao áp, điện áp đánh thủng của quả cầu đối với quả cầu có hiệu ứng cực tính. Bởi vì khi cho điện áp vào quả cầu cao áp, phía trước quả cầu đồng cao áp sẽ sinh ra ion hóa rất yếu, khiến điện tích tích lũy ở không gian trước quả cầu, làm thay đổi điện trường vốn có, sinh ra hiệu ứng cực tính. Khi quả cầu cao áp là âm, điện tích không gian sẽ làm cho điện trường trước quả cầu âm tăng mạnh, kết quả điện áp đánh thủng giảm; khi quả cầu cao áp là cực dương, điện tích không gian sẽ làm yếu điện trường sát phía trước quả cầu dương, kết quả điện áp đánh thủng cao. Nên khi quả cầu cao áp là dương thì điện áp đánh thủng sẽ cao hơn khi quả cầu cao áp là âm. Vì thế, khi đo chịu áp tần số công cộng, nói chung đều bị đánh thủng ở bán chu kỳ âm tần số công cộng.

19 – 2 – 14
Hỏi: Trong “tiêu chuẩn thử nghiệm có tính chất dự phòng thiết bị điện” do Bộ thủy điện ban hành, tại sao phải tăng cường đo điện trở cách điện của ống bọc nhỏ ống trụ kiểu cao áp điện dung đối với mặt bích (đất)?
Đáp: ống bọc kiểu cao áp điện dung là do nhiều lớp linh kiện tụ điện nối tiếp mà thành, lớp cuối của lớp tụ điện có dây dẫn qua ống bọc nhỏ dẫn đến mặt bích (đất). Sau khi vận hành bị ẩm, do tỉ trọng của nước lớn hơn dầu cách điện, nên nước chìm xuống đáy hay lớp ngoài. Vì thế đo tình trạng cách điện của ống bọc nhỏ đối với mặt bích (đất) dễ phát hiện sự vào nước, bị ẩm của nó. Đồng thời, mức độ cách điện của ống bọc nhỏ tương đối thấp, không thể tiến hành thử nghiệm dòng điện rò và tổn hao môi chất với điện áp thí nghiệm cao hơn. Cho nên tăng cường đo thử nghiệm điện trở cách điện của ống bọc nhỏ đối với mặt bích có thể giám sát sự vào nước hút ẩm của nó, điện trở cách điện qui định của nó không nhỏ hơn 1000MΩ (sử dụng đồng hồ 2,5KV-MΩ)

19 – 2 – 15
Hỏi: Khi dùng cầu điện cao áp điện dung kiểu QS – 1 đo tang góc tổn hao môi chất tgδ của bộ hỗ cảm điện áp kiểu chuỗi trên 110kV, nếu trị số tgδ tương đối lớn, liệu có thể hiện cách điện bên trong bộ hỗ cảm có khiếm khuyết?
Đáp: Không phải. Bởi vì trên bộ hỗ cảm điện áp kiểu chuỗi trên 110 kV có tấm đấu dây thấp áp hoặc ống bọc nhỏ, vì thế khi dùng cầu điện cao áp điện dung kiểu QS – 1 để đo tgδ theo qui định thông thường, tức đã đưa vào tổn thất chất môi của tấm đấu dây hoặc ống bọc nhỏ, khiến ta số tgδ tương đối lớn.
Nếu áp dụng “phương pháp tự kích”, “phương pháp che chắn đầu cuối ” để đo hoặc tháo bỏ tấm đấu dây hoặc ống bọc nhỏ rồi tiến hành đo, như vậy sẽ có thể phân biệt ra là ảnh hưởng do tấm đấu dây hoặc ống bọc nhỏ gây nên, hay là cách điện bên trong bộ hỗ cảm có khiếm khuyết.

19 – 2 – 16
Hỏi: Tại sao khi đo tổn hao chất môi của ống bọc kiểu điện dung cao áp 110kV trở lên, vị trí đặt của ống bọc khác nhau, thông thường kết quả đo có sự sai lệch tương đối lớn?
Đáp: Khi đo tổn hao môi chất của ống bọc kiểu điện dung cao áp, do điện dung của vật thử nhỏ, khi vị trí đặt ống bọc khác nhau, do ảnh hưởng của điện cực cao áp và điện cực đo đối với trở kháng phân bố rải rác của khung giá, vật thể, vách tường quanh không hoàn toàn tiếp đất sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với kết quả đo thực tế ống bọc. Vị trí đặt khác nhau, thì các ảnh hưởng này cũng khác nhau, cho nên thường thường xuất hiện kết quả đo có tính phân tán lớn. Do đó đo tổn hao môi chất của ống bọc kiểu điện dung cao áp yêu cầu phải đặt thẳng đứng trên giá ống bọc có tiếp đất thích hợp để đo, chứ không nên đặt ống bọc ngang bằng hoặc dùng dây cách điện treo ở bất cứ góc nào để đo.

19 – 2 – 17
Hỏi: Tại sao khi thử nghiệm tgδ của kết cấu cách điện cao áp điện dung (ống bọc, tụ ghép, bộ hỗ cảm) nếu điều kiện cho phép, nói chung là đo đường cong quan hệ giữa tgδ với điện áp thí nghiệm U, chứ không phải đo trị số tgδ dưới một điện áp?
Đáp: Đường cong quan hệ giữa tgδ với điện áp thử nghiệm của kết cấu cách điện cao áp điện dung tgδ = f(U), khi khiếm khuyết cách điện khác nhau, đường cong của nó khác nhau. Khi có sự cố mang tính phóng điện và bị ẩm, cùng với U tăng lên, trị số tgδ nói chung cũng tăng lên; còn khi có tạp chất có tính ion, cùng với sự tăng lên của U, trị số tgδ lại giảm xuống. Vì thế, đo đường cong tgδ = f(U) có thể phản ánh một cách toàn diện khiếm khuyết cách điện của nó. Nếu chỉ đo tgδ dưới một điện áp (cao áp hoặc thấp áp) thì không thể giám sát được toàn diện khiếm khuyết cách điện của nó.

19 – 2 – 18
Hỏi: Tại sao khi nạp điện cho tụ điện điện giải dung lượng lớn, không thể trực tiếp dùng dây đồng để thử nghiệm phóng điện ngắn mạch?
Đáp: Tụ điện giải gồm màng nhôm cực dương, màng ôxýt môi chất, dung dịch điện giải, đệm lót, phiến mỏng dẫn ra và dây dẫn tạo thành. Lõi làm việc của nó làm bằng phương pháp cuộn, cho nên có lượng điện cảm nhất định. Điện dung lớn thì số vòng cuộn sẽ tương đối nhiều, điện cảm cũng tương đối lớn. Khi trực tiếp dùng dây đồng tiến hành thử nghiệm phóng điện ngắn mạch đối với tụ điện dung lượng lớn sẽ sinh ra thế điện động tự cảm EL trên điện cảm của chính tụ điện. Vì thế, độ lớn của EL phụ thuộc vào lượng điện cảm của cuộn dây L và tỉ số biến đổi của dòng điện (∆I/∆t); tức EL. : L.(∆I/∆t). Cho nên, lúc này tụ điện sẽ có hiện tượng dễ bị đánh thủng. Nói chung dùng một điện trở 50 ~ 100Ω để phóng thoát khiến nó phóng điện từ từ.

19 – 2 – 19
Hỏi: Khi bề mặt sứ ống bọc tụ điện 110kV trở lên bị ẩm, có thể tăng vòng che chắn để tiến hành thử nghiệm điện trở cách điện, nhưng khi dùng cầu điện kiểu QS-1 để đo tiêu hao điện môi (tgδ) lại không cho phép tăng thêm vòng che chắn để loại trừ ảnh hưởng bị ẩm bề mặt. Tại sao?
Đáp: Sau khi bề mặt ống bọc bằng sứ bị ẩm mà tiến hành thử nghiệm điện trở cách điện thì tăng vòng che chắn có thể loại bỏ được ảnh hưởng của dòng điện rò bề mặt. Khi dùng cầu điện kiểu QS – 1 để đo tgδ nếu tăng thêm vòng che chắn, do bề mặt bị ẩm khiến điện áp thí nghiệm phân bố bắt buộc theo diện trở bề mặt ống bọc bằng sứ, hình thành điện áp khác nhau ở chỗ cùng tiết diện ngang trong lõi ống bọc tụ điện và bề mặt ống bọc bằng sứ và làm cho trong đó có dòng điện điện dung chạy qua điện trở bề mặt ống bọc bằng sứ và vòng che chắn chạy vào mạch che chắn của cầu điện. Như vậy khi thử nghiệm dòng điện chạy vào nhánh đo của cầu điện bị phân dòng, khiến trị số đo trở nên nhỏ, thậm chí xuất hiện trị số âm. Vì thế không thể tiêu biểu cho tình hình cách điện thực tế của ống bọc thí nghiệm. Cho nên không thể lắp vòng che chắn. Nên áp dụng phương pháp bôi dầu Silic và xát nến để giải quyết ẩm bề mặt.

19 – 2 – 20
Hỏi: Tại sao khi đo dây đấu ngược của cầu điện Schering kiểu QS1, điện áp thử nghiệm không được vượt quá 10kV, còn khi đo dây đấu thuận chiều thì không có hạn chế này?
Đáp: Khi đo dây đấu ngược của cầu điện Schering kiểu QS1, điện áp nhánh cầu điện đối với đất là điện áp thử nghiệm. Còn điện áp làm việc của nhánh cầu khi thiết kế chế tạo là 10kV, cho nên khi đo dây đấu ngược, điện áp thử nghiệm không được vượt quá 10kV. Khi đo dây đấu thuận, điện áp của nhánh cầu điện đối với đất là sụt áp của nhánh cầu, trị số lớn nhất của nó không vượt quá 100V. Vì thế, chỉ khi có tụ điện tiêu chuẩn với điện áp tương ứng thì điện áp thử nghiệm có thể đưa đến điện áp thí nghiệm mà vật thử có thể chịu được, nói chung không vượt quá điện áp làm việc cho phép lớn nhất của thiết bị điện cao áp.

19 – 2 – 21
Hỏi: Khi tiến hành thử nghiệm chịu áp xoay chiều đối với lô cách điện bằng sứ tại sao phải xâu vào một vòng sứ nhỏ cách điện ở giữa dây dẫn cấp điện áp của mỗi sứ cách điện?
Đáp: Đó là nhằm trực quan, nhanh chóng kiểm tra ra cách điện bị đánh thủng. Do điện dung của vòng sứ nhỏ tương đối nhỏ, khoảng cách không khí của nó cũng rất nhỏ, dưới tác dụng của điện áp cao tần làm việc, khe hở không khí của vòng sứ sẽ nhanh chóng ion hóa, hình thành cột hồ quang, thông qua cột hồ quang dẫn cao áp đến từng cái cách điện. Khi cách điện thử đều tốt, khe hở trống bên trong vòng sứ là cột hồ quang ion hóa của dòng điện nhỏ, có màu trắng xanh; khi một cách điện nào đó bị đánh thủng, khe hở trống trong vòng sứ sẽ có dòng điệnngắn mạch tương đối lớn chạy qua. ánh sáng của hồ quang trong vòng sứ cũng biến theo thành màu đỏ, như vậy sẽ có thể căn cứ vào màu sắc của hồ quang trong vòng sứ để kiểm tra ra một cách nhanh chóng, tiện lợi sứ cách điện không đủ tiêu chuẩn.

19 – 2 – 22
Hỏi: Khi cách điện kiểu treo một phiến cho điện áp thử nghiệm tần số công cộng lần lượt ở trạng thái khô và trạng thái mưa ướt, loại nào điện áp đánh lửa thấp? Nếu cho điện áp thử nghiệm xung kích thì sẽ ra sao?
Đáp: Dưới tác dụng của điện áp tần số công cộng, thì điện áp đánh lửa của cách điện khi mưa ướt sẽ thấp hơn khi khô ráo. Đó là do dòng điện rò tương đối lớn của màng nước ở bề mặt cách điện làm nóng bề mặt ẩm, chỗ mật độ dòng điện rò cục bộ lớn khiến màng nước nóng lên, hong khô, sụt áp ở chỗ này tăng lên, từ đó dẫn đến phóng điện cục bộ, dẫn đến đánh lửa toàn bộ bề mặt, khiến điện áp đánh lửa sụt giảm. Do quá trình này phát triển chậm, mà thời gian tác dụng của điện áp xung kích sấm sét ngắn, cho nên ảnh hưởng của mưa ướt đối với điện áp đánh lửa của cách điện là rất nhỏ, do đó dưới tác dụng của điện áp xung kích, sự chênh lệch giữa điện áp đánh lửa ẩm ướt với điện áp đánh lửa của cách điện không lớn.

19 – 2 – 23
Hỏi: Khi đo dòng điện rò của bộ thu lôi (bộ tránh sét), tại sao không thể căn cứ vào trị số điện áp bên thấp áp của biến thế thử nghiệm để tính ra cao áp đầu ra một chiều mà phải nhất thiết trực tiếp đo hai đầu vật thí nghiệm bên cao áp?
Đáp: Bởi vì cao áp dẫn ra một chiều thu được sau khi qua chỉnh lưu nửa sóng, lọc sóng bằng tụ điện; đồng thời dòng điện rò còn sinh ra sụt áp trên điện trở bảo vệ. Cho nên dùng trị số điện áp bên thấp áp của biến thế thử nghiệm để tính ra cao áp dẫn ra một chiều sẽ sinh ra sai số tương đối lớn. Ngoài ra, đối với bộ thu lôi có điện trở song song, do đặc tính phi tuyến của điện trở song song, trị số điện áp đưa đến bộ thu lôi chỉ cần chênh lệch một tí sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với dòng điện rò, nếu điện áp chênh lệch 10% thì dòng điện rò có thể chênh lệch 30%. Vì thế trị số điện áp cao một chiều phải đo trực tiếp ở hai đầu vật thí nghiệm bên cao áp.

19 – 2 – 24
Hỏi: Tại sao trong tiêu chuẩn nhà nước mới lại lấy sai số âm của điện dung tụ ghép từ -10% trước đây lên -5%?
Đáp: Bởi vì tụ ghép là do nhiều linh kiện nối tiếp thành. Nguyên nhân chủ yếu sai số âm điện dung khi đo là do dầu thẩm thấu làm cho phần trên không dầu. Khi lượng dầu giảm, đầu cao áp bên trên dễ phóng điện gây ra sự cố nổ, đồng thời khi lượng điện dung giảm 5%, lượng dầu của nó giảm xuống không phải bằng 5% tổng lượng dầu mà là nhiều hơn. Vì thế, để nâng cao tính hữu hiệu của việc giám sát phải nâng sai số âm của lượng điện dung từ -10% của tiêu chuẩn bộ cơ khí số một trước đây lên -5% tiêu chuẩn quốc gia mới.

19 – 2 – 25
Hỏi: Hai cách đấu dây (a), (b) trong hình 19 – 2 – 25 để đo dòng diện rò của vật thử CX cách điện đối với đất, trong đó Ro là điện trở nước bảo vệ. Hỏi phương pháp đo nào chính xác?
Đáp: Đo theo cách đấu dây ở hình (a) chính xác. Bởi vì trong thử nghiệm, dòng điện rò của dây dẫn cao áp, bộ chỉnh lưu và giá đỡ cách điện của điện trở bảo vệ cùng dòng điện rò của bản thân biến thế đều trực tiếp chạy vào đầu tiếp đất của biến thế thử nghiệm. A kế đo được chỉ là dòng điện rò của vật thử nghiệm, do đó tương đối chuẩn xác. Nếu đấu dây theo hình (b) thì trong A kế ngoài dòng điện rò chạy qua vật thử nghiệm ra, các loại dòng điện rò của đầu cao áp cũng chạy qua A kế, khiến đọc của đồng hồ lệch lớn, nên không chính xác.

https://dienhathe.com


Điện Hạ Thế


Hotline: 0907 764 966 (Zalo) - Ms Nhung

email: [email protected]

Website: www.dienhathe.org

Điện Hạ Thế.com phân phối các sản phẩm thiết bị Điện Công Nghiệp, Biến Tần, Khởi Động Mềm,Phụ kiện tủ điện, dây cáp điện, ATS-Bộ Chuyển Nguồn Tự Động,Điện Dân Dụng,Tụ Bù, cuộn kháng, bộ điều khiển và các loại thiết bị tự động.:

Download Catalog sản phẩm, bảng giá thiết bị Điện Công Nghiệp tại : http://dienhathe.info

Related Posts:

he-thong-dien-dienhathe

1500 Câu hỏi Nghành Điện | 1 – 4 Điện và từ

1 –  4 – 1 Hỏi: Dây tải điện tại...

he-thong-dien-dienhathe

1500 Câu hỏi Nghành Điện | 3 – 9 Cầu chì

3 – 9 – 1 Hỏi: Có phải dây cầu...